Cây Dâm Bụt Có Công Dụng Chữa Bệnh Gì? Hiệu Quả Ra Sao?

Cây Dâm Bụt hay còn gọi là cây Râm Bụt là loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam, và chắc hẳn những bông hoa Dâm Bụt tuyệt đẹp đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân Việt. Dâm Bụt không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn là một vị thuốc được đánh giá cao về công dụng điều trị bệnh.

Vậy cây Râm Bụt có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cây Dâm Bụt trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây Dâm Bụt

Cây Dâm Bụt

Cây Dâm Bụt có tên khoa học là Hibiscus rosa – sinensis L, thuộc họ bông hoặc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae). Tại Việt Nam loại cây này có nhiều tên gọi khác nhau như: Râm Bụt, Hoa Dâng Bụt, Hồng Bụt, Bông Lồng Đèn, Bông Bụt, cây Bông Bụp, Mộc Cẩn, Phù Tang, Co Ngần (tên gọi theo dân tộc Thái), Bioóc ngàn (tên gọi theo người Tày), Phầy quấy phiằng (tên gọi theo người Dao),…

Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật cây hoa Dâm Bụt được lai tạo thành nhiều màu sắc khác nhau.

Vậy nên Dâm Bụt được nhiều người trồng để là cây cảnh trang trí trong sân vườn, nhà, ban công,…

Mô tả cây hoa Dâm Bụt

Cây Dâm Bụt có nguồn gốc ở Đông Á, đây là loại cây nhỏ có đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Cây có chiều cao từ 1 m – 2 m. Các cây nhỡ cao từ 4m – 6m.
  • Lá đơn hình bầu dục, nhọn ở đầu, tròn ở gốc, mọc cách và có lá kèm, phiến lá mỏng có khía răng cưa.
  • Hoa Dâm Bụt màu đỏ khá lớn mọc ở nách lá, có từ 6 – 7 mảnh đài nhỏ hình sợi, đài hợp màu xanh dài gấp 2 – 3 lần đài nhỏ. Tràng hoa có 5 cánh, nhiều nhị hoa tập hơn trên một trụ đài, bầu hình nón hoặc hình trụ. Mua hoa vào tháng 5 – tháng 7.
  • Quả nang hình tròn, có chứa nhiều hạt.

Ở nước ta mọi người thường trồng cây Dâm bụt làm hàng rào sân, vườn, công viên, hoặc làm cây cảnh.

Thu hái và bảo quản dược liệu Dâm Bụt

Bộ phần dùng làm thuốc trên cây Dâm Bụt là: lá tươi, vỏ rễ và hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng dần dần.

  • Rễ và lá Dâm Bụt có thể thu hái quanh năm.
  • Hoa Dâm Bụt có thể thu hái vào mùa hè, tháng 5 – 7.
Hình ảnh hoa Râm Bụt

Thành phần trong cây Dâm Bụt

Trong một số các nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong hoa cây Dâm Bụt có chứa các thành phần gồm: thiamin, niacin, riboflavin, acid ascorbic, chất antoxyanozit và chất nhầy.

Tác dụng của cây Dâm Bụt đối với sức khỏe

Trong Đông Y thì cây hoa Râm Bụt được gọi là thuốc Mộc Cận có vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc.

  • Vỏ rễ của cây Râm Bụt có vị ngọt, tính bình giúp điều kinh, tiêu viêm và chống ho. Ngoài ra rễ cây Dâm Bụt còn được dừng để chữa viêm tuyến mang tai, viên khí quản, viêm kết mạc cấp, viêm cổ tử cung, Bạch đới, viêm cổ tử cung.
  • Tác dụng của lá Râm Bụt và hoa Râm Bụt – có tính bình, vị ngọt có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, cố tinh, sát trùng, chỉ huyết, kiết lỵ, ghẻ lở, mộng tinh, mụn nhọt, đái hạ, lợi niệu và tiêu thũng, khó ngủ, đi tiểu vàng,…

Những bài thuốc trị bệnh từ Cây Dâm Bụt

Dưới đây sẽ là một số gợi ý về các bài thuốc trị liệu bệnh từ cây Râm Bụt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Các bài thuốc từ hoa và lá Dâm Bụt

Bài 1 – Trị mụn nhọt đang mưng mủ:

  • Cách 1: Dùng lá và hoa Dâm bụt tươi đem giã với một ít muối cho nát ra rồi đắp lên những nốt mụn nhọt đang mưng mủ. Đến khi thuốc khô lại thì thay mới sẽ giúp mụn nhọt đỡ nhức và vỡ mủ ra.
  • Cách 2: Dùng 50g hoa Dâm Bụt + 50g lá Trầu Không + 50g lá Thồm Lồm tươi, đem giã nát rồi đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ, đau nhức.
Cây Dâm Bụt
Trị bệnh bằng hoa và lá cây Dâm bụt.

Bài 2 – Trị bệnh quai bị:

  • Dùng khoảng 30g đến 40g lá cây dâm bụt + 5 đến 10 củ hành giã nhỏ + nước sôi để nguội. Sau đó gạn lấy nước cốt để uống và lấy bã đắp lên chỗ sưng quai bị, rồi dùng băng cố định lại. Thực hiện vài lần liên tục từ 3 ngày  -5 ngày là chữa khỏi bệnh quai bị.

Bài 3 – Điều trị mất ngủ, khó ngủ hồi hội, nước tiểu vàng bằng Hoa Dâm Bụt:

  • Cách 1: Dùng hoa Dâm Bụt phơi trong bóng mát cho khô. Sau đó đem hoa khô hãm với nước sôi để uống trong ngày hoặc uống vào buổi chiều và buổi tối thay trà. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ cải thiện chứng mất ngủ rõ rệt.
  • Cách 2: Dùng 30 gam hoa Dâm Bụt + 30 gam Gỗ Vang + 3 lát Gừng đem sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này cũng giúp chữa đau đầu, chóng mặt cho phụ nữ mới sinh đẻ.

Bài 4 – Hoa Dâm Bụt chữa sỏi thận:

  • Dùng 30 gam hoa tươi + vài hạt muối hột, đem giã nát và thêm 100 ml nước sôi để nguội vào sau đó vắt lấy nước để uống. Sử dụng liên tục trong 1 tháng, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài 5 – Chữa tiểu đường tuýp 2 bằng hoa Râm Bụt:

  • Mỗi ngày ăn 1 hoa chưa nở vào lúc sáng sớm trước khi ăn sáng. Sử dụng liên tục trong 45 ngày và kiểm tra lượng đường huyết, nếu chưa ổn định tốt thì tiếp tục sử dụng.
Cây Dâm Bụt
Búp hoa cây Dâm Bụt.

Bài 6 – Giảm cân bằng trà hoa Dâm Bụt:

  • Sử dụng trà hoa Dâm Bụt thường xuyên sau mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm hấp thụ lượng carbohydrate (tinh bột), giúp giảm cân hiệu quả cho người thừa cân.
  • Ngoài ra trà hoa Dâm Bụt còn có công dụng giúp: tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngừa nhiễm trùng bàng quang, chống táo bón, kích thích mọc tóc,…

Bài 7 – Lá Dâm Bụt chữa chân bị đau nhức, co cứng khó đi lại:

  • Dùng lá cây Dâm bụt, lá Si, lá Đào, lá Mận và lá Thài Lài Tía, mối loại 30 gam đem thái nhỏ, phơi khô. Sau đó lấy sao qua rồi đem ngâm với một ít rượu dùng để xoa bóp hằng ngày.

Bài 8 – Chữa bệnh tràng nhạc (hạch cổ):

  • Dùng 10 gam lá Dâm Bụt tươi, 10 gam lá hoặc quả cây Ngoi tươi, 20 gam vỏ rễ cây gạo tươi. Đem tất cả giã nát với một ít muối, sau đó thêm nước vo gạo đặc vào cho xâm xấp với hỗn hợp, rồi đem đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc sền sệt lại. Để thuốc nguội và đem đắp rồi rồi băng cố định, dùng mỗi ngày 1 lần.
  • Chữa tràng nhạc hay hạch ở cổ: Lá dâm bụt 10 gam, lá hoặc quả cây ngoi 10 gam, vỏ rễ cây gạo 20 gam; tất cả đều dùng tươi, giã nhỏ với ít muối, đổ nước vo gạo đặc vào cho ngập xâm xấp. Sau đó đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc sền sệt. Để nguội, đem đắp và băng. Ngày làm 1 lần.

Bài 9 – Chữa mộng tinh, đái buốt:

  • Cách 1: Dùng 30 gam hoa Dâm Bụt + 30 gam lá bạch đồng nữ + 30 gam thài lài tía, đem giã nhỏ và thêm nước đun sôi để nguội và rồi gạn lấy nước để uống 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Dùng 30 gam hoa Dâm Bụt +  3 cái gương Sen cắt nhỏ ra và sắc với nước để uống.
Cây Dâm Bụt
Uống trà hoa Dâm Bụt rất tốt cho sức khỏe.
  • Cách 3: Dùng hoa Dâm Bụt, lá Dâm Bụt, lá bấn hoa trắng (bạch đồng nữ), mã đề, thài lài tía, mỗi thứ bằng nhau (khoảng 50g là được) đem sắc lấy nước uống.

Bài 10 – Chữa kiết lỵ bằng hoa Dâm Bụt:

  • Dùng 10 hoa Dâm Bụt bỏ cuống đem hấp chung với 1 thìa nhỏ đường, nên hấp trong nồi cơm. Khi cơm chín có thể lấy bát thuốc ra để ăn, bài thuốc này không có độc, áp dụng được cho cả người lớn và trẻ em.
  • Chữa hiệu quả các chứng như: đau quặn bụng, mót đại tiện nhiều lần trong ngày, đi phân nhầy như nước mũi hoặc có màu máu cá.

