Cỏ Tranh Và Công Dụng Làm Thực Phẩm Thuốc Của Lá, Hoa Và Rễ Cây ...
Có thể bạn quan tâm
Thay vì xem cỏ tranh như một loài cỏ dại, nhân dân nhiều vùng trên thế giới đã tận dụng các đặc tính của loài cỏ này để làm thức ăn, làm thuốc phục vụ cho đời sống hàng ngày.
Ở Việt Nam, những người đã từng sống qua thời Pháp thuộc chắc hẳn không ngạc nhiên về tình cảnh thiếu muối của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên thời kháng chiến. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người phải ăn tro cây cỏ tranh cho đỡ cơn thèm muối (vì tro đốt từ cỏ tranh có vị mặn).
Ngày nay, cỏ tranh mọc hoang ở khắp mọi nơi và trở thành cỏ dại. Nhắc đến cỏ tranh là người ta liên tưởng đến rễ tranh – một loại nước mát rất phổ biến hay nhà tranh – một kiểu nhà lá được bện từ cỏ tranh.
Là loài cỏ dại, có sức sống mạnh mẽ nên hoa cỏ tranh cũng mộc mạc, bình dã như chính cái phong cách của nó: giản dị mà giá trị. Nhìn đám lá xanh huơ trên mặt đất, có ai nghĩ rằng nó còn có những rễ ngọt dưới lòng sâu!
Công dụng của lá cỏ tranh
Cây cỏ tranh có tên khoa học là Imperata cylindrica, thuộc họ Lúa: Poaceae (1).
Ở nước ta, lá cỏ tranh chỉ được dùng làm thức ăn cho gia súc nhưng ở Iraq, một số người Hồi giáo đã từng dùng phần lá non mềm, có màu trắng xanh của cỏ tranh để làm thức ăn giúp ăn ngừa viêm loét. Thông thường, phần cỏ tranh non ấy được chế biến với củ hành tây hoặc trứng (theo Acta Societatis Botanicorum Poloniae) (2).
Mặt khác, lá cây cỏ tranh còn cho thấy tiềm năng làm thuốc đáng ghi nhận với các hoạt tính như:
- Hoạt tính chống ung thư: Kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất ethyl acetate từ phần thân lá cỏ tranh có tác dụng chống ung thư vú dòng BT – 549 và ung thư ruột kết dòng HT – 29 (nhờ chứa các hoạt chất như 2 – Methoxyestrone, 11, 16-Dihydroxypregn-4-ene-3, 20-dione và Tricin) (5).
- Hoạt tính bảo vệ gan: Theo tạp chí Pharmacognosy Magazine, trong phần thân lá của cây cỏ tranh còn chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ gan (6).
Công dụng của hoa cỏ tranh
Hoa cỏ tranh mọc thành cụm màu trắng và được phủ một lớp lông mềm. Theo phong tục Trung Hoa thời cổ đại, hễ cô gái nào hái hoa cỏ tranh tặng cho người khác giới thì có nghĩa là cô gái ấy đã có tình ý với người đó và muốn tiến tới hôn nhân (8). Trong Kinh thi, tác phẩm thơ ca sớm nhất cũng có bài thơ về cỏ tranh, đại ý rằng:
“Cỏ đồng nàng tặng cho ta
Thật là đẹp và lạ kỳ làm sao!
Sắc đẹp đó, chẳng phải sao
Chính nhờ nàng đã truyền vào cho hoa!” (9).
Theo y học cổ truyền thì hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính bình và có tác dụng cầm máu. Vì vậy, người ta còn dùng lớp bông mềm của hoa cỏ tranh để đắp lên vết thương thay cho bông gòn. Ngoài ra, uống nước sắc từ hoa cỏ tranh cũng có tác dụng cầm máu (từ 2 – 4 g), điều trị chảy máu cam và ho ra máu (từ 9 – 15 g) (10) (12). Ở Trung Quốc, hoa cỏ tranh cũng được dùng trong các trường hợp như chảy máu ngoài da, nghẹt mũi, thủy thũng, trúng độc… (11).
Công dụng của rễ cây cỏ tranh
Trước đây, xung quanh khu di tích địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) thường có nhiều người bày bán rễ tranh và hà thủ ô như một bài thuốc kết hợp giúp đen tóc và thanh mát cơ thể. Ngày nay, rễ tranh được bày bán phổ biến ở các chợ như một loại nguyên liệu làm nước mát. Và có thể nói, nước rễ tranh là một trong những thức uống được ưa thích nhất bởi vị ngọt tự nhiên và hương thơm nhẹ, rất dễ uống.
Trong y học cổ truyền, rễ tranh đã được dùng trong nhiều bài thuốc như:
- Ghẻ lở ở trẻ em: dùng một lượng rễ cỏ tranh vừa đủ, nấu lấy nước tắm.
- Giảm đau do bệnh lậu: sao vàng 12 – 40 g rễ rồi sắc lấy nước uống.
- Giúp lợi tiểu, điều trị tiểu buốt, tiểu rắt: sắc uống từ 12 – 40 g rễ.
- Điều trị tiểu ra máu: dùng 30 g rễ và 30 g xa tiền tử, sắc lấy nước và cho thêm chút đường rồi uống.
