Cây đương Quy Giống Giá Rẻ Chuẩn Giống Tại Hà Nội - Shop Hải Đăng
Có thể bạn quan tâm
Đương quy đã được nghiên cứu về mặt dược lý từ lâu. Sau đây là một số tác dụng chủ yếu.
1. Tác dụng trên tử cung và các cơ trơn
Trên tử cung. Đương quy có 2 loại tác dung: Một loại gây kích thích và một loại gây ức chế.
Theo Schmidt, Y Bác An và Trần Khắc Khôi (1924 Chinese Med.J. 38: 362) thì hoạt chất chiết từ toàn bộ vị đương quy (dùng nước đun sắc hoặc rượu nhẹ độ thấm kiệt), tiêm cho chó đă gây mê (tĩnh mạch) thì thấy đối với tử cung 10 con không có chửa có 37,5% hiện tượng co, đối với chó có chửa hoặc đẻ không lâu thì 100% hiện tượng co tử cung. Đối với các cơ quan có cơ trơn khác như ruột, bàng quang cũng có hiện tượng đó, đồng thời huyết áp hạ thấp và có tác dụng lợi tiểu (do tỷ lệ sacaroza cao trong thuốc).
♣♣ Nếu như dùng tinh thể (không có tính chắt bay hơi, không có đường và kiềm tính) chiết từ đương quy ra để tiêm vào tĩnh mạch thỏ thì cũng thấy sức co bóp của tử cung tăng mạnh, nhưng huyết áp không hạ thấp mà lại tăng cao; nếu dùng tinh thể nói trên pha với dung dịch Tyrốt thành 1/2.000.000, rồi thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ thì cũng thấy hiện tượng co bóp kéo dài; dung dịch pha 10ãng 1/100.000 cũng làm cho mẩu ruột cô lập của thỏ co bópmạnh. Các tác giả cho rằng tính chất kích thích này do tác dụng trực tiếp trên cơ trơn.
Theo Lưu Thiệu Quang, Trương Phát Sơ và Trương Diệu Đức (Trung Hoa y học tạp chí 21: 611; 1935) thì đã dùng tinh dầu của đương quy tiến hành 88 lần thí nghiệm trên tử cung cô lập của động vật và phát hiện thấy đối với tử cung cô lập của thỏ, chó và chuột bạch (có chửa hay không có chửa) với nồng độ 1/50 có tác dụng giãn nghỉ, nhưng tác dụng nhanh và kéo dài, nếu rửa hết thuốc thì tính chất khẩn trương lại khôi phục lại, như vậy chứng tỏ tinh dầu đương quy không làm thương tổn nhiều đối với cơ của tử cung. Với nồng độ 1/25 thì sự co của tử cung lập tức đình chỉ; với nồng độ 1/100 thì hơi có tác dụng giãn nghỉ.
♣♣ Tác dụng trên của đương quy ngược lại với tác dụng cùa tuyến yên và của histamin, tức là sau khi tác dụng bằng atro- pin suníat thì có thể xuất hiện, do đó cho rằng tác dụng của đương quy không do tác dụng trên hệ thống thần kình mà do tác dụng trực tiếp ức chế trên cơ trơn của tử cung và do tác dụng trực tiếp trên cơ của tử cung này mà chữa bệnh thống kinh, so với atropin thì an toàn hơn. Nhưng nãm 1949 (Trung Hoa y học tạp chí, 35; 353) Trương Xương Thiệu cho rằng xem tính chất trực tiếp ức chế cơ trơn của tử cung là đại diện cho cách tác dụng của đương quy chưa được đúng đắn.
Kinh nghiệm dùng đương quy trên lâm sàng cho biết đương quy có tác dụng làm dịu tử cung co quắp. Theo báo cáo của Dương Đại Vọng, Triệu Túc Quân (1948 Trung Hoa y học tạp chí, 34: 457) đã dùng đương quy chữa cho 129 bệnh nhân thống kinh (kinh nguyệt đau đớn) tất cả đã dùng 257 lần thì thấy kết qùa tốt, không có triệu chứng nào không tốt, lại làm tăng sự phát dục của tử cung. Các tác giả đề xuất ra 3 loại tác dụng cùa đương quy.
