Cây Cúc Tần ấn độ - Phương Garden
Có thể bạn quan tâm
Thông tin mô tả Cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ
Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để giảm nhiệt độ xung quanh nhà bạn, khi nhiệt độ ngày càng tăng khiến không khí trong nhà bạn ngột ngạt. Một giải pháp tuyệt vời cùng với những lợi ích bất ngờ của cây cúc tần ấn độ khi bạn lựa chọn trồng làm cây che phủ bề mặt tường nhà, mang một mảng xanh lớn chống nắng làm cho không gian trở nên mát mẽ mà và trong lành hơn.
Cây cúc tần ấn độ thuộc dạng cây dây rũ được ưa chuộng nhiều như hiện nay, với khả năng dễ sinh trưởng và phát triển, cây dễ dàng chăm sóc lại đem đến không gian xanh cho ngôi nhà. Không gian quán cà phê, nhà hàng, khu biệt thự, khu du lịch, khu chung cư… rất phù hợp trồng cây cúc tần ấn độ, cây trồng rũ xuống độc đáo, mát mẻ và còn rất đẹp.
Cùng Phương Garden tìm hiểu những đặc điểm của cây để bạn hiểu hơn và biết được cách chăm sóc cơ bản giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt ở bài viết dưới đây nhé.
Cây cúc tần ấn độ có tên khoa học là Vernonia elliptica, cây thuộc họ cúc mọc rũ xuống.
Ngoài tên gọi đó cây còn được gọi với tên là dây leo cúc tần ấn độ, dây cúc tần ấn độ, dây mành túc.
Cây có nguồn gốc từ ấn độ, nhằm phân biệt với các loại dây rũ khác và tạo nên nét riêng của vùng đất này nên được gọi với tên là cây cúc tần ấn độ.
Những đặc điểm hình thái của cây
Thân cây: Là loại dây leo thân gỗ nhỏ, mọc bui và sống lâu năm phát triển dài đến 30m, thân cây màu xanh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh rất đẹp.
Lá cây: Cây có lá nhỏ dài từ 3-10cm, lá xanh quanh năm, lá mọc ra từ thân, mọc xum xuê phủ xanh về mặt.
Hoa: Cây có hoa nhỏ xinh, đối với cây trồng lâu năm cây sẽ ra hoa, hoa cây cúc tần ấn độ rất nhỏ đôi khi chúng ra khó nhìn thấy.
Cây thường mọc rũ xuống, bạn nên trồng cây ở vị trí cao như sân thượng, ban công, tường rào trồng cho cây rũ xuống một thời gian cây sẽ phủ xanh bề mặt.
Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần ấn độ
Hướng dẫn bạn cách trồng cây cúc tần ấn độ vào chậu làm cây dây rũ
Chuẩn bị đất trồng: Cây thích hợp trồng với nhiều loại đất khác nhau, dễ sống. Nếu bạn trồng cây vào chậu thì nên trộn chung phân hữu với đất để trồng cây.
Trồng cây: Muốn trồng cây cho rũ xuống thì phải chọn những vị trí cao. Trồng cây vào chậu sau đó đặt chậu ở ban công, sân thượng hoặc bồn cây trên cao nhằm giúp cây rũ dài xuống bên dưới, cây có thể chịu được ánh nắng chiếu trực tiếng, và chịu được khí hậu nóng nên bạn đặt cây ở vị trí nào cũng được tuỳ vào không gian của bạn.
Chăm sóc: Với tốc độ sinh trưởng nhanh của cây cúc tần, bạn nên quan tâm đến chế độ phân bón, 1 tháng cung cấp phân hữu cơ cho cây từ 1-2 lần, tầm 2 tháng trộn thêm 2gr phân NPK để bón thêm cho cây, giúp cây đẻ nhiều nhánh và lá cây sinh trưởng tốt không bị vàng lá.
Tưới nước: Cây cần chế độ nước tưới trung bình, cây lúc mới trồng bạn nên tưới thường xuyên ít nhất 1 ngày 1 lần. Khi cây bắt đầu ra cây mới lúc này bộ rễ đã ổn định thì bạn có thể giảm số lần tưới, tuỳ vào thời tiết khi nào bạn thấy đất khô thì tưới nước cho cây.
Công dụng
Với một số công dụng được rất nhiều người biết đến là khả năng che nắng, làm giảm nhiệt độ rất hiệu quả. Ngoài ra cây còn được chọn mọc thành hàng rào rất đẹp và lạ mắt.
Cây xanh không những mang lại cảm giác trong lành mà còn làm cho không gian bạn hoà vào thiên nhiên, mang lại không gian xanh mát tuyệt vời.
Cách nhân giống
Cây sinh trưởng và phát triển khoẻ, việc nhân giống cây lại cực kì đơn giản bằng phương pháp giâm cành.
Cắt dây cúc tần thành những đoạn dài tầm 30-50cm, nhúng một đầu vào thuốc kích rễ N3m tầm 12-15 phút, sau đó để ráo rồi giâm vào đất, bạn nên giâm vào khu vực bóng râm để cho rễ cây phát triển nhanh hơn, cây có tỷ lệ sống cao hơn.
Giải đáp thắc mắc đối với cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ có độc không?
Với những bạn có nhu cầu trồng cây xanh trang trí trong khuôn viên nhà, thường quan tâm đến độ độc của cây để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Bạn biết đấy, cây cúc tần ấn độ là loại cây có hàm lượng độc tố thấp, vô tình ăn phải nếu nặng có thể bị ngứa và nôn mữa. Đây là loại cây dây rũ, mọc xa tầm với trẻ nhỏ nên bạn yên tâm khi chọn trồng cho không gian nhà mình nhé.
Cây cúc tần ấn độ có sâu không?
Được biết đến là cây trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại tấn công. Thỉnh thoảng bạn nên dọn lá vàng quanh gốc, cắt tỉa cây gọn gàng thông thoáng, giúp cây khoẻ mạnh hơn.
Nguyên nhân cây cúc tần ấn độ bị vàng lá?
Cũng có thể là cây thiếu nước và thừa nước, lúc mới trồng cây hay bị váng lá, bởi vậy trong thời gian sau trồng 1 tháng bạn nên quan tâm cây, điều chỉnh chế độ tưới nước thích hợp hơn.
Có nên trồng cây cúc tần ấn độ?
Cây có đặc điểm vượt trội hơn so với những cây dây rũ khác là rễ cây không bám vào tường nhà, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà. Ngoài ra cây dễ cắt tỉa và chăm sóc lại còn làm không gian bạn trở nên mát mẻ và không khí trong lành hơn. Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn chọn cây cúc tần ấn độ để trồng cho không gian của mình rồi.
Tại Phương Garden cung cấp số lượng lớn cây cúc tần ấn độ, thường xuyên cung cấp tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Giá bán cây cúc tần ấn độ tuỳ theo thời điểm chênh lệch từ 25.000-45.000đ.
Từ khóa » Cây Cúc Tần Có Trồng Trong Nhà được Không
-
Những Thông Tin Về Dây Cúc Tần ấn độ Không Thể Bỏ Qua
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ: Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc, Mua ở đâu?
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Cúc Tần ấn độ: 6 Câu Hỏi Về Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ - Cách Trồng Và Chăm Sóc Đúng Cách
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ: Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
-
Cách Chăm Sóc Cây Cúc Tần ấn độ- Phong Thủy Ngôi Nhà 2021
-
Cúc Tần ấn độ Cây Dây Leo Khỏe, Leo Nhanh Dễ Trồng - Hoa đẹp
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ Và Cách Trồng để Cây Phát Triển Tốt - Vina Vườn
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC TẦN ẤN ĐỘ XANH TỐT ...
-
Tất Tần Tật Về Cúc Tần Ấn Độ - Cách Chăm Sóc Và Nhân Giống Cây ...
-
Cúc Tần Ấn Độ - Cây Siêu Leo Chống Nắng, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ Hợp Với Mệnh Nào?
-
Cây Cúc Tần ấn độ Và Những đặc điểm Phong Thủy Nổi Bật
-
Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Cây Cúc Tần Ấn Độ - Mẹo Hay Cuộc Sống