Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh
Có thể bạn quan tâm
Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi, cây mẫu tử là loại cây cảnh đẹp được trồng nhiều làm cảnh trong nhà, ngoài hiên, ban công. Ngoài trồng cây trong các chậu đất nhỏ, loại cây này cũng có thể trồng thủy sinh rất đẹp. Nếu bạn đang muốn có một cây dây nhện thủy sinh thì hãy cùng NNO tìm hiểu ngay về cách trồng cây dây nhện thủy sinh tại nhà để có một cây thủy sinh đẹp như ý nhé.
- Cỏ lan chi lá ngắn, cây cảnh trang trí tuyệt vời
- Cỏ lan chi lá dài, cây cảnh treo ban công đẹp
- Cây dây nhện có mấy loại
- Cây dây nhện hợp mệnh gì
- Đậu cove có mấy loại
Cây dây nhện thủy sinh
Cây dây nhện thủy sinh là những cây dây nhện trồng trong nước hoàn toàn không sử dụng đất để trồng cây. Khi trồng trong nước, rễ cây sẽ hút nước và các chất dinh dưỡng trong bình thủy sinh để phát triển. Do không sử dụng đất và trồng trong bình thủy sinh thường là bình trong suốt nên có thể nhìn thấy toàn bộ rễ của cây rất độc đáo. Đây cũng là lý do mà kiểu cây thủy sinh này được nhiều người yêu thích trồng làm cảnh trong nhà, trong văn phòng.
Cách trồng cỏ lan chi thủy sinh
Để trồng cỏ lan chi thủy sinh các bạn có thể chọn mua một cây ngoài tiệm cây cảnh về trồng hoặc sử dụng một cây lan chi đang trồng trong đất để chuyển sang trồng thủy sinh cũng được. Nếu bạn tận dụng cây dây nhện trồng đất để chuyển sang trồng thủy sinh thì có 2 kiểu trồng đó là trồng bằng cây mẹ và trồng bằng cây con (cây mọc ra từ nhánh vươn dài của cây mẹ).
Cách trồng cây dây nhện thủy sinh bằng cây mẹ
Cách trồng cây dây nhện thủy sinh bằng cây mẹ không khó. Các bạn trước tiên phải cho cây làm quen dần với môi trường nước sau đó mới chuyển hẳn sang trồng thủy sinh. Nếu không cho cây làm quen với môi trường nước thì tỉ lệ sống sẽ rất thấp. Có nhiều hướng dẫn trên internet có nói cách trồng cỏ lan chi thủy sinh nhưng bỏ qua việc cho cây làm quen với môi trường nước. Chính vì bỏ qua khâu này nên hầu hết mọi người làm theo đều không thành công khi trồng cỏ lan chi thủy sinh.
Để cây dây nhện đang trồng trong đất làm quen dần với môi trường nước các bạn chỉ cần nhấc cây ra khỏi chậu trồng ban đầu, giũ bớt đất ở phần đáy chậu để rễ cây rủ xuống. Đặt cây vào một bầu ươm đã cắt đáy để phần rễ cây vẫn rủ xuống được mà phần đất bên trên không bị tung ra. Đặt cây trên một khay nước sao cho phần rễ cây rủ xuống chìm vào nước. Phần đất trồng ở bên trên nằm hoàn toàn trên mặt nước. Đặt như vậy trong khoảng 3 – 4 tuần ở nơi mát mẻ cho rễ cây quen dần với môi trường nước. Nếu sau 3 – 4 tuần rễ cây bên dưới vẫn phát triển được không bị thối hỏng thì cây đã tương đối thích ứng với môi trường mới.
Đến đây, các bạn bỏ cây ra khỏi bầu ươm, giũ hết đất bám trên rễ. Dùng vòi nước xả nhẹ để loại bỏ hết đất còn bám trên rễ cây sau đó nhẹ nhàng cho cây vào trong bình thủy sinh để trồng. Khi cho cây vào bình thủy sinh, bạn cố định gốc cây cao ngang với miệng bình, phần rễ cây sẽ rủ vào trong bình là được. Đổ nước vào trong bình thủy sinh sao cho nước ngập khoảng 1/3 rễ cây. Không được đổ ngập hết rễ sẽ khiến cây bị úng.
Cho thêm dung dịch thủy sinh hoặc các loại phân dành riêng cho cây thủy sinh vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển. Lúc này bạn đã hoàn thành việc trồng một cây cỏ lan chi thủy sinh rồi. Thời gian đầu khi trồng các bạn có thể cho cây vào trong nhà 1 – 2 hôm lại cho cây ra ngoài trời 1 hôm vào buổi sáng để cây quen dần với môi trường trong nhà. Khi cây đã quen với môi trường trong nhà, các bạn chỉ cần cho cây ra ngoài trời mỗi tuần 1 lần là được.
Cách trồng cây mẫu tử trong nước bằng nhánh cây con
Cây cỏ lan chi có đặc điểm là khi cây phát triển đủ lớn sẽ mọc ra các nhánh vươn dài. Trên các nhánh này sẽ có những cây con nhìn rất đẹp. Chính vì kiểu cây này nên cỏ lan chi còn được gọi là cây mẫu tử. Ngoài cách trồng cây cây mẫu tử thủy sinh bằng cách như trên các bạn có thể tận dụng chính những cây con này để trồng thủy sinh sẽ dễ dàng hơn.
Đầu tiên, các bạn chuẩn bị một chén nước hoặc một bát nước đặt cạnh cây mẹ sau đó cho cây con ở cành nhúng vào trong nước (phần rễ chìm trong nước). Lưu ý là cây con các bạn không tách khỏi cây mẹ mà vẫn để nguyên như vậy và nhúng cây con vào trong nước thôi. Sau khoảng 3 tuần, rễ của cây con sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn trong nước. Lúc này cây đã khá quen với môi trường nước nên bạn có thể ngắt cây con khỏi cây mẹ và trồng luôn vào bình thủy sinh. Cách này đơn giản và dễ làm hơn cách ở trên khá nhiều đúng không nào.
Như vậy, với cách trồng cỏ lan chi thủy sinh như vừa hướng dẫn ở trên, các bạn có thể tự trồng một cây dây nhện thủy sinh tại nhà rất đơn giản. Về bình trồng thủy sinh, các bạn có thể tận dụng những chiếc cốc thủy tinh, bình thủy tinh đều được. Nếu bạn muốn đẹp hơn thì có thể mua các loại bình chuyên để trồng cây thủy sinh ngoài tiệm cây cảnh với giá chỉ khoảng 30 – 50 ngàn một bình.
Tags: Cỏ lan chi • hotTừ khóa » Cách Trồng Cây Dây Nhện Bằng Nước
-
Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (trồng Thủy Sinh)
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂY NHỆN Thanh Lọc Không Khí ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện Tại Nhà - Tài Nguyên Thực Vật
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện - Làm Thợ
-
Top 2 Cách Trồng Cây Dây Nhện Siêu Dễ Bạn Nên Thử | Nông Nghiệp Phố
-
4 Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Dây Nhện Thủy Sinh Đúng
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh để Bàn Làm Việc: ý Nghĩa, Tác Dụng
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Trồng Trong Nước
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh - CIC32
-
Cây Dây Nhện – Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Dây Nhện đúng Cách
-
Cách Chăm Sóc Cây Dây Nhện | Quang Cảnh Xanh
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Dây Nhện Thủy Sinh đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Dây Nhện Giúp Thanh Lọc Không Khí, Tốt Cho ...
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Dây Nhện Phong Thủy Trong Nước đơn Giản