Ức chế sự co cùa tử cung, làm giãn nghỉ sự căng của tủ cung. Trực tiếp làm cho hành kinh không đau.
Do cơ tử cung giãn nghỉ, huyết lưu thông mạnh, do đó có tác dụng cải thiện sự dinh dưõng tại chỗ, làm cho tử cung chóng bình thường, gián tiếp chữa chứng thống kinh (thấy kinh đau đớn).
Đương quy có tác dụng làm cho ruột trơn và có thể chữa táo bón, làm giảm sung huyết vùng xương chậu do đỏ tham gia làm giảm đau trong lúc kinh nguyệt.
Năm 1954 Ngô Bảo Sam và những người cộng tác đã báo cấo dùng đương quy mua ở Thượng Hải chế thành nước sắc, cồn thuốc, chiết bằng ete dầu hỏa, ete sunfurìc, cloroíoc, cồn nguyên chất và cồn 70°. Với 8 loại chế phẩm đó thí nghiệm trên tử cung cô lập, tử cung tại chỗ và theo phương pháp trường diễn của Reynolds (1929) thì thấy cả 8 loại đều làm tăng tính tiết luật cùa tử cung cô lập thỏ, làm giảm trương lực (tonus); liều lớn thì hoàn toàn ức chế; nếu tiêm vào tĩnh mạch súc vật đã gây mê (mèo, chó, thỏ) thì thấy sự co của từ cung tại chỗ được tăng mạnh, đồng thời huyết áp hạ xuống; nếu tiêm tĩnh mạch những con thỏ theo dõi theo phương pháp Reynolds (mãn tính, trường diên) thì thấy có tác dụng hưng phấn.
Dùng nước sắc đương quy với liều 300, 150, 30, 15 mg trên 10g thể trọng tiêm vào màng bụng chuột nhắt và thuốc chiết bằng ête dầu hỏa với liều 200, 100, 50 mg trên mỗi con chuột tiêm dưới da chuột nhắt đều không thấy tác dụng của các nội tiết tố nữa.
Nàm 1954 (Trung Hoa y học tạp chí, 9; 670- 682), Lã Phú Hoa, Ngô Hy Đoan và Hồng Sơn Hải báo cáo đã dùng một loại đương quy (có lẽ là Ligustỉcum acuti10bum ) chế thành thuốc sắc, cất kéo hơi nước và chiết bằng ête thí nghiệm trên tử cung cô lập, tử cung tại chỗ và trên tử cung trường diễn, cũng đi đến kết quả gần như kết quả của Ngô Bảo Sam kể trên và các tác giả đề xuất rằng đương quy có hai loại tác dụng hưng phấn và ức chế.
♣♣ Cụ thể chất có tác dụng ức chế có trong đương quy chủ yếu nằm trong phần bay hơi được, có độ sôi 189°-210°c ờ 5 mm thủy ngân, thành phần này trong quá trình sắc thuốc thông thường vẫn được áp dụng trong nhân dân thường không bị bay đi nhiều. Thành phần có tác dụng hưng phấn tan trong nước, trong rượu êtylic, không tan trong ète là chất không bay hơi.
Nám 1954, Chu Nhan (Trung dược đích dược lý dữ ứng dụng) đã đề xuất rằng đương quy có hai tác dụng: Thành phần tan trong nước, không bay hơi, có tinh thể, có tác dụng hưng phấn cơ tử cung làm cho sự co bóp tăng mạnh; thành phần bốc hơi có tác dụng ức chế cơ tử cung, làm cho tử cung giãn nghỉ, nếu muốn làm cho có tác dụng co bóp tử cung thì cần sắc thuốc có dương quy lâu để trừ bỏ bớt phần bay hơi; trái lại nếu muốn làm cho tử cung giãn nghỉ thì chỉ nên sắc rất chóng để bảo vệ phấn bay hơi.
