Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì? - Sea Office
Có thể bạn quan tâm
Được biết đến với một cái tên khá mỹ miều là Cỏ Lan Chi, cây dây nhện là một trong những loại cây trồng dễ thích nghi nhất tại Việt Nam. Đây là loài cây có vẻ đẹp nhẹ nhàng, giúp làm sạch không khí hiệu quả, thích hợp trồng trong nhà. Nếu bạn muốn tổ ấm của mình có thêm không gian tươi xanh thì cây nhện là một lựa chọn cực kì sáng giá đấy. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về loại cây đặc biệt này nhé.
Cây dây nhện – thông tin bạn cần biết
Cây dây nhện có danh pháp khoa học là Chlorophytum Comosum, hay còn gọi là Cỏ Lan Chi, Lục Thảo Thưa. Trong dân gian, người ta còn gọi loài cây này bằng những tên khác không kém phần đặc biệt như cỏ điểu lan, cỏ nhện, lục thảo trổ, cỏ mẫu tử… Những loại này tuy tên gọi có khác nhau chút ít, nhưng về cơ bản đều có hình dáng giống nhau. Chúng có nguồn gốc là cây thân thảo lâu năm, thuộc họ măng tây và có nguồn gốc từ xứ sở Châu Phi khá xa xôi.
Đặc tính của cây dây nhện
Đặc điểm của cây nhện rất đặc trưng, chúng mọc thành từng cụm, đẻ nhanh thành cây con nhờ bộ rễ thịt nhỏ màu trắng. Loài cây này có chiều cao từ 30 – 60 cm. Bên ngoài lá có chiều ngang hẹp, lá dài từ 20 – 34 cm, mọc tua tủa từ gốc tới ngọn, đầu lá tuy nhọn nhưng rất mềm. Phiến lá có sọc to màu xanh ở giữa, kéo dài từ gốc,hai viền lá có màu trắng nhìn rất đẹp mắt.
Cây dây nhện thường ra hoa vào mùa hè. Hoa của cây có màu trắng đục, nhỏ nhắn và khá xinh xắn, chúng mọc riêng lẻ ở phần đầu canh. Từ đó, những nhánh cỏ rủ xuống chạm vào đất, nhờ quá trình phát triển mà chúng biến thành các rễ phụ, hình thành cây con. Bắt đầu một chu kì sống mới của mình.
Loài cây này khá dễ trồng và có sức chống chịu khá tốt. Do đó, rất nhiều người thường xuyên lựa chọn cây dây nhện để trồng trong nhà. Vừa tạo cảm giác thư thái, vừa mang đến không gian xanh cho tổ ấm của mình.
Những công dụng độc đáo của cây dây nhện
Bên cạnh yếu tố trang trí và mang lại không gian xanh, cây dây nhện còn có vô vàn những công dụng khác mà không phải ai cũng biết. Cụ thể là:
1.Thanh lọc không khí
Theo một nghiên cứu của trung tâm vũ trụ Mỹ – Nasa trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã liệt kê loại cây này vào danh sách cây có khả năng tạo ra oxy. Cây có thể thanh lọc không khí trong nhà, trong các không gian kín như văn phòng, phòng ngủ của người trồng. Cơ chế làm việc của cây là hấp thụ khí carbon monoxide, formaldehyde và xylene, tạo ra khí oxy. Loài cỏ lan chi này còn có tác dụng tốt trong việc hấp thụ các bức xạ điện từ, do các loại thiết bị điện tử phát ra. Từ đó có thể làm giảm tác động xấu đến với con người một cách hiệu quả nhất có thể.
Nhiều văn phòng công sở thường đặt loại cây này trên bàn làm việc để giảm thiểu bức xạ điện từ từ máy tính, điện thoại, sóng wifi… vv.
2. Tác dụng chữa bệnh
Không chỉ mang vẻ đẹp mảnh mai, nhẹ nhàng, cây dây nhện còn là một bài thuốc chữa một số chứng bệnh hiệu quả. Đặc biệt là các loại bệnh về đường tiêu hóa ở người như: chứng đầy bụng, ăn không tiêu, chứng kiết lỵ.
Trong thân cây cỏ nhện có các hợp chất hóa học, có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Đặc biệt còn có thể giải độc, tiêu sưng, tán viêm, chống phù thũng. Ở một số địa phương, người ta còn giã nát thân cây sau đó đắp lên vết thương ngoài da sẽ thúc đẩy quá trình mau lành ở người hơn.
