Top 2 Cách Trồng Cây Dây Nhện Siêu Dễ Bạn Nên Thử | Nông Nghiệp Phố
Có thể bạn quan tâm
Top 2 cách trồng cây dây nhện siêu dễ bạn nên thử
Đã có bao giờ bạn nghĩ sẽ chuẩn bị cho bàn làm việc của mình một chậu cây nhỏ xinh giúp cho không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn chưa. Nếu chưa thì hãy nghĩ ngay đến việc đó đi nhé và một chậu cây dây nhện chính là một ý kiến không tồi đấy.
Vậy thì đừng ngần ngại gì nữa mà hãy cùng Nông nghiệp phố thử ngay 2 cách trồng siêu đơn giản để sở hữu ngay chậu cây dây nhện cực xinh này nhé!
1. Những điều thú vị về cây dây nhện bạn đã biết chưa?
Cây dây nhện hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây cỏ nhện, mẫu tử, cây lục thảo trổ, cỏ mệnh môn chiết hạc lan… có tên khoa học là Chlorophytum Comosum khác với cỏ lan chi - lục thảo thưa.
Cây có nguồn gốc từ châu Phi nhưng hiện nay được phổ biến ra nhiều nước trên thế giới và đặc biệt được các nhà chơi kiểng lá Việt Nam rất ưa chuộng vào những năm gần đây.
Đây là loại cây có kích thướt tương đối nhỏ, chiều cao trung bình chỉ từ 30 – 40cm, thuộc loài thân cỏ, từ thân cây mẹ các nhánh con sẽ mọc tỏa rộng ra xung quanh nhìn như nhện đang giăng dây nên mới được gọi là cây dây nhện.
Lá cây dây nhện dài, uốn chằng chịt lại với nhau khi cây trưởng thành. Lá có màu xanh sọc trắng khá đẹp mắt. Phiến là nhỏ, dài và khá mảnh, nó mọc men theo chậu và rủ xuống. Hoa cây dây nhện nhỏ xinh, cánh hoa dài, mỏng manh trắng tinh khiết bao bọc nhị vàng bên trong rất nổi bật.
2. Công dụng của cây dây nhện
a. Máy lọc không khí – món quà từ thiên nhiên
Không chỉ đơn thuần là một loài cây cảnh chơi lá, cây dây nhện còn được nhiều người biết đến và ưa chuộng vì khả năng lọc không khí vô cùng tuyệt vời. Cây có thể hấp thu đến 80% formaldehyde, 95% khí CO2, phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra, nicotine trong khói thuốc lá…
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NASA đã được công bố, màu xanh của lá cây dây nhện được được chứng minh có thể giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 10% hiệu quả công việc.
Chính vì thế, với vẻ ngoài độc đáo cùng với những khả năng đặc biệt thì đây chắc chắn là loài cây có thể giúp bạn tận hưởng ngay một không gian mát mẻ, trong lành như thả hồn vào chốn đồng quê yên bình rồi. Điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, áp lực và nhanh chóng tập trung làm việc một cách hiệu quả.
Thật tuyệt vời nếu như bạn đặt một chậu cây đặc biệt này ở sân vườn, ban công cửa sổ hay đặt bàn làm việc, bàn học, bàn tiếp khách…đúng không nào!
Không những vậy, thân cây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Nếu bạn bị thương ngoài da, chỉ cần dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương thì vết thương của bạn sẽ nhanh chóng lành lại.
b. Ý nghĩa phong thủy cây dây nhện đem lại
Theo các nhà phong thủy cây nội thất, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong văn phòng. Nhờ đó, giúp mang lại một không gian sống hài hoà và yên bình, giúp mọi người nâng cao hiệu quả công việc, ngày càng phát triển trên con đường sự nghiệp.
Bên canh đó, đây là loài cây sinh trưởng mạnh, có thể sinh trưởng mạnh mẽ ở nhiều môi trường sống khác nhau, lá lại sum suê đến bất ngờ nên chúng được xem là đem lại sự sống, may mắn, tài lộc, niềm vui… cho gia chủ. Chính vì vậy mà từ lâu cây được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà để mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia đình.
3. Trồng cây dây nhện xanh tốt theo 2 cách vô cùng đơn giản
a. Cách chuẩn bị một cây dây nhện con xanh tốt
Bạn có thể đặt cây giống dây nhện ở những cửa hàng bán cây xanh trong nhà trên mạng. Tuy nhiên cần phải mua ở những cửa hàng có uy tín để tránh trường hợp mua trúng cây giả, không có sức sống.
Nhưng tốt hơn hết nếu có thời gian thì bạn nên đến trực tiếp cửa hàng xem để có thể chọn được cây ưng ý. Khi xem bạn nên chọn những cây có dáng lá cong đẹp với dải trắng kéo dài từ đầu cho đến ngọn lá, lá khỏe mạnh, không bị vàng vọt.
Đặc biệt là phần gốc và rễ có sum suê, đã bám đất chưa hay bị thối nhũn gì không. Có như thế cây mua về mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.
Hoặc bạn có thể tạo cây con bằng cách tiến hành giâm cây giống cắt từ các thân hoặc tách khóm cây con đã mọc từ gốc rễ cây trưởng thành trong môi trường đất giâm để cho cây ra rễ.
Giá thể giâm giống bạn có thể sử dụng giá thể ươm giống, giá thể mụn dừa, giá thể Peatmoss… Sau đó bạn cho giá thể vào các chậu nhựa mềm đã chuẩn bị và tiến hành cho cành giâm vào, lấp lại bằng giá thể giâm.
Để kích thích cành giâm ra rễ nhanh và đều thì nên pha thêm dung dịch kích thích ra rễ ngâm cùng như N3M, Rooting powder, Roots 2, Bimix Super Root…
Thường xuyên tưới nước và quan sát khoảng sau 1 tháng đến khi cây con đã ra rễ đầy đủ cao khoảng 15-20 cm và có 4-5 lá thật thì ta tiến hành bứng đem đi trồng.
Đá perlite trân châu Lavamix - Túi 5dm ~ 400gram
35,000₫Viên nén xơ dừa ươm hạt
1,000₫Đất Sạch Tribat Trồng Cây Giàu Dinh Dưỡng 50dm3 (HCM)
59,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 2kg - Đã qua xử lý
28,000₫Chế phẩm EM ( ủ phân và rác thải ) EMUNIV - Gói 200 gram
35,000₫ -27%Chậu Monrovia hàng chuẩn màu xanh rêu
17,000₫ 23,000₫ -27%Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 5kg - Đã qua xử lý
63,000₫Vôi bột sát khuẩn và cải tạo đất
9,500₫Phân Bón Lá Kích Ra Rễ Cực Mạnh N3M
28,000₫Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic Sfarm - Gói 1kg
83,000₫b. Trồng cây dây nhện theo trong đất theo cách truyền thống
Bình thường các nhà vườn thường ươm cây trong những chậu nhựa mềm tương đối nhỏ. Vì vậy để đủ không gian sống đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cây thì bạn nên tạo một môi trường mới cho cây.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất cho chậu cây. Về đất trồng, loài cây này cần đất tơi xốp, thoát nước nhanh, giàu mùn và chua nhẹ. Bạn có thể trộn đất trồng cây môn cảnh theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Sau khi trộn giá thể trồng bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Nhưng sẽ dề dàng hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng thì việc trồng cây sẽ vô cùng tiện lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Cây con của bạn sẽ được được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày sau trồng mà bạn không cần phải phối trộn thêm bất cứ thành phần nào.
Sau khi đã chuẩn bị đất và cây con, bạn tiến hành chọn loại chậu có lỗ thoát nước tốt cho cây và có kích thước lớn hơn chậu cũ với lượng đất 1/2 đến 1/3 chậu, sau đó đặt bầu cây vào chậu mới và thêm đất vào đầy cách miệng chậu 3cm - 5cm, dùng tay ấn nhẹ để cây đứng vững, tưới nước giữ ẩm cho cây.
Dây nhện là loài cây có thể sinh trưởng được trong đất lẫn thủy sinh. Tuy nhiên, một bình dây nhện thủy sinh sẽ gọn nhẹ, sạch sẽ và đặc biệt mang lại cảm giác thư giãn, thư thái hơn rất nhiều so với bình cây dây nhện trồng bằng đất thông thường bởi nó là sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của nước, thiên nhiên tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng nên thơ hữu tình.
Vì vậy còn ngại ngần gì nữa mà không cùng Nông nghiệp phố bắt tay vào trồng ngay một chậu dây nhện thủy sinh xinh lung linh đi nào!
c. Cách trồng cây dây nhện thủy sinh đẹp lung linh
Bước 1: Chuẩn bị cây
Bạn tiến hành chuẩn bị cây như cách trồng cây trong đất và khi trồng trong dung dịch thủy canh bạn chỉ cần chuyển cây qua thôi.
Bước 2: Chuẩn bị chậu
Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị chậu phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây. Nhưng nếu muốn ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp kiêu sa của cây dây nhện đặc biệt là bộ rễ của nó thì nên trồng cây trong chậy thủy tinh trong suốt.
Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Kế tiếp, để cây phát triển tốt trong môi trường nước cần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây thuỷ canh. Nước để pha chế với dung dịch thủy canh phải đảm bảo là nước sạch (pH = 6.0 – 6.8) và đã được khử trùng.
Sau đó rửa sạch bình thủy tinh và tiến hành pha 15ml dung dịch thủy canh, thủy sinh Hydroponic cho 1lít nước sạch.
Bước 4: Trồng cây thôi nào
Tiếp theo, bạn tiến hành nhổ cây dây nhện lên một cách cẩn thận, rửa nhẹ rễ và lá dưới vòi nước, không được chà xát mạnh vào rễ vì sẽ khiến các lông hút của rễ bị tổn thương không hút được nước. rửa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…
Cuối cùng, bạn đem ngâm rễ trong nước sạch khoảng 2 ngày để cây làm quen với môi trường nước rồi sau đó đặt cây vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn dung dịch thủy canh.
Đồng thời, bạn có thể cho thêm một ít đá màu trắng hoặc bất cứ màu gì bạn thích để tô điểm cho chậu cây của mình thêm phần quyến rũ.
4. Chăm sóc chậu cây dây nhện đúng cách
a. Ánh sáng
Cây dây nhện sinh trưởng phát triển tốt thích hợp ở nhiệt độ từ 18 – 30 ℃. Do đó, cách tốt nhất để cây sinh trưởng khỏe mạnh là trồng cây nơi có ánh nắng không quá gắt hoặc trồng trong bóng râm để nó nhận được ánh sáng mặt trời gián tiếp.
Lá cây có nhiều sắc tố, nên thỉnh thoảng ta cũng phải đưa cây ra hứng nắng vào buổi sáng để cho cây có thể quang hợp tốt, làm cho cây cứng cáp, lá xanh hơn.
Tốt hơn hết là nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h một tuần ít nhất một lần. Đồng thời cây còn có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.
b. Lượng nước
Cây dây nhện là một loại cây ưa bóng, có tốc độ sinh trưởng tốt, nhanh ra lá mới, và do bộ rễ khá sum suê nên khả năng hút nước và thoát nước cao nên nhu cầu nước cũng tăng cao.
Vì vậy đối với cây trồng đất, lúc mới trồng bạn cần tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều để cung cấp đầy đủ nước để cây tăng khả năng sống và sinh trưởng phát triển cứng cáp. Khi cây đã sinh trưởng mạnh nếu bận quá thì bạn chỉ cần tưới ngày 1 lần là được.
Còn đối với chậu cây thủy sinh, việc chú ý đến mức nước ở trong bình để không bị cạn là điều cần thiết nhất. Vào mùa nắng, thời tiết nắng nóng nên cây thoát hơi nước nhanh, do đó bạn cần thay nước và bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh thường xuyên với mức độ 5-7 ngày/lần. Tuy nhiên, vào mùa mưa tốc độ thoát hơi nước châm nên sau 7-10 ngày ta mới thay nước cho cây 1 lần.
c. Hàm lượng dinh dưỡng
Tuy cây dây nhện là loại cây có sức sinh trưởng mạnh, không kén đất và không cần dinh nhiều nhưng để cây sinh trưởng mạnh, phát triển khỏe đẹp và mướt lá thì bạn có thể sử dụng bón một số loại phân tan chậm của Nhật Bản vừa đỡ tốn thời gian mà có thể đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đối với cây dây nhện trồng thủy sinh bạn kết hợp việc thay nước chung với bổ sung nguồn dinh dưỡng, còn đối với cây trồng trong đất khi cây được khoảng 1 tháng bước vào thời kì sinh trưởng thì ta có thể bón phân tan chậm MagampK 6 – 40 – 6 – 12 hoặc Magamp Hyponex 6 – 40 – 6 – 15 với hàm lượng 5 thìa cà phê cho một chậu cây có đường kính khoảng 20 – 24 cm.
Đặc biệt sau khi bón phải cách xa gốc không nên bón trực tiếp lên gốc và phải tưới nước sau mỗi lần bón để cây không bị cháy. Thời gian phân tan hết trong vòng 6 tháng hoặc hơn, khi thấy phân tan hết bạn có thể bổ sung lại.
d. Sâu bệnh hại
Nếu ở môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp cây sẽ dễ bị bệnh thối rễ, khi đó để phòng trừ bệnh này bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm bệnh như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP, Coc85… phun xịt cho cây.
-11%
Chế phẩm sinh học Bio - B phòng trừ bọ trĩ, nhện đỏ, sâu rầy - Gói 30g
53,000₫ 59,000₫ -11%Thuốc trừ sâu sinh học Tasieu 5WG - Gói 5gram
7,000₫Thuốc trừ sâu sinh học SU 35 - Gói 10 gram
9,000₫Chế phẩm trừ sâu pha sẵn tiện dụng COMDA 250 EC - Bình xịt 650ml
53,000₫Dầu khoáng diệt côn trùng gây hại cây trồng SK Enspray 99 EC
25,000₫Dầu khoáng SK Enspray 99 EC dung dịch trừ sâu hữu cơ
53,000₫ -5%Hoạt chất sinh học Neem Chito - Phòng trừ nhện đỏ và bọ trĩ trên cây hoa hồng
43,000₫ 45,000₫ -5% -17%Thuốc trừ sâu sinh học Reasgant 3.6EC
5,000₫ 6,000₫ -17%Thuốc trừ sâu sinh học NeemNim - Chai 100ml
57,000₫NB100L - Dầu neem oil nguyên chất ép lạnh Docneem trừ sâu bệnh trên hoa hồng, phong lan, cây cảnh
99,000₫Còn đối với cây dây nhện trồng thủy sinh thì bạn nên dùng kéo cắt các phần rễ bị thối, dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình rồi đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng.
Đồng thời trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy canh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khoảng 1-2g/ 10 lít nước, nhằm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn.
Cây dây nhện là loài cây chống chịu tốt, rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên thỉnh thoảng cây có thể bị các loại sâu ăn lá tấn công thì bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp.
Hoặc bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B…
Đặc biệt là bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99 EC pha sẵn là dung dịch trừ sâu hữu cơ có thể sử dụng được ngay mà không cần pha nước chuyên đặc trị rầy, rệp, sâu, nhện, bọ trĩ, bọ xít... Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, không có mùi hôi, hoàn toàn an toàn và hiệu quả.
5. Cây dây nhện hợp với mệnh nào?
Đặc trưng của cây dây nhện là có lá có sọc vàng trắng bao bọc bên ngoài là viền xanh. Màu vàng là màu của mệnh kim mà theo tương sinh phong thủy, kim sinh thủy nên loại cây này còn hỗ trợ rất tốt cho người mệnh thủy.
Chính vì vậy mà những người thuộc 2 mệnh này khi trồng cây dây nhện trong nhà hay bàn làm việc của mình thì đều lợi trong sự nghiệp, có cơ hội thăng tiến, hút tài lộc, may mắn và nhanh chóng đạt được nhiều thành công trong công việc.
⫸ Xem thêm: Bí quyết sở hữu một chậu cây cá vàng lung linh - bạn đã thử chưa?
⫸ Xem thêm: Trồng và chăm sóc chậu cung điện vàng thủy sinh dễ hay khó?
⫸ Xem thêm: cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu tại nhà
Nông nghiệp phố rất mong những chia sẻ của mình sẽ là những điều bổ ích giúp cho công việc trồng cây của bạn thêm nhẹ nhàng và giản đơn hơn. Chúc bạn có thể trồng thành công những chậu cây dây nhện xanh tốt như mong đợi. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Từ khóa » Cách Trồng Cây Dây Nhện Bằng Nước
-
Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (trồng Thủy Sinh)
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂY NHỆN Thanh Lọc Không Khí ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện Tại Nhà - Tài Nguyên Thực Vật
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện - Làm Thợ
-
4 Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Dây Nhện Thủy Sinh Đúng
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh để Bàn Làm Việc: ý Nghĩa, Tác Dụng
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Trồng Trong Nước
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh - CIC32
-
Cây Dây Nhện – Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Dây Nhện đúng Cách
-
Cách Chăm Sóc Cây Dây Nhện | Quang Cảnh Xanh
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Dây Nhện Thủy Sinh đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Dây Nhện Giúp Thanh Lọc Không Khí, Tốt Cho ...
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Dây Nhện Phong Thủy Trong Nước đơn Giản