Thuốc Từ Cây Râm Bụt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Râm bụt là loại cây gỗ nhỏ thường cao 1-2m. Thân hình trụ tròn, nhẵn, nâu xám. Lá mọc so le, cuống dài, hình bầu dục, gốc tròn, mép có răng cưa to, đầu nhọn. Lá kèm hình chỉ dài và nhọn. Hoa to mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống dài, tràng có 5 cánh mỏng rời nhau màu đỏ (hoặc vàng, hồng tùy theo giống). Nhị nhiều dính liền nhau bởi chỉ nhị rất dài vượt ra ngoài tràng. Bầu hình nón. Quả nang tròn chứa nhiều hạt.
Râm bụt có nhiều giống cho hoa đẹp đa dạng về hình thái và màu sắc hoa (đỏ, vàng, hồng). Râm bụt thường dáng hoa cong. Râm bụt kép dáng hoa thẳng, nhiều cành. Râm bụt hoa nhỏ, hoa mọc rủ cánh hoa nguyên không bao giờ xòe. Râm bụt xẻ hoa buông thõng. Cây được trồng bằng phương pháp giâm cành. Cây ưa sáng, chịu hạn không chịu úng, ít sâu bệnh.
Theo y học hiện đại, hoa râm bụt chứa flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin, diglucosid, cyanidin, sophorosid, glucosid, alcaloid I và II, vitamin: B1, B2, C, beta caroten, chất nhầy...
Lá râm bụt chứa beta - sitosterol, caroten, chất nhầy, ester của acid acetic...
Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi, vỏ rễ, hoa (lá và rễ thu hái quanh năm).
Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: hái lá tươi hoặc hoa tươi, giã nát đắp rồi băng lại (khi khô thì thay thuốc mới).
Chữa quai bị: Lá tươi 50g hành 5-6 củ: giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi nguội, gạn lấy nước uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.
Chữa sỏi thận (sỏi canxi): Hoa tươi 30g thêm vài hạt muối, giã nát vắt nước (thêm 100ml nước sôi nguội vào bã để vắt cho kiệt) để uống. Ngày uống 2 lần liên tục 1 tháng.
Chữa đái tháo đường type 2: Hàng ngày ăn 1 hoa chưa nở vào sáng sớm trước khi ăn sáng. Dùng đều như vậy 45 ngày kiểm tra lượng đường/máu, nếu chưa đạt yêu cầu lại tiếp tục liệu trình sau.
Hoa râm bụt giảm nguy cơ bệnh thấp tim.
Hoa phơi trong râm (âm can) cho khô:
Chữa mất ngủ: Lấy 5-10g hãm nước uống thay trà vào buổi chiều và tối.
Giảm cân: Uống trà hoa râm bụt thường xuyên sau khi ăn cơm, sẽ làm giảm hấp thu carbohydrat.
Uống trà hoa râm bụt hàng ngày có tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa cơ thể, kích thích mọc tóc; ngừa nhiễm trùng bàng quang, chống táo bón, kiểm soát lượng cholesterol/máu, ngăn ngừa bệnh tim.
Vỏ rễ phơi khô, ngày dùng 4-12g chế thuốc sắc, uống ngày 3 lần (liên tục đến khi khỏi bệnh) chữa các bệnh sau: viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mất ngủ, mụn nhọt, lở ngứa, lưng tấy, mộng tinh, bạch đới.
Giáo sư Chau Jong Wang Đại học Y Chung San Đài Loan phát hiện: Hoa râm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bệnh thấp tim.
Từ khóa » Cây Lá Râm
-
Râm - Cây Thuốc Nam Quanh Ta
-
Râm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Râm
-
Cây Dược Liệu Cây Râm, Giâm, Nữ Trinh - Ligustrum Indicum (Lour ...
-
Râm Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Râm Trong Y Dược?
-
Những Lợi ích Tuyệt Vời Của Lá Dâm Bụt Mà ít Ai Biết
-
Dâm Bụt: Vị Thuốc Từ Loài Cây Cảnh Phổ Biến Tại Châu Á
-
Rau Răm: Vị Thuốc Đông Y Quen Thuộc Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
Cây Râm Bụt, Cây Cảnh - Cây Thuốc - Chuyên Trang Y Dược Tuệ Tĩnh
-
Hoa Râm- Tỏa Hương Phơi Sắc Giữa Trời Xuân
-
Cây Dâm Bụt Có Công Dụng Chữa Bệnh Gì? Hiệu Quả Ra Sao?
-
Ngạc Nhiên Trước Công Dụng Của Lá Dâm Bụt Với Sức Khoẻ
-
Loài Hibiscus Rosa – Sinensis L. (Cây Dâm Bụt) | Cây Thuốc
-
Liều Dùng Bông Bụt Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh