Cây Cúc Tần Ấn Độ - Cách Trồng Và Chăm Sóc Đúng Cách

Cây Cúc Tần Ấn Độ là cây thuộc nhóm dây leo sống lâu năm dần dần hóa gỗ, cây mọc dài buông xuống tạo thành tấm mành thiên nhiên mềm mại, xanh mát. Tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông đến.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Cúc Tần Ấn Độ II. Đặc điểm của cây Cúc Tần Ấn Độ III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Cúc Tần Ấn Độ IV. Cách chăm sóc cây Cúc Tần Ấn Độ

I. Giới thiệu về cây Cúc Tần Ấn Độ

Tên thường gọi:Cây cúc tần Ấn độ
Tên gọi khác:Dây mành trúc, cây bạc đầu, dây dọi tên
Tên khoa học:Vernonia elliptica
Họ thực vật:Thuộc họ Cúc
Nguồn gốc xuất xứ:Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Màu sắc của hoa:Hoa có màu hồng nhạt
Cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ là một cây sống lâu năm

II. Đặc điểm của cây Cúc Tần Ấn Độ

  • Hình dáng bên ngoài: Cây cúc tần ấn độ là cây thuộc nhóm dây leo thân thảo lâu dần hóa gỗ.
  • Kích thước: Dây có chiều dài khoảng 4 – 20m
  • Lá: Lá cúc tần Ấn độ có hình oval thuôn dài, đuôi lá nhọn hoặc tù lá màu xanh đậm, cuống lá ngắn, mép phẳng không răng cưa. Lá cúc tần xanh mướt quanh năm và không bị rụng lá sinh lý vào mùa đông.
  • Hoa: Cúc tần Ấn Độ có hoa mọc theo chùm hình chùy. Mỗi hoa chia thành 5 cánh, tràng hoa mang màu hồng nhạt, dài từ 5 đến 6 mm. Chùm hoa bình thường dài từ 5-15cm tùy thuộc vào loại hoa to hay nhỏ. Nụ hoa cúc tần ấn độ thường có hình trứng, sau khi hoa nở tạo thành hình chuông thắt nhẹ ở đoạn giữa bông hoa.
  • Thân: Khi còn non thân cây có màu xanh nhạt và chuyển màu nâu khi trưởng thành, trên thân cây có nhiều lông mềm mịn màu xám trắng.
  • Cành: Cành và các nhánh của cây buông dài mềm mại, rủ xuống trông xa như dòng thác đang tuôn chảy.
  • Quả: Quả cúc tần có màu nâu nhạt, hình ngũ giác.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Cúc Tần Ấn Độ

1. Ý nghĩa của cây

Cây Cúc tần Ấn Độ sống tươi tốt lâu năm và không bị thay lá vào mùa đông. Do đó cây luôn đại diện cho sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, trường thọ. Vì thế bạn nên trồng loài cây này trong khuôn viên nhà để hưởng thụ những tinh hoa và ý nghĩa mà cây mang lại.

2. Tác dụng của cây

  • Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây Cúc tần thường trồng ở chân tường khi cây to sẽ phủ kín bề mặt tường, cổng nhà, quán cà phê… Giúp tạo bầu không khí trong lành, xanh mát.

Nếu trồng trong nhà, bạn nên trồng trên tầng cao, ban công tầng thượng cành nhánh cây rủ xuống tạo nên xanh trong nhà và đặc biệt tạo ra không gian riêng tư không bị làm phiền hay quấy rối.

Ngoài ra cây còn được trồng ở khu công viên, khu đô thị, các khu công nghiệp…Giúp che chắn và lọc bụi bẩn làm cho không khí thoáng sạch hơn.

  • Tác dụng khác

Ở nơi đô thị ồn ào nhiều xe cộ gây phát thải nhiều khí độc hại, nên trồng cây cúc tần ấn độ để lọc bụi và các khí thải độc hại làm cho không khí bớt ô nhiễm hơn.

Ngoài ra cây cúc tần ấn độ còn là tấm mành từ thiên nhiên có tác dụng chống nắng nóng của mùa hè và che chắn gió vào mùa đông rất hiệu quả.

Tìm hiểu về cây cúc tần ấn độ
Cây Cúc tần thường giúp tạo bầu không khí trong lành, xanh mát..

IV. Cách chăm sóc cây Cúc Tần Ấn Độ

Cây Cúc tần Ấn Độ có sức sống mạnh mẽ, chịu khô hạn, chịu nắng nóng, chịu úng rất tốt. Vì vậy cây rất dễ trồng và chăm sóc, nhưng cũng phải tuân theo quy trình nhất định.

1. Cách trồng cây

Chọn giống: Cây cúc tần ấn độ được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn cành bánh tẻ to vừa phải sau đó cắt cành thành đoạn ngắn khoảng 30cm. Ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 15 phút trước khi trồng.

Đất trồng: Cây cúc tần không kén chọn đất, cây phát triển tốt trên mọi loại đất kể cả chất đất khô cằn sỏi đá, nghèo dinh dưỡng nhất. Để cây sinh trưởng tốt nhất nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhất.

Cách trồng: Nếu trồng trong chậu, cho một lớp sỏi hoặc xốp vào đáy chậu để giúp thoát nước tốt rồi cho đất vào ⅓ chậu. Sau đó lót phân vi sinh trộn đều với đất rồi cắm 2 – 3 cành cúc tần vào chậu. Cuối cùng dải một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm cho đất.

2. Cách chăm sóc

Ánh sáng: Cây cúc tần Ấn Độ chịu được nhiệt khá lớn, do đó có thể trồng hoặc đặt chậu cây hoàn toàn ở nơi ánh nắng trực tiếp, cả nơi bóng râm hoặc nơi chỉ có ánh nắng chiếu đến.

Nhiệt độ: Cây Cúc tần có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết, nắng nóng hay nhiệt độ thấp khoảng 8 – 10 độ C cây vẫn sinh trưởng tốt và không bị rụng lá.

Độ ẩm: Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây ưa môi trường ẩm nhưng độ ẩm thấp dưới 40% cây cũng vẫn chịu được. Cây sinh trưởng tốt nhất ở độ ẩm từ 70 – 90 %.

Đất trồng: Cây cúc tần không kén chọn đất, cây phát triển tốt trên mọi loại đất kể cả chất đất khô cằn sỏi đá, nghèo dinh dưỡng nhất.

Tưới nước: Sau khi trồng cây cúc tần phải được tưới ngay để đất và cành giâm luôn ẩm, tránh héo cành vào mùa nắng gắt.

Tưới đều đặn ít nhất mỗi ngày một lần vào mùa hè, khi mùa đông tưới ít hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt.

Bón phân: Khi cây cúc tần ra lớp mầm đầu tiên nên bón thúc bằng các loại phân thường dùng cho cây cảnh có thể dùng lân N-P-K (10-5-5) để bón. một năm nên bón 2 – 3 lần phân cho cây đủ dinh dưỡng để phát triển tốt.

Nếu có phân chuồng hoai mục, nên bón 1 – 2 lần/năm để cây có đủ dinh dưỡng để phát triển tốt nhất, giúp lá to, nhánh dài, leo cao hơn.

Cây cúc tần ấn độ rất dễ trồng lại dễ chăm sóc, chỉ cần bạn đam mê cây cảnh là bạn đã chọn cho mình loại cây trồng thích hợp với không gian ngôi nhà của bạn. Hãy chọn cây này nhé vì cây luôn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà và rất có lợi cho sức khỏe của bạn.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cây Cúc Tần Có Trồng Trong Nhà được Không