3. Món quà tặng đặc biệt cho người thân
Với vẻ ngoài thanh mảnh, dễ trồng, không cần phải tưới nước nhiều, cây dây nhện được nhiều người lựa chọn làm quà tặng cho người thân của mình. Xu hướng tặng chậu cây văn phòng đang ngày càng trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây. Nếu bạn muốn tìm kiếm một món quà ý nghĩa, giá cả phái chăng và có lợi ích thiết thực thì cây dây nhện trong chậu sẽ là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Nhờ món quà này, sức khỏe của những người thân của bạn cũng được cải thiện phần nào, nhất là trong thời đại bức xạ điện từ nhan nhản ở khắp nơi như hiện nay.
4. Trang trí cảnh quan cho không gian
Trong cuộc sống hiện đại, người ta càng ngày càng có xu hướng gần gũi với thiên nhiên hơn lúc nào hết. Bởi thế cho nên, những loài cây thích hợp trồng trong nhà như cây dây nhện luôn luôn được ưa chuộng.
Loài cỏ lan chi này không chỉ đem đến cho ngôi nhà thêm màu xanh tươi mát, văn phòng thêm không khí mới mẻ, đầy sức sống, mà còn giúp cho con người giải tỏa căng thẳng, hấp thụ tốt các loại khí độc.
Bạn có thể sử dụng cây dây nhện để trên bàn trà phòng khách, trên kệ tivi, trong phòng ngủ, bên ngoài ban công, trên bàn làm việc hoặc giá sách. Có rất nhiều gia đình còn trồng cây trong chậu, sau đó đem treo trước cửa sổ ban công để trang trí rất lạ mắt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được đắm mình trong không gian xanh mướt mát, tận hưởng không khí trong lành cùng cây cỏ?
Cây dây nhện trong lĩnh vực phong thủy
Ý nghĩa của loài cây
Mỗi một loài cây đều mang trong mình một ý nghĩa khác nhau. Cây dây nhện cũng không ngoại lệ. Trong lĩnh vực phong thủy, cây dây nhện mang hàm ý tốt đẹp cả về đường công danh sự nghiệp, lẫn đường gia đạo của người trồng.
Trước tiên ta hãy nhìn vào hình dáng của cây. Cây mọc xum xuê, lá xanh mướt quanh năm đồng nghĩa với việc gia chủ lúc nào cũng gặp thuận lợi trong công việc. Hoạt động kinh doanh thăng tiến, có nhiều may mắn, con đường sự nghiệp phát triển thuận lợi hanh thông hệt như lá cây thẳng từ gốc tới ngọn.
Thêm vào đó, cây nhện là loài cây có lá um tùm, đẻ nhiều nhánh. Điều này mang đến ý nghĩa phong thủy là tượng trưng cho gia đình hưng thịnh về đường tử tức, gia đạo êm ấm, con cháu sống hòa thuận, hạnh phúc.
Từng tán lá cỏ lan chi lớn nhanh, vươn dài xanh tốt, đem đến ý nghĩa thuận lợi, hanh thông dành cho người trồng. Thấu hiểu ý nghĩa đặc biệt này, rất nhiều doanh nghiệp đã đặt cây dây nhện tại các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng… bởi lẽ họ tin rằng loài cây này sẽ thu hút tài lộc cho bản thân mình.
Những người nào nên trồng cây dây nhện?
Cây dây nhện có ý nghĩa tuyệt vời là thế, nhưng bản thân người trồng cũng cần cân nhắc xem mình có hợp với loại cây này không. Vì phải hợp tuổi, hợp mệnh với cây thì mới có thể đem lại kết quả tốt đẹp nhất.
Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, toàn bộ cây chỉ bao gồm màu xanh và trắng. Theo thuyết phong thủy ngũ hành, màu xanh tượng trưng cho mệnh mộc, trong khi đó mệnh kim lại do màu trắng tượng trưng. Điều này cho thấy, những người thuộc hai bản mệnh kim và mộc rất thích hợp để trồng loại cây này.
Những người có tuổi mang cung mệnh tương ứng như trên đã trình bày, cực thích hợp để sở hữu ít nhất một cây dây nhện trong nhà. Điển hình như: tuổi nhâm thân, tuổi nhâm dần, tuổi canh thìn, tuổi ất mùi, tuổi giáp tý, tuổi nhâm ngọ, tuổi mậu thìn, tuổi mậu tuất, tuổi quý sửu, tuổi canh thân…
Xem thêm: Gợi ý 11 món đồ trang trí bàn làm việc mang lại may mắn cho bạn
Một số người không theo phong thủy cũng có thể sử dụng loại cây này. Bởi khi trồng chúng, ít nhiều bạn cũng có thể tận hưởng những lợi ích hữu hiệu mà loại cây này mang lại cho bản thân mình. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc khi tặng cây này cho người thân của mình, cũng nên xem kỹ tuổi của người đó để lựa chọn cho phù hợp.
