Cây đậu Triều (đậu Săng) Công Dụng Và Tiềm Năng Làm Thuốc
Có thể bạn quan tâm
- Tên khác: đậu chiều, đậu săng, đậu cọc rào, đậu chè, mộc đậu…
- Tên khoa học: Cajanus cajan L.Millsp, thuộc họ Đậu: Fabaceae (1).
- Bộ phận dùng: Rễ, hạt và lá cây.
- Tính vị: hơi đắng, tính mát.
- Công dụng chính: Giải cảm sốt, hạ đường huyết, tiêu phù thũng, giảm mụn nhọt, sởi sởi ở trẻ.
Lúc còn nhỏ, tôi thường đến nhà đứa bạn thân để bẻ cây đậu triều luộc ăn. Mặc dù nó không ngon như đậu xanh, đậu ván… nhưng những lúc buồn miệng, hái một ít quả non luộc lên rồi ăn cả vỏ thì nó mềm rụm, thanh mát mà lại bùi bùi, nếu có thêm một chút muối tiêu mà chấm nữa thì ngon hết sẩy!
Kể cũng đã hơn mười mấy năm bạn tôi đi làm ăn xa, những cây đậu triều bên hàng rào ngày xưa cũng đã chết tự bao giờ mà không ai trồng lại. Thế rồi tình cờ, tôi được biết đậu triều cũng là một cây thuốc nam thông dụng. Thảo nào, vườn nhà bạn tôi trước đây lại trồng nhiều cây này đến thế! (ba của bạn ấy rất thích trồng cây thuốc nam để làm từ thiện).
Vài nét về cây đậu triều
Cây đậu triều có tên khoa học là Cajanus cajan L.Millsp, thuộc họ Đậu: Fabaceae (1). Ngoài tên đậu triều, cây còn được gọi là đậu chiều, đậu săng, đậu cọc rào, đậu chè, mộc đậu…
Cây đậu triều cao khoảng 1 – 2 m, mỗi lá kép gồm 3 lá chét dài, có lông và mặt dưới nhạt màu hơn. Mỗi quả đậu triều thường chứa từ 3 – 9 hạt.
Ở Việt Nam, cây đậu triều mọc hoang dại hoặc được trồng với các công dụng như:
- Lấy lá nuôi tằm.
- Lấy quả và hạt làm thực phẩm (quả non thì xào, luộc, hạt già thì nấu chè, làm tương…).
- Lấy bột hạt làm thành phần thức ăn cho cá (có thể thay thế 20 % protein từ đậu nành) nhằm tiết kiệm chi phí.
- Làm cây ký chủ cho đàn hương trắng và cũng là cây chủ lý tưởng để nuôi cánh kiến đỏ.
- Làm thuốc.
Công dụng của cây đậu triều
1. Rễ và hạt
Theo y học cổ truyền, cả rễ và hạt đậu triều đều được dùng làm thuốc với tác dụng điều trị tiểu đêm, tiêu thũng, hạ sốt và giải độc.
Cách dùng: Sau khi đào về, rễ đậu triều được rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Khi dùng, có thể tán bột hoặc sắc lấy nước uống. Nếu dùng hạt thì lấy hạt từ những quả đã chín, phơi khô và sắc lấy nước uống.
Liều lượng: 10 – 20 g rễ hoặc hạt mỗi ngày (3) (4).
Bên cạnh đó, nếu bị ho hay viêm họng, có thể lấy vài lát rễ đậu triều đã phơi khô để nhai và ngậm từ từ (5).
Thành phần dinh dưỡng: Được biết, hạt đậu triều cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng(343 kcal/ 100g hạt). Ngoài ra, trong hạt đậu triều còn chứa một lượng chất đạm đáng kể (22 %) cùng các vitamin, khoáng chất khác như: vitamin A, B6, Magie, Sắt, Canxi, Natri, Kali… (2).
2. Lá đậu chiều
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đậu triều có thể dùng như chất gây nôn để giải độc (thường là do uống nhầm thuốc trừ sâu).
Bên cạnh đó, khi bị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa…, các bạn cũng có thể dùng lá đậu triều nấu lấy nước tắm (hoặc giã nát lá tươi rồi cho thêm chút muối và đắp lên da) (3) (4).
