Cây Dược Liệu Cây Vỏ Dụt, Cây Tai Nghé, Bàn Nước, Nam Mộc Hương

1.Hình ảnh cây Vỏ dụt, Cây tai nghé, Bàn nước, Nam mộc hương - Hymenodictyon excelsum

Hình ảnh cây Vỏ dụt, Cây tai nghé, Bàn nước, Nam mộc hương - Hymenodictyon excelsum

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Vỏ dụt

Vỏ dụt, Cây tai nghé, Bàn nước, Nam mộc hương - Hymenodictyon excelsum (Roxb.) Wall., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn. Lá mọc đối, đơn, hình bầu dục hay trái xoan ngược, nhọn ở gốc, nhọn từ ở chóp, mềm, gần dai, có lông tơ mềm, nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 2-3,5cm, có rãnh ở trên. Hoa màu trắng xanh, rất nhiều, rất thơm, xếp thành chùy ở ngọn, có lá bắc dạng lá cùng dạng nhưng nhỏ hơn những lá thường, có màu, nằm ở mặt dưới các phân nhánh của chùy. Quả nang thuôn, có 2 ô, dài 15-18mm, rộng 8-10mm, mở ở chóp thành 2 van. Hạt nhiều trong mỗi ô, lợp, thuôn dẹp, bao bởi một cánh hình trái xoan rộng, chia làm 2 thùy ở gốc hạt.

Cây có hoa tháng 4-6, có quả tháng 8-10 đến tháng 12.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá - Cortex et Folium Hymenodictyonis Excelsi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ðông Dương và Ấn Độ. Ở nước ta cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh ven suối, nó có khả năng sinh trưởng khỏe, dù bị bóc vỏ, bị đốt vẫn đâm ra cành nhánh mới. Cũng có thể trồng bằng cách giâm cành. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay sấy khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ ho, chống sốt rét. Còn có tác dụng bổ tỳ vị, đại tràng, hạ hơi đầy, tiêu thức ăn, khí trệ, đàm tích, tiêu phù thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm Thu*c bổ đắng để chữa sốt và sốt rét cách hai ngày một lần. Ðặc biệt dùng tốt cho phụ nữ mới sinh, hoặc gầy còm và sốt. Gỗ có thể tán thành bột rắc trị hắc lào. Liều dùng 16-20g.

Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ cây trị ngoại cảm sốt cao, ho nhiều đờm, sốt rét; lá được dùng ngoài trị khớp xương sưng đỏ, mụn nhọt lở ngứa sưng đau.

Ở Thái Lan, rễ, gỗ và vỏ thân đều được dùng làm Thu*c hạ sốt.

Từ khóa » Hình ảnh Cây Vỏ Rụt