Chăm sóc cây dây nhện như thế nào?
Có hai cách trồng cây dây nhện, đó là trồng bằng thủy sinh và trồng trong chậu. Để trồng thủy sinh khá đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn một dụng cụ bình thủy tinh, và chuẩn bị dung dịch trồng thủy sinh là được. Khi trồng cần chọn cây giống mập mạp, lá xanh tốt để phát triển thuận lợi. Khi trồng cần dùng một nắp đầy dung dịch thủy canh pha với một lít nước sạch rồi khuấy đều, sao cho nước ngập phần rễ là được. Để chắc chắn hơn có thể dùng nẹp hoặc giá để cố định cây.
Dù trồng trong chậu hay trồng thủy canh, bạn cũng cần đặt cây trong khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp: Đây là loại cây ưa bóng râm, không chịu được ánh nắng trực tiếp. Do đó, bạn cần chú ý không để cho cây dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây là 18 – 24 độ C.
Bón phân cho cây: Trong giai đoạn mới trồng cây, bạn không cần bón phân trong tháng đầu tiên. Tới tháng thứ hai, nên bổ sung thêm loại phân NPK dưới dạng bón thúc giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn. Nếu cây xuất hiện hiện tượng vàng lá, màu sắc nhợt nhạt, hoặc còi cọc chậm đẻ thì có thể cây thiếu dinh dưỡng, cần bổ sung ngay.
Những loại bệnh mà cây dây nhện thường gặp nhất
1.Bệnh thối rễ: Căn bệnh này khiến cây dễ chết nếu như không được khắc phục kịp thời. Trong cây cần sử dụng chậu có lỗ thông thoát nước, khi tưới nên tưới từ từ nhẹ nhàng. Tránh việc để ứ đọng lâu ngày, từ đó thối rễ và chết cây. Đặc điểm của loài ưa bóng râm là không cần tưới nước quá nhiều, bạn chỉ nên tưới cách ngày là ổn. Cách tưới nước chuẩn nhất là sử dụng nước sạch để tưới, khoảng 3 – 4 tuần phun sương một lần là ổn. Trong điều kiện thời tiết mùa hè thì cần tưới nhiều hơn. Không để cây ở ngay hướng gió của điều hòa.
2. Bệnh vàng lá: Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do lá thiếu chất dinh dưỡng. Người trồng cần bổ sung thêm dinh dưỡng để cây sinh trưởng được tốt. Nhiều trường hợp cây phơi nắng ở bên ngoài trời quá lâu cũng dẫn đến hiện tượng úa vàng.
Nhìn chung, cây dây nhện là loài cây dễ trồng, có nhiều tác dụng lớn trong việc thanh lọc không khí, giảm thiểu tác động của ánh sáng xanh từ máy tính và tivi. Hãy thử một lần trồng thử cây trong nhà, bạn sẽ cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn rất nhiều đấy. Đón đọc những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé.
5/5 - (1 bình chọn) Phan YếnPhan Yến hiện là Giám đốc kinh doanh tại Sea Office – Công ty hàng đầu cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê không gian làm việc chung (Coworking space) chuyên nghiệp.
Yến có hơn 8 năm kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng lựa chọn văn phòng phù hợp và các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, báo cáo thuế.
Từ khóa » Cây Cỏ Nhện Có Tác Dụng Gì
-
Ý Nghĩa Cây Dây Nhện Trong Phong Thủy Và Tác Dụng
-
Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì, Có Mấy Loại, đặc điểm Và Cách Trồng
-
Cây Dây Nhện Có ý Nghĩa Và Hợp Với Mệnh Gì - RauXanh.Net
-
Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì Khi Trồng Trong Nhà
-
Cây Dây Nhện – Cây Có Khả Năng Lọc Không Khí
-
Cây Dây Nhện – Cây Có Khả Năng Thanh Lọc Không Khí - Hoa đẹp
-
Cây Dây Nhện Là Gì? Ý Nghĩa Tác Dụng Của Cây Dây Nhện
-
Cây Dây Nhện Có độc Không? Có Nên Trồng Cây Dây Nhện Trong Nhà
-
Cây Dây Nhện Hợp Mệnh Gì, Tuổi Nào, Có Nên đặt Trong Phòng Ngủ?
-
Cách Chăm Sóc Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện) Và Công Dụng
-
Cây Cỏ Lan Chi Có Tác Dụng Gì Trong đời Sống - Nông Nghiệp Online
-
Cây Dây Nhện Trồng Trong Nhà Có Lợi Cho Sức Khỏe Con Người
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh để Bàn Làm Việc: ý Nghĩa, Tác Dụng
-
Cây Lan Chỉ: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà