Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây đa - Báo Khuyến Nông

20

Cây đa được xem như là biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai còn là biểu tượng của thần linh và tâm linh của con người. Hình ảnh của cây đa gắn liền với đời sống con người Việt nam . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại cây này nhé!

Cây đa là gì?

Cây đa, tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.

Cây đa là gì?

Cây đa là gì?

Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.

Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó

Đặc điểm của cây đa

Cây đa nhiều người thường nhầm với cây sanh tuy nhiên trên thực tế thì hai loại này cùng chi nhưng có tên khoa học khác nhau hoàn toàn. Cây đa có phương thức sinh trưởng và phát triển khá đặc biệt. Chúng bắt đầu sự sống từ việc trồng từ hạt. Hạt có thể sống trên các loại cây khác ( giá thể). Sau đó khi cây phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ tự phát triển các tua rễ khí từ cành cây. Các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng vươn chạm xuống đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp ghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.

Đặc điểm của cây đa

Đặc điểm của cây đa

Với đặc tính này cho phép một cây có thể vươn tỏa ra một diện tích rất rộng đến vài trăm mét trong tự nhiên. Trên thực tế người ta tìm thấy cây đa lớn nhất ở ấn Độ có đường kính tán lên đến 800m xung quanh thân chính của nó.

Cây đa có hệ lá to bản hình bầu dục dài và có gân bên dưới mặt lá. Lá màu xanh bên trong có chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat và được gọi là nang thạch. Búp cây mọc ở ngọn thường rụng sớm và bao bọc lấy chồi tận cùng. Khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.

Trong họ nhà đa có khá nhiều loại khác nhau như đa trơn, đa búp đỏ, đa đàng vv. Về nguồn gốc xuất xứ thì hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo nhiều người cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ nơi có phật giáo bắt nguồn. Có quan điểm lại cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của Châu Á.

Phân bố

Nguồn gốc : Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m (khoảng 2.000 ft), đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998)thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.

Phân bố toàn cầu : Cây đa được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt trên Trái Đất (Riffle 1998).

Tại Mỹ, nó có mặt tại Miami (Florida), Hawaii. Cây đa đầu tiên tại Mỹ đã được Edison trồng tại Fort Myers (Florida).

Tại Úc, nó được tìm thấy mọc hoang ở khu vực đông bắc và trung tâm Queensland (Chew 1989, PIER 2000). PIER (2000) còn thông báo là nó được trồng ở Samoa, quần đảo Bắc Mariana, Guam, Fiji, Polynesia và Kiribati.

Tác dụng của cây đa

Ở nước ta hình ảnh cây đa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân. Chúng được trồng nhiều ở nhiều đình, chùa hoặc đầu làng. Hầu như ở địa phương nào cũng có những cây đa cổ thụ nằm bên cạnh các di tích. Người ta quan niệm rằng cây đa cổ thụ biểu trưng cho sự trường tồn, sức dẻo dai và dũng mãnh để bảo vệ người dân làng khỏi giông tố và mang lại vẻ bình yên.

Tác dụng của cây đa

Tác dụng của cây đa

Với đặc tính này cho phép một cây có thể vươn tỏa ra một diện tích rất rộng đến vài trăm mét trong tự nhiên. Trên thực tế người ta tìm thấy cây đa lớn nhất ở ấn Độ có đường kính tán lên đến 800m xung quanh thân chính của nó.

Cây đa có hệ lá to bản hình bầu dục dài và có gân bên dưới mặt lá. Lá màu xanh bên trong có chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat và được gọi là nang thạch. Búp cây mọc ở ngọn thường rụng sớm và bao bọc lấy chồi tận cùng. Khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.

Trong họ nhà đa có khá nhiều loại khác nhau như đa trơn, đa búp đỏ, đa đàng vv. Về nguồn gốc xuất xứ thì hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo nhiều người cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ nơi có phật giáo bắt nguồn. Có quan điểm lại cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của Châu Á.

Cách trồng và chăm sóc cây đa

Cách trồng và chăm sóc cây đa

Cách trồng và chăm sóc cây đa

Điều kiện sinh thái của cây đa

Ánh sáng: Cây đa thích điều kiện nhiều ánh sáng. Chúng phát triển mạnh mẽ nơi đủ sáng và nếu trồng nơi thiếu sáng cây không caovaf lá thẫm màu hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm: Cây đa thích nhiệt độ không quá lạnh, thường từ 24-32 độ là hợp lý. Độ ẩm cao cây sẽ phát triển mạnh.

