Cây đa
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên khoa học: Ficus elastica Roxb, đa búp đỏ, bồ đề (đom pur): Ficus religiosa L. đa nhiều rễ: Ficus macrophylla; đa tròn lá: Ficus benghalensis L.
Đều thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Mô tả cây
Cây đa
Nhiều loài đa được dùng:
Cây đa búp đỏ (Ficus eỉastỉca Roxb) là cây gỗ to, cao, thân nhiều nhánh. Lá hình bầu dục, hơi dài, to dày, gân phụ nổi rõ. Búp đỏ của cầy đa là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng và khi lá nở ra thì rụng xuống. Toàn cây có nhựa mủ chứa chất cao su, trong tế bào lá có chứa tinh thể canxi cacbonat gọi là nang thạch.
Cây đa bồ đề-còn gọi là cây đề (Fìcus relìgiosa L.) cũng là cây to, rễ phụ từ các cành to mọc đâm xuống dưới đất, có cuống lá mảnh, có lá hình thoi, hơi giống hình tim ở phía gốc, thu hẹp thành như một cái đuôi ở phía ngọn. Thường trồng lấy bóng mát ở đình chùa.
Đa nhiều rẽ (Ficus macrophylla) có lá to hơn, nhiều rẽ, đa tròn lá (Ficus benghalensis) có lá hơi tròn.
Phân bố, thu hái và chế biến
Thường đưựoc trồng khắp nơi lấy bóng mát. Người ta dùng tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Dùng toàn rễ nghĩa là cả lõi và rễ. Tươi hay sao cho khô đều được. Không phải chế biến gì khác.
Tác dụng dược lý
Năm 1960, Bộ môn dược lý Trường đại học y khoa Hà Nội (Tạp chí đông y 95, 1968 77-84) nghiên cứu tua rẽ một loại cây đa trên thực nghiệm (114 thí nghiệm) trên 22 thỏ, 2 chó, 2 mèo, 30 ếch và lâm sàng đã đi tới một số kếí luận sau đáy:
Dung dịch tua rễ đa tươi 100% tiêm tĩnh mạch 2ml/kg thể trọng làm tăng tiết niệu 316,66% so với thỏ chỉ uống nước lã ấm và tiết niệu bình thường hoặc 142% so với lô thỏ đối chứng tiêm nước muối sinh lý với liều lượng tương đương 2ml/kg.
Uống cũng có tác dụng lợi niệu: 138%.
Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm tăng bài tiết ion kali và ion natri trong nước tiểu.
Dung dịch tua rẻ đa tươi có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ và thoáng qua trên mèo, không ảnh hưởng đến huyết áp của chó, thỏ; làm tăng co bóp tim ếch cô lập, với liều cao làm tăng trương lực và co bóp các cơ trơn của tử cung và ruột.
Dung dịch tua rễ đa uống ít độc, thỏ uống với liều 30g/kg, trong 5 ngày liền không có những biến đổi rõ rệt về thể trạng toàn thân, Riêng số bạch cầu hơi tăng.
Thành phần hóa học
Trong tua rễ đa có những đa phenol dẫn xuất của flavon, một ít axit amin một ít tanin và muối kali, natri.
Nhựa mủ đa bồ đề có 85% nhựa 12% cao su. Vỏ thân đa bồ đề có tanin.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân Việt Nam dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng liền trong vòng 7-10 ngày.
Vỏ và cành thân cây đa bồ đề được dùng thay vỏ khi ăn tráu. Tại Ấn Độ, dịch ép (giã nát, vát lấy nước) lá đa bồ để tươi được dùng chữa đi ngoài, thổ tả với liều cách hai giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa, và đi ngoài.
Từ khóa » Cây đa Là Rễ Gì
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây đa - Báo Khuyến Nông
-
Cây Cam Và Cây đa Thuộc Rễ Gì? - Phan Thiện Hải
-
Cây Cam Và Cây đa Thuộc Rễ Gì?trong Cây Cam, Cây đa. Cây Nào Là Rễ ...
-
Đa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây đa: đặc điểm, Phân Loại Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây đa
-
Trong Cây Cam, Cây đa. Cây Nào Là Rễ Cọc? GIÚP MK VỚI - Hoc24
-
Đa Nhiều Rễ - Y Dược Tinh Hoa
-
Đặc điểm Và Cách Trồng Cây đa, Hình ảnh Cây Đa - Cây Cảnh Store
-
Cây đa: Nguồn Gốc, đặc điểm, Công Dụng, ý Nghĩa Và Cách Trồng
-
Cây đa Có Những Công Dụng Gì đặc điểm Chi Tiết Của Nó
-
Em Hãy Nêu Các Nhóm Cây Rễ Cọc, Rễ Chùm, Cây Lâu Năm, Cây Một ...
-
Cây đa, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây đa