Bài 11 – Chữa trúng thử cấm khẩu bằng lá Dâm Bụt:

  • Dùng lá Dâm Bụt tươi đem giã nát với một ít muối rồi vắt lấy nước uống.

Bài 12 – Chữa chứng đái buốt, đái đỏ

  • Dùng lá Râm Bụt tươi, Thài Lài Tía, cỏ Mã Đề mỗi thứ 1 nắm đem giã nhỏ, trộn với nước đun sôi để nguội, rồi vắt lấy nước cốt uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài 13 – Chữa bệnh khí hư (bạch đới) ở phụ nữ:

  • Dùng 1 nắm lá Dâm Bụt + 1 nắm lá Bấn (bạch Đồng Nữ) đem sắc nước uống thay trà trong ngày.

Các bài thuốc trị bệnh bằng vỏ rễ cây Dâm Bụt

Bài 1 – Rễ Dâm Bụt trị các bệnh đường ruột:

  • Cách 1: Dùng từ 8 gam đến 12 gam vỏ rễ Dâm Bụt phơi khô sắc thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày để chữa các bệnh như: Viêm niêm mạc dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện ra máu, mụn nhọt, lở ngứa, mộng tinh, mất ngủ.
  • Cách 2: Dùng 50 gam vỏ thân cây Dâm Bụt tươi (hoặc 20 gam khô) + 50 gam búp hoặc lá táo chua (táo ta) tươi (hoặc 20 gam khô) + 8 gam lát Gừng tươi + 8 gam Trần Bì, đem tất cả thái nhỏ, sao vàng (trừ Gừng), hạ thổ. Sau đó đem tất cả sắc lấy nước chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Giúp chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi, đại tiện ra mủ, máu hiệu quả.
  • Cách 3 – Chữa viêm kết mạc cấp: Dùng 30 gam rễ dâm bụt sắc uống trong ngày.

Bài 2 – Chữa khí hư, chứng kinh không đều, kinh nhiều và rong kinh ở phụ nữ:

  • Dùng 30 gam vỏ rễ Râm Bụt thái nhỏ, đem sắc uống trong ngày. Có thể kết hợp nấu chung với 30 gam lá huyết dụ. Dùng liên tục từ 5 ngày đến 7 ngày.
Chữa bệnh bằng cây hoa Dâm Bụt.
Chữa bệnh bằng cây hoa Dâm Bụt.

Bài 3 – Chữa chàm ở mặt:

  • Sử dụng 50 gam vỏ thân cây Dâm Bụt + 10 quả Bồ Kết bỏ hạt + 20 gam Gừng tươi thái nhỏ. Đem tất cả đi sắc cho đến khi đặc sền sệt, sau đó để nguội và bôi lên vết chàm mỗi ngày 2 lần.

Bài 4 – Chữa tiêu viêm tiết niệu:

  • Có thể dùng vỏ cây, vỏ rễ cây, lá hoặc hoa Dâm Bụt đều được. Đem sắc uống trong ngày giúp tiêu viêm tiết niệu và điều hòa kinh nguyệt.

Bài 5 – Chữa viêm kết mạc cấp:

  • Sử dụng 30 gam rễ Râm Bụt sắc uống để chữa bệnh viêm kết mạc cấp.

Một số lưu ý khi sử dụng cây Dâm Bụt

Khi sử dụng cây Râm Bụt cần lưu ý phân biệt với cây Dâm Bụt Tây hay còn gọi là Dâm Bụt Dấm – loại cây có hoa màu đỏ tía (cấu trúc hoa khác với hoa Dâm Bụt ta, phân biệt được khi nhìn gần) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Vì loại cây này đã được du nhập vào nước ta, tuy nó cũng có nhiều lợi ích tốt nhưng không phải là dược liệu điều trị các chứng bệnh được nói ở trên.

Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ Cây Dâm Bụt chất lượng

Với những cách thức điều trị bệnh vừa hiệu quả, đơn giản lại dễ thực hiện từ cây Dâm Bụt, chúng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người quan tâm để tìm kiếm hoặc mua loại dược phẩm này.

Cây Dâm Bụt
Khi bạn muốn sử dụng các sản phẩm chữa bệnh từ Dâm Bụt thì nên chọn các địa chỉ uy tín, chất lượng để mua.

Bạn có thể đến nhà thuốc Apharma để mua dược liệu từ cây Dâm Bụt và các dược liệu thảo dược từ thiên nhiên khác. Đây là tiệm thuốc của Công ty cp dược phẩm Apharma – Nơi cung cấp dịch vụ chất lượng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Hãy đến với Apharma để được mua sản phẩm chất lượng và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, đúng cách các bài thuốc từ cây Dâm Bụt, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì những công dụng kỳ diệu mà nó mang lại cho sức khỏe đấy!

Rate this post

Từ khóa » Cây Lá Râm