Cây Cỏ Tranh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là bạch mao.

Tên khoa học Imperaia cylindrica Beauv.

Thuộc họ Lúa Poơceae (Gramineae).

Rễ cỏ tranh hay Bạch mao căn (Rhiioma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.

Mô tả cây

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hình bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bồng nhỏ phủ đầy lông nhỏ niểm, rất dài.

Mọc hoang ở khắc nơi Việt Nam.

Thành phần hóa học

Trong thân rễ có glucoza, fructoza và axit hữu cơ.

Công dụng và liều dùng

Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt tính ôn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.

Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thế. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.

Liếu dùng 10-40g dưới dạng thuốc sác.

Đơn thuốc có cỏ tranh

Chè lợi tiểu: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều. Mổi lần cân 50g pha thành 0,75 lít chia uống trong ngày vào lúc khát.

Trẻ em 6-14 tuổi, ngày cán 25g pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát.

Như thần thang (Thánh huệ phương) chữa phổi nóng, hen cò cử: Sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng vào sau bữa ăn.

Ma căn thang, chữa đái ra máu: Bạch mao căn, khương thán, thêm mật ong trắng, sắc uống.

Chú thích:

Lá non dùng cho trâu, bò, ngựa ăn rất tốt. Lá già dùng để lợp nhà.

Từ khóa » Cây Cỏ Xăng