Cây Dây Nhện – Cây Có Khả Năng Thanh Lọc Không Khí - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây dây nhện là loại cây thuộc họ cây cảnh đẹp. Vì thế chúng thường được nhiều người đem trồng trong sân vườn, văn phòng (thuộc loại cây cảnh văn phòng đẹp) công ty hay phòng khách. Hơn nữa với ý nghĩa phong thủy hoàn thiện có thể đem đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Dường như loài cây này càng ngày đang chiếm trọn ưu thế trong giới cây cảnh.

cay-day-nhen-3

Hình ảnh cây dây nhện

Giới thiệu về cây dây nhện

Dưới đây là một vài thông tin chung về cây dây nhện

  • Tên thường gọi : Cây dây nhện 
  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum
  • Tên gọi khác: Ngoài cái tên thông thường thì cây dây nhện còn có tên gọi khác là cỏ Lan Chi, cỏ mệnh môn, lục trảo trổ
  • Thuộc họ: Agavaceae
  • Nguồn gốc: Xuất phát từ các nước ở Nam Phi sau đó được trồng và ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới.  cay-day-nhen-6

    Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi

                      Xem thêm:  Các loại cây nội thất khác như: Cây đô la , cây bàng singapore

Đặc điểm của cây dây nhện

Đặc điểm hình thái của cây dây nhện

Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi thuộc loại thực vật thân thảo. Với chiều cao khá khiêm tốn, chỉ từ 20-40cm nhưng loài cây này mọc thành bụi rất rậm rạp. Rễ cây thuộc dạng rễ chùm ngắn, phình to thành củ nằm trong đất  giúp cố định cây và hút được nhiều khoáng chất giúp cây phát triển. Chính vì điều này nên rất dễ tách mảnh cây dây nhện để nhân giống.

Thân cây màu trắng, hình trụ ngắn và được bao bọc xung quanh bởi các bẹ lá. Lá của cây thon dài và nhọn dần về phía đầu ngọn, có chiều dài từ 15-30cm, chiều rộng từ 2 -3cm. Điều làm cho loài cây này để lại dấu ấn trong lòng người yêu hoa không chỉ là hình dáng mà còn là màu sắc bắt mắt. Lá cây có sọc viền vàng chạy dọc từ đầu ngọn đến gốc. Điểm tô ở giữa là sọc xanh nổi bật giữa hai viền mép lá. Nhìn từ xa, trông như những dải lụa đào với màu sắc rực rỡ đang uốn lượn quanh chậu cây.

Hoa của loài này khá nhỏ, có màu trắng. Là bông hoa 5 hoặc 6 cánh, thường mọc theo cụm. Hoa nở ra để lộ nhụy hoa màu vàng trông rất tươi tắn.

cay-day-nhen-4

Nét đẹp thanh tao của cây dây nhện

Đặc điểm sinh thái của cây dây nhện

Là loài cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống khá bền bỉ nên không tốn quá nhiều công để chăm sóc. Cây dây nhện còn là cây ưa bóng. Vì vậy, nên trồng ở những nơi thoáng mát, có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, cây ưa môi trường đất tơi xốp, thoáng mát với độ ẩm trung bình nên phải lưu ý khi tưới nước cho cây.

Cây dây nhện có tác dụng gì?

  • Cây dây nhện là cây cảnh trang trí

Với hình dáng cuốn hút, kích thước đa dạng cùng màu sắc bắt mắt, loài cây này rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trong nhà, trong văn phòng hay bất kể là không gian với các kiểu thiết kế đặc biệt. Vẻ đẹp thanh tao, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng của loài cây dây nhện này kết hợp với những chi tiết trong căn phòng sẽ tạo nên một bức tranh tổng thể hài hòa, có chút tươi mới, trẻ trung của màu xanh, vàng của lá, có chút đặc trưng, cá tính của cách trang trí trong căn phòng.

Bạn có thể đặt cây ở bất kì nơi đâu. Nếu bạn muốn không gian ngôi nhà thêm phần sinh động, hòa hợp với thiên nhiên thì nên đặt ở trong phòng ngủ, phòng khách, bên cạnh cửa sổ nhưng ở hướng không có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Ngoài ra, cây dây nhện thủy sinh còn rất được ưa chuộng trang trí bàn làm việc của dân văn phòng.  

cay-day-nhen-2

Cây dây nhện để bàn trang trí

  • Cây dây nhện là chiếc máy hút bụi thần kì

Hai nghiên cứu độc lập của NASA và The American College đã đưa ra nhiều ý kiến chung về việc đề xuất các loài cây nên trồng trong nhà. Và cây dây nhện là một trong những cây tiêu biểu nằm trong top các loài cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có thể thanh lọc các chất có hại như: Xylen, Carbon, Fomandehit, Benzen. Đặc biệt, theo các chuyên gia chỉ trong vòng 24h, nó có thể hút được 80-90% lượng khí cacbonic và fomandehit có trong không khí. Ngoài ra, trong cây dây nhện có khá nhiều chlorophyll ngoài tác dụng bảo vệ bề mặt lá cây giúp đuổi côn trùng còn giúp hấp thu tối đa các chất bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử bảo vệ sức khỏe cho con người.