Đất trồng đa; Cây đa có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất thịt, đất mùn cho tới đất bị nhiễm mặn cây cũng phát triển xanh tốt.

Chăm sóc cây đa

Chăm sóc cây đa

Chăm sóc cây đa

Khi trồng bạn tiến hành trồng với loại đất bao gồm đất thịt, than bùn và cát to. Đa sinh trưởng nhanh và mạnh nên cứ 2 năm thay chậu một lần cho cây vào cuối mùa xuân.

Cây đa dễ trồng không mất quá nhiều công chăm sóc. Sau khi trồng trong đất một thời gian cây phát triển cao khoảng mét rưỡi bạn tiến hành tỉa thưa cây để trồng. Do là cây cổ thụ nên trồng mật độ khoảng cách nên rộng rãi. Thời tiết khắc nghiệt cây cũng sinh trưởng và phát triển được. Cây đa trồng cảnh có thể sống được gần như hoàn toàn trong nước.

Định kì hàng năm cắt tỉa cho cây đa. Khi còn bé thân cây khá dễ uốn và tạo dáng. Bạn có thể dùng kìm và dây cuốn để tạo dáng cho cây. Khi cây đã tạo được dáng cố định bạn tiến hành dùng kéo tỉa bớt lá khô héo, lá già chỉ để lại lá cây xanh tốt để nuôi.

Bón phân cho cây

Trong thời gian sinh trưởng bạn tiến hành bón phân cho cây sau khoảng 20 ngày từ mùa xuân tới mùa thu. Các cây lớn hơn thì định kì 2 tháng bón cho cây một lần. Phân có thể là phân chuồng hoai mục, phân NPK hòa vào nước tưới quanh gốc cây.

Tuy sinh trưởng mạnh mẽ nhưng cây đa cũng khá nhạy cảm với điều kiện thay đổi về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột cây có thể bị rụng lá và phát triển kém. Vào mùa đông bạn cần chuyển cây ra nơi ấm áp có nhiều ánh sáng để cây không bị lạnh. Tưới nước định kì để cây điều hòa nhiệt độ được tốt hơn.

Xem thêm: Cây hoa tường vi – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc Hoa tường vi

Hình ảnh cây đa qua bài hát

Bài hát lý cây đa

Trèo lên quán dốc, ngồi gốc ôi a cây đa Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi lới ôi a cây đa Ai xui ôi a tính tang tình rằng Cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi lới ôi a cây đa

Chẻ tre đan nón, kìa nón ôi tằm ba tằm Rằng tôi lí ôi tằm ba tằm, rằng tôi lới ôi tằm ba tằm Ai xui ôi a tính tang tình rằng Cho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm Rằng tôi lí ôi a tháng Giêng, rằng tôi lới ôi a tháng Giêng

Vải nâu may áo, kìa áo ôi a năm tà Rằng tôi lí ôi viền năm tà, rằng tôi lới ôi viền năm tà Ai xui ôi a tính tang tình rằng Cho cô nàng mặc xem hội cái đêm trăng rằm Rằng tôi lí ôi viền năm tà, rằng tôi lới ôi viền năm tà

Trèo lên quán dốc, ngồi gốc ôi a cây đa Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi lới ôi a cây đa Ai xui ôi a tính tang tình rằng Cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi lới ôi a cây đa

Gặp anh em cũng, em cũng ôi a muốn qua Rằng tôi lí ôi a muốn qua, rằng tôi lới ôi a muốn qua Đứng bên ôi a tính tang tình rằng Bên kia hàng rào xem hội cái đêm trăng rằm Chồng em lí ôi a ngó sang, rằng tôi lới ôi a ngó sang

Chồng em đang đứng, đang đứng ôi a ngó sang Rằng tôi lí ôi a ngó sang, rằng tôi lới ôi a ngó sang Em đây ôi à gái ngoan thật thà Đoan trang mặn mà, xem hội chứ ko la đà Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi lới ôi a cây đa

Bài hát cây đa quán dốc

Cùng nhau trèo lên quán dốc lốc ca lốc cốc tìm gốc cây đa…

Nghỉ chân têm ba miếng trầu gối đầu tay không để ngắm sao trời

Nhà ai có con chim khách lách ca lách cách tìm đến chim kêu

Rằng a có ba cô nàng má đỏ môi hồng chúm chím đồng tiền

Hỏi cây đa sao vắng gió mỗi khi đêm về tang tính tình tang

Gốc đa nghiêng bóng đầu làng nối dây tơ hồng để ai ngóng trông

Rằng ai đi qua quán dốc nhớ chân quay về têm miếng trầu cay

Gốc đa soi bóng từng ngày đợi ai ai chờ đợi ai…

Cây đa chờ mắt em buồn tang tình tang tính tình tang

Cây đa buồn mắt em chờ tang tình tang tính tình tang…

Bài hát bên gốc cây đa

Trung thu, ánh trăng rằm lấp lánh sân nhà em.

Vui ghê, bên hạt dưa có bánh dẻo, bánh nướng

Bà em ngồi kể chuyện ngày xưa, có chú Cuội, chị Hằng

Bay tới cung trăng.

Ở trên đó, có gì vui chị Hằng Nga ơi?

Ở trên đó, có buồn không chú Cuội ơi?

Mà bỏ trâu ăn lúa, chú ngồi một mình bên gốc cây đa.

Hình ảnh cây đa qua những bài thơ

Bài thơ cây đa – Tác giả Trần Đăng Khoa

Làng em có cây đa

Bên mương nước giữa đồng

Lá xanh dòng nước bạc

Biển lúa vàng mênh mông

Cây đa gọi gió đến

Cây đa vẫy chim về

Đa mỗi ngày một lớn

Và nuôi thêm nhiều ve

Dưới bóng đa, con trâu

Thong thả nhai hương lúa

Đủng đỉnh đàn bò về

Lông hồng như đốm lửa

Trưa nắng lóe trên đầu

Các bác làm nghỉ mát

Vòm đa rì rào xanh

Ve kêu, muôn lá quạt…

Cây đa đầu làng – Tác giả Anh Vũ

Cây khế cuối vườn hoa tím lâm tâm Thu chưa đến cành hồng còn dấu quả Sen nở cánh sáng mặt đầm mùa hạ Bưởi vấn vương hương quyện quanh nhà

Cây chuối cây cam gốc mít cây na Lá bàng lợp góc sân trường tuổi nhỏ Anh ngắt tặng em một chùm hoa phượng đỏ Sắc nguyên lành biết nói chuyện riêng tư

Mỗi nhành hoa cây lá mỗi mùa Thành kỷ niệm cho đôi người thương mến Trăm thứ cây chỉ một cây người người thường đến Đa đầu làng mát rợp lóng quê hương

Con Sẻ xù lô lo con Vạc đầm sương Rối rít Cả Cương, Chào Mào Di Đá Mùa trái chín kênh kênh về nhặt quả Trâu trong lòng nhai cỏ gốc đa xanh.

Cây đa đầu làng dầu chỉ của em anh Cái buổi ban đầu trăng chờ trăng đợi Ơi cây đa đêm rễ trên cành làm tuổi Lá rì rào vẫn hát khúc mùa xuân.

Đỡ chặng đường dài ai chẳng dừng chân Lúa nặng nắng vàng đôi vai đón gió Bầu bạn cùng cây là bầy trẻ nhỏ Nhớ những ngày tan học nhặt búp đa

Soi mặt vào cây là những người già Máu người chết kết hoa sao tỏa sáng Đa chói ngời bóng hình người cộng sản Buổi giặc càn bốn anh ngã nơi đây

Con Chìa Vôi làm tổ trên cây Ve lột vỏ, Sáo ra ràng tập hót Người trong làng lấy cây làm hẹn ước Cây đa là nút lạt buộc yêu thương

Mấy lớp gái trai khoác súng lên đường Tíu tít làng thôn mắt chào tay vẫy Ngã ba đường làng cây đa đứng mãi Giục giã người đi, chờ đón ngày về…

Nghe rào rào gió nổi khắp làng quê.

Kết

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây đa. Với những đặc điểm nổi bật, ý nghĩa tốt đẹp và cách trồng, chăm sóc đơn giản, cây đa là một lựa chọn tuyệt vời để trồng ở sân vườn, công viên hay các khu vực công cộng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Từ khóa » Cây đa Là Rễ Gì