- Điều trị viêm thận cấp tính: dùng 60 – 120 g rễ còn tươi, sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Điều trị ho ra máu, vàng da, sốt gây khát nước: mỗi ngày dùng 12 – 40 g rễ sắc lấy nước uống.
- Điều trị chứng ợ hơi, buồn nôn khi ăn: dùng 28 g rễ cỏ tranh và 28 g rễ sậy (lô căn), sắc trong 800 ml nước đến khi nước rút đi một nửa thì chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Giải độc, làm mát cơ thể: dùng 12 – 40 g rễ nấu cùng với mía lau thành nước mát (hoặc kết hợp 50 g rễ tranh với 40 g râu bắp, 25 g mã đề và 5 g hoa cúc) (10) (12).
Tham khảo: Bạch mao căn, rễ cỏ tranh điều trị bệnh sỏi thận
Theo các kết quả nghiên cứu hiện đại, rễ cỏ tranh còn có các hoạt tính đáng chú ý khác như:
- Ngăn chặn kết tập tiểu cầu: Rễ cây cỏ tranh có chứa hoạt chất Imperanene giúp chống lại sự kết tập tiểu cầu trong máu. Vì vậy, dùng cỏ tranh thường xuyên với liều lượng hợp lý sẽ giúp hạn chế máu đông trong động mạch, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch (3) (4).
- Chống oxy hóa: Theo tạp chí International Journal of Research Pharmaceutical Sciences, chiết xuất methanolic từ rễ tranh còn có tác dụng chống oxy hóa (nhờ có các hợp chất tannins và phenolic) (7).
Những lưu ý khi dùng rễ tranh làm thuốc
- Nên xắt nhỏ rễ tranh để các hoạt chất được chiết xuất tốt hơn trong quá trình đun nấu.
- Mặc dù rễ tranh lành tính và tốt cho cơ thể nhưng cũng không nên lạm dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, rễ tranh có tính hàn nên phụ nữ mang thai không nên dùng (nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ hay lúc mệt mỏi).
- Đối với trẻ em, liều dùng các bài thuốc từ cỏ tranh nên giảm còn 2/ 3 so với liều người lớn (12).
▼ Nguồn tham khảo
- Cỏ tranh, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_tranh, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- The spring has arrived: traditional wild vegetables gathered by Yarsanis (Ahl-eHaqq) and Sunni Muslims in Western Hawraman, SE Kurdistan (Iraq), https://www.researchgate.net/publication/310449637_The_spring_has_arrived_Traditional_wild_vegetables_gathered_by_Yarsanis_Ahl-e_Haqq_and_Sunni_Muslims_in_Western_Hawraman_SE_Kurdistan_Iraq, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Imperanene, a Novel Phenolic Compound with Platelet Aggregation Inhibitory Activity from Imperata cylindricahttps://pubs.acs.org/doi/pdf/10.1021/np50115a022, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, https://suckhoedoisong.vn/than-trong-khi-su-dung-thuoc-khang-ket-tap-tieu-cau-n132936.html, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Identification and Growth Inhibitory Activity of the Chemical Constituents from Imperata Cylindrica Aerial Part Ethyl Acetate Extract, https://www.mdpi.com/1420-3049/23/7/1807/htm, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Chemical Composition and Hepato-protective activity of Imperata cylindrica Beauv, http://www.phcog.com/article.asp?issn=0973-1296;year=2009;volume=5;issue=17;spage=28;epage=36;aulast=Mohamed, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Quantitative estimation of tannins, phenols and antioxidant activity of methanolic extract of Imperata cylindrica, https://www.pharmascope.org/index.php/ijrps/article/view/1119, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- 白茅, http://www.a-hospital.com/w/白茅, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Tĩnh nữ 3, https://www.thivien.net/Kh%E1%BB%95ng-T%E1%BB%AD/T%C4%A9nh-n%E1%BB%AF-3/poem-1mkROCSp34HdV4qTBYuY1Q, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 151.
- 白茅, https://baike.baidu.com/item/白茅, ngày truy cập: 14/ 10/ 2019.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 515.
Từ khóa » Cây Cỏ Xăng
-
Cây Cỏ Tranh Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe
-
Rễ Cỏ Tranh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Rễ Cỏ Tranh - Vị Thuốc Thanh Nhiệt, Lợi Tiểu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Của Cỏ Tranh Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thuốc
-
Rễ Cỏ Tranh Hỗ Trợ điều Trị Viêm Thận Cấp - Báo Tuổi Trẻ
-
Cây Cỏ Tranh: Mô Tả, Đặc điểm Sinh Thái Và Tác Dụng Dược Lý
-
Cây Rễ Cỏ Tranh Có Tạc Dụng Lợi Tiểu, Mát Gan | Tuệ Linh
-
RỄ CÂY CỎ TRANH- CÔNG DỤNG DƯỢC LIỆU TUYỆT VỜI ít ...
-
Cây Cỏ Tranh
-
Cây Cỏ Tranh – Công Dụng Lợi Tiểu, Cầm Máu, Trị Viêm đường Tiết Niệu
-
Rễ Cỏ Tranh Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Chữa Bệnh ...
-
Cỏ Tranh – Wikipedia Tiếng Việt
-
20+ Tác Dụng Của Cây Cỏ Tranh – Phòng Trị Bệnh – Lưu ý Khi Dùng