  • Tác dụng chữa bệnh của cây dây nhện

Ở các nước như Ấn Độ, phần rễ của cây có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,… vô cùng hiệu quả.

Thân cây giã nhuyễn làm nước uống có thể giải độc cơ thể. Hoặc đắp lên tay có thể giảm những vết sưng bỏng nhẹ.

Ngoài ra, để cây dây nhện trong nhà, theo NASA, màu xanh của cây còn giúp tăng 15% trí nhớ và hiệu quả rất tốt trong việc làm giảm stress nên rất thích hợp để ở bàn làm việc của dân văn phòng.

Ý nghĩa của cây dây nhện

Cây dây nhện trong phong thủy

Theo quan niệm dân gian, cây dây nhện (cỏ lan chi) tuy nhỏ nhắn nhưng mọc thành bụi và có sức sống mãnh liệt nên đại diện cho tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục trước những khó khăn, gian khổ, không ham, không màng danh lợi. Còn trong phong thủy, loài cây này lại là biểu tượng của sự may mắn. Trồng trong nhà sẽ thu hút được nhiều vượng khí, mang lại tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, nếu để chậu dây nhện ở trước nhà còn như một tấm bùa hộ mệnh giúp xua đuổi tà ma, âm khí mang lại cuộc sống bình yên cho gia đình. 

cay-day-nhen-7

Cây dây nhện có ý nghĩa phong thủy tốt

Cây dây nhện hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, lá cây thon dài, nhọn dần về phía ngọn lại có sắc vàng nên rất thích hợp với người mệnh Kim bởi màu vàng là màu giải hạn cho mệnh này. Gia chủ mệnh Kim trồng cây dây nhện trong nhà sẽ hóa giải được những điềm dữ trong cuộc sống, giúp gia chủ thăng tiến trong công việc và gia đình êm ấm, đoàn kết hơn

Bên cạnh những người mệnh Kim thì loài cây này còn hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi Mùi thường là những người sống giàu tình cảm, họ có đời sống nội tâm phong phú, có khả năng phân tích sắc bén, nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên cuộc sống của họ về kinh tế chỉ hay dừng ở mức đủ ăn, đủ mặc. Nên trồng cây này trong nhà sẽ giúp họ phất lên trong sự nghiệp, có những quyết định sáng suốt mang tính quyết định đưa lại sự giàu có cho gia đình. 

Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và xử lí sâu bệnh hại ở cây dây nhện

Cách trồng cây dây nhện

Có 2 phương thức thường dùng để trồng cây dây nhện. Đó chính là: Giâm cành và gieo hạt. Tuy nhiên, hiệu quả từ hai biện pháp này không cao và mất khá nhiều thời gian để chăm sóc. Nên cách tốt nhất là bạn nên mua chậu dây nhện nhỏ sẵn ở các cửa hàng bán hoa về chăm sóc.

Cách chăm sóc cây dây nhện

Dây nhện là loài cây có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, màu sắc đều, đẹp thì cần phải lưu ý một số điều sau khi chăm sóc:

  • Nước: Cây ưa môi trường có độ ẩm trung bình nên cần lưu ý không được tưới quá nhiều nước nếu không sẽ rất dễ thối rễ. Mỗi lần tưới chỉ nên tưới khoảng 200-500ml tùy kích thước châu. Dùng bình xịt để kiểm soát lượng nước
  • Ánh sáng và nhiệt độ: Là loại cây ưa bóng râm nên vị trí đặt tốt nhất chính là trong nhà hoặc ở ban công có che tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tuy nhiên dù ưa bóng nhưng cây cũng cần ánh sáng mặt trời để kích quang hợp. Vì vậy nên thường xuyên đưa cây ra ngoài mỗi buổi sáng khoảng 1-2 tiếng. Nhiệt độ thích hợp là khoảng từ 20-28ºC.
  • Phân bón: Tuy không quá khắt khe về chất dinh dưỡng trong đất nhưng khoảng 2-3 tháng nên cho thêm mùn cưa, xơ dừa hoặc trùn quế để tăng thêm độ tơi xốp cho đất giúp cây dây nhện hấp thụ được nhiều khoáng chất hơn

    cay-day-nhen-5

    Hướng dẫn cách chăm sóc cây dây nhện

Cây dây nhện bị vàng lá

Tuy ít sâu bệnh nhưng cây dây nhện hay bị vàng lá đặc biệt vào mùa đông hoặc mùa hè nắng gay gắt. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi thời tiết khiến nhiệt độ tăng cao hoặc giảm mạnh, ánh sáng không cung cấp đủ hoặc bị ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào.

Lúc này, bạn cần quan sát kĩ biểu hiện của cây. Đối với những lá vàng thì b nên tỉa bớt lá và sử dụng vỏ trứng hoặc đậu nành chôn vào đất. Như thế sẽ giúp cây có nhiều chất dinh dưỡng và tươi xanh trở lại

Trên đây là một số thông tin về giống cây dây nhện trang trí văn phòng và trong gia đình. Hy vọng qua đó bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích về loài cây này. Có như thế thì bạn sẽ có thể tự mình trồng cũng như chăm sóc cây tốt nhất.

Từ khóa » Cây Cỏ Nhện Có Tác Dụng Gì