Ngoài ra, lá đậu triều còn giúp giảm đau răng bằng cách sắc lấy nước và súc miệng (hoặc lấy lá tươi giã nát rồi đắp lên nướu và chỗ răng sâu) (5).
- Tham khảo: Đậu rựa, đậu ván, đậu đao điều trị chứng hư hàn, bồi bổ can thận
Một số bài thuốc kết hợp từ đậu triều
- Điều trị cảm sốt, mụn nhọt và lên sởi ở trẻ em: lấy 15 g rễ đậu triều sắc chung với 10 g sài đất, 10 g kim ngân hoa và chắt lấy nước uống trong ngày (3).
- Điều trị tiểu đường: thường xuyên dùng hạt đậu triều làm thức ăn và ăn thêm rau lang đỏ trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, mỗi ngày lấy thêm khoảng 30 g quả chuối hột xanh sắc lấy nước uống (5).
Tham khảo; Cây đuôi chuột (mạch lạc) và tác dụng điều trị tiểu đường, ho, viêm tiết niệu
Một số hoạt tính của cây đậu triều
Qua các kết quả nghiên cứu khoa học, cây đậu triều được ghi nhận với các hoạt tính như:
- Chống oxy hóa (từ nhiều chiết xuất khác nhau của lá) (6).
- Kháng khuẩn (chiết xuất chloroform từ lá) (7).
- Ngăn ngừa tổn thương gan do rượu gây ra (chiết xuất metanol từ lá) (7).
- Tẩy giun (chiết xuất cồn từ thân và lá) (7).
Lưu ý
– Kết quả thí nghiệm trên cá cho thấy lá đậu triều có độc tính (dù ở mức thấp). Do đó, chỉ nên dùng lá để ngậm hoặc dùng ngoài da (5).
– Mặc dù hạt đậu triều có mức năng lượng tương đối cao nhưng không nên lạm dụng trong thời gian dài để tránh thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, khi có nhu cầu làm thuốc, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về bệnh trạng và cách thức kết hợp thuốc để hiệu quả điều trị được cao hơn.
▼ Nguồn tham khảo
- Đậu triều, https://vi.m.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_tri%E1%BB%81u, ngày truy cập: 23/ 10/ 2019.
- Đậu triều, https://g.co/kgs/cmijvb, ngày truy cập: 23/ 10/ 2019.
- Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 242.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 262.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 753.
- Antioxidant Activities of Extracts and Main Components of Pigeonpea [Cajanus cajan (L.) Millsp.] Leaves, https://www.mdpi.com/1420-3049/14/3/1032, ngày truy cập: 23/ 10/ 2019.
- Biological activities and medicinal properties of Cajanus cajan (L) Millsp, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3255353/, ngày truy cập: 23/ 10/ 2019.
Từ khóa » Tác Dụng Cây đậu Săng
-
Công Dụng Của đậu Săng - Báo Bình Phước
-
Công Dụng Của đậu Săng - Báo Thanh Niên
-
Cây đậu Săng Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe, Trị Bệnh?
-
Vị Thuốc Từ Cây đậu Săng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đặc điểm, Công Dụng Của Cây đậu Săng (đậu Triều) Tốt Cho Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Cây đậu Chiều | Vinmec
-
Cây Đậu Săng Có Tác Dụng Gì Công Dụng Của Hạt Đậu Săng NÊN ...
-
Tác Dụng Của Cây đậu Săng Trong điều Trị Mụn Nhọt, Viêm Da Hiệu ...
-
Đậu Săng Và Những Lợi ích Tuyệt Vời Của Nó Trong Nông Nghiệp
-
Đậu Săng Chữa Ho, Cảm Sốt Hiệu Nghiệm Cho Bé - Tiền Phong
-
Đậu Săng Giải độc Bổ Tỳ - Báo Đà Nẵng
-
ĐẬU SĂNG- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI ...
-
Cây Đậu Săng Có Tác Dụng Gì Công Dụng Của Hạt Đậu ... - Gauday
-
Vị Thuốc Từ Cây đậu Săng - Báo Nông Nghiệp Việt Nam