Cây Dược Liệu: Tiềm Năng Lớn Trong Phát Triển Kinh Tế Dưới Tán Rừng
Có thể bạn quan tâm
Nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu, hoạt động khai thác tiềm năng, lợi thế trồng cây dược liệu đã và đang được các tỉnh chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Đây là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, đồng thời tạo sinh kế để người dân vùng cao phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả.
Các vùng đất giàu tiềm năng
Ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc có độ che phủ rừng cao; đất đai và khí hậu đa dạng, phù hợp với nhiều loài cây dược liệu đang nghiên cứu và phát triển trồng xen dưới tán rừng đối với các loại cây dược liệu khai thác tự nhiên. Đây là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, đồng thời tạo sinh kế để người dân vùng cao phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả và cần được nhân rộng trên địa bàn các tỉnh.
LÂM ĐỒNG
Khí hậu của Lâm Đồng chia thành 3 vùng gồm độ cao dưới 500m, từ 500 – 1.000 m và trên 1.000 m so với mực nước biển. Ở mỗi vùng này, đều phù hợp với phát triển một số loại dược liệu khác nhau. Từ đây tạo nên sự phong phú, đa dạng cho sản phẩm của địa phương. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên rừng Lâm Đồng cũng rất phong phú với 513 nghìn ha đất có rừng. Đây là tiềm năng phát triển các loại cây trồng xen dưới tán rừng.
Tại đây, cây dược liệu được người dân đưa vào sản xuất từ lâu đời như actiso, diệp hạ châu, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, đảng sâm, trà hoa vàng, tam thất… Vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Cát Tiên, Di Linh.
Điển hình là tại Thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung đang phát triển ổn định với mô hình trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt với quy mô nhà nấm rộng 72 m2. Theo chủ cơ sở, gia đình trồng nấm linh chi nhiều năm trước và đến năm 2020 thì tập trung phát triển theo hướng áp dụng công nghệ IoT (kết nối vạn vật) vào sản xuất. Đến nay, mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao. Với giá bán khoảng 450.000 đồng/kg, mỗi tháng, mô hình nấm linh chi đỏ trên diện tích 72 m2 cho gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung lãi ròng khoảng 5 triệu đồng.
Ngoài nấm linh chi, cây actiso ở Lâm Đồng cũng là cây dược liệu được phát triển phổ biến và tập trung nhiều ở thành phố Đà Lạt. Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, tổng diện tích actiso ở địa phương khoảng 162 ha với sản lượng đạt trên 8 nghìn tấn.
Một số loại khác như trà hoa vàng, chè dây leo, sa nhân, nghệ đen, sâm cau… phù hợp với mô hình xen dưới tán rừng. Đối với các loại dược liệu này, một số doanh nghiệp, đơn vị đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện có 59 doanh nghiệp thu mua các sản phẩm từ cây dược liệu để sơ chế, chế biến với tổng sản lượng trên 7 nghìn tấn. Trong đó nhiều nhất là tiêu thụ actiso với khoảng 45 doanh nghiệp, đơn vị thu mua, tiếp đến là đông trùng hạ thảo 15 doanh nghiệp và nấm linh chi 10 doanh nghiệp thu mua.
TUYÊN QUANG
Tỉnh Tuyên Quang có độ che phủ rừng tới 65%, dưới tán rừng có nhiều loài cây dược liệu quý mọc tự nhiên như: khôi nhung, thảo quả, hương nhu, sả, nghệ, giảo cổ lam, cà gai leo… Đặc biệt, ở huyện Lâm Bình còn sưu tầm được một loại thảo dược quý là trà hoa vàng hay “Kim hoa trà”, trà trường thọ được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại trà”, đang trồng thử nghiệm để tiến tới nhân rộng.
Từ năm 2018, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; trong đó định hướng phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng với mục tiêu: giai đoạn 2016-2020 trồng 1.200 ha cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, giai đoạn 2021-2025 trồng 300 ha.
Ở huyện Sơn Dương có ba xã là Hợp Hòa, Sầm Dương và Văn Phú đã đưa cây cà gai leo vào trồng trên diện rộng, giá thu mua cây tươi khoảng 30 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi sào cũng thu gần chục triệu đồng/vụ. Mỗi năm thu được ba vụ đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Năm 2021, sản phẩm cà gai leo của xã Hợp Hòa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP.
ĐỒNG NAI
Với tổng diện tích rừng hơn 172 ngàn ha, gồm 123,7 ngàn ha rừng tự nhiên, 49 ngàn ha rừng trồng, Đồng Nai là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất trong khu vực Nam bộ. Hiện, tỉnh này vẫn đang thực hiện chủ trương đóng tất cả các loại rừng tự nhiên. Với rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tỉnh đặt ra nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng.
Thời gian qua, một số mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng cũng được người dân triển khai như: Trồng vối, đinh lăng, bạc hà, nghệ vàng… dưới tán rừng. Một số nơi cũng bắt đầu thiết kế và khai thác được các hình thức du lịch đặc thù, hấp dẫn nhờ những lợi thế sẵn có của rừng.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Xuân Lộc đã tổ chức trồng thí điểm 3 mô hình, bước đầu cho kết quả tốt như: Trồng điều và cây dược liệu quế, bình vôi, đinh lăng, sả kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp như sao, dầu; trồng điều, rau rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp và mô hình trồng điều, chuối rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, Công ty THE VOS sẽ hợp tác với BQL Rừng phòng hộ Xuân Lộc triển khai đầu tư dự án trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo lai với quy mô ban đầu khoảng 230 ha. Các hộ dân tham gia chương trình sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ về giống nấm, chuyển giao kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm… Dự kiến, doanh thu từ nấm linh chi trồng dưới tán rừng trong 8 tháng đạt khoảng 200 triệu đồng/ha, lợi nhuận 70 triệu đồng/ha, giải được bài toán sinh kế cho người trồng rừng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường, giúp công tác quản lý, phát triển rừng bền vững hơn.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lâm nông nghiệp vi sinh VOS HARVEST, ông Trần Thanh Sang, kiêm Giám đốc Phát triển dự án của Công ty TNHH Hệ sinh thái THE VOS cho biết: “Nấm linh chi trồng dưới tán rừng sẽ được doanh nghiệp chúng tôi thu mua và xuất khẩu đi Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu của dự án sẽ mở rộng cho người dân trồng rừng. Doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp nguồn giống, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trồng và bao tiêu sản phẩm cho người trồng”.
“Nút thắt” trong phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng keo
Thực tế, phát triển kinh tế dưới tán rừng đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT cùng các địa phương có diện tích rừng lớn nghiên cứu và áp dụng từ khá lâu. Tùy theo đặc thù của từng địa phương, từng loại rừng, kinh tế dưới tán rừng có thể khai thác mạnh ở các ngành khác nhau như du lịch, chăn nuôi, trồng và sản xuất dược liệu…
Tuy nhiên, việc trồng, thu hoạch cây dược liệu còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu mang tính tự phát do chưa có hướng dẫn cụ thể về cải tạo, trồng dưới tán rừng tự nhiên; việc thu hái thiếu ý thức bảo tồn, tái sinh đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên. Thị trường đầu ra cũng chưa ổn định nên người dân chưa yên tâm sản xuất.
Bên cạnh đó, hầu hết các vùng nguyên liệu về cây dược liệu đều ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện hạ tầng hạn chế dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm.
Kết luận
Trồng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen quý, tạo thảm thực vật chống xói mòn đất, ngăn lũ… Do vậy, các ngành chức năng và các địa phương cần tập trung chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung xác định vùng trồng đối với một số loài cây dược liệu chủ lực, bổ sung cơ chế chính sách thu hút đầu tư trồng cây dược liệu, khuyến khích doanh nghiệp có năng lực liên kết với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên gắn với xây dựng nhà máy chế biến, bao tiêu sản phẩm; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tăng cường quản lý, giám sát sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa » Trồng Cây đặc Sản Dưới Tán Rừng
-
Hướng đi Mới Từ Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng - Báo Nhân Dân
-
Thu Tiền Tỉ Từ Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Top 7 Loại Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng Cho Hiệu Quả Cao, Bà Con ...
-
Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng - Tin Tức - Sự Kiện
-
Phát Triển Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng: Vẫn Còn Manh Mún, Tự Phát
-
Trồng Cây "đại Bổ" Dưới Tán Rừng, Thu Trăm Triệu - Dân Việt
-
Kỹ Thuật Trồng 15 Loại Cây Dưới Tán Rừng - TaiLieu.VN
-
Lâm Bình Phát Triển Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng
-
Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng: Hướng đi Hiệu Quả ở Võ Nhai
-
Tiếp Tục Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng Năm ...
-
DỰ ÁN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG THEO MÔ ...
-
Mô Hình Trồng Cây ăn Quả Dưới Tán Rừng Phòng Hộ - Vụ Kế Hoạch
-
Làm Giàu Từ Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng - Chi Tiết Tin Tức
-
Trồng Cây Nông Nghiệp, Dược Liệu Và đặc Sản Dưới Tán Rừng - 123doc