2. Tác dụng trên hiện tượng thiếu vitamin E
Theo Nghê Chương Kỳ (1941. Chinese J. physiol. 16; 373) dùng thức ãn thiếu vitamin E nuôi chuột trong 2-5 tháng, 100% chuột bị bệnh thiếu vitamin E với những chứng bệnh ở tinh hoàn; nếu thêm vào thức ăn 5-6% đương quy thì 38% chuột không có những triệu chứng thiếu vitamin E nữa. Các vị thuốc dâm dương hoắc, đan sâm, tục đoạn và xuyên khung cũng có tác dụng tương tự, Nghệ Chương Kỳ suy luận rằng nhân dân sở dĩ dùng đương quy làm thuốc an thai phải chăng có quan hệ tới loại tác dụng này.
3. Tác dụng trên trung khu thần kinh
Theo sự nghiên cứu của một tác giả Nhật Bản (Tửu tinh hòa thái lang, 1933) tinh dầu của đương quy có tác dụng trấn tĩnh hoạt động của đại não lúc đầu thì hưng phấn trung khu tủy sống, sau tê liệt, đưa đến huyết áp hạ thấp, nhiệt độ cơ thể hạ thắp, mạch đập chậm lại và có hiện tượng co quắp; nhưng nếu tiêm dưới da thỏ thì các hiện tượng trên không rõ rệt, chỉ thấy liệt hô hấp trước, rồi đến liệt tim.
4. Tác dụng trên huyết áp và hô hấp
Theo Schmidt. Y Bác An và Trần Khắc Khôi (1924 Chinese Med. J. 38; 362) tinh dầu cùa đương qụy có tác dụng hạ huyết áp, nhưng thành phần không bay hơi cùa đương quy lại có tính chất làm co cơ trơn ở thành mạch máu làm cho huyết áp tăng cao. Lưu Thiệu Quang, Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức (1935 Trung hoa y học tạp chí 21: 611) đã theo dõi tác dụng của tình dầu đương quy trên thỏ, mèo, chó đối với huyết áp và hô hấp thì thấy tùy theo liều lượng lớn. Nhỏ tinh dầu tiêm vào mạch máu mà tác dụng có khác nhau.
– Liều nhỏ: Huyết áp hơi hạ thấp, hô hấp hơi bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng rất ít.
– Liều trung bình: Huyết áp hạ thấp nhiểu hơn, hô hấp khó khãn.
– Liều lớn: Huyết áp hạ rất mạnh, hô hấp khó khãn rõ rệt, cuối cùng hô hấp ngừng lại,gây chết.
Tác dụng làm hô hấp khó khãn đối với thỏ ít hơn so sánh với mèo và chó. Cho nên có thể nói độ độc của đương quy đối với huyết áp hay hô hấp rất thấp.
5. Tác dụng trên cơ tim
Theo Ngụy Liên Cơ (1950 sinh lý học háo 20 (2); 105-110-Trung văn) thì tác dụng trên tim của đương quy giống tác dụng của quinidin. Thành phần chủ yếu có tác dụng này nằm trong phần tan trong ête êtylic.
6. Tác dụng kháng sinh
Năm 1950, Lưu Quốc Thanh đã báo cáo nước sắc đương quy có tác dụng kháng sinh đối với trực trùng ly và tụ cầu trùng.
Từ khóa » Cây Giống Sâm đương Quy
-
Hạt Giống Sâm đương Quy, GIEO LÀ LÊN | Shopee Việt Nam
-
Cây Giống Sâm đương Quy | Shopee Việt Nam
-
Trồng Sâm đương Quy Như Trồng Khoai, Dân ở đây Nhanh Giàu
-
Cây Giống Sâm đương Quy Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Hạt Giống Sâm đương Quy
-
Hạt Giống đương Quy
-
Giá Cây đương Quy - Kỹ Thuật Trồng Cây đương Quy - YouTube
-
Giống Cây đương Quy
-
Hướng Dẫn Trồng Sâm đương Quy đúng Kỹ Thuật - Dược Liệu Hòa Bình
-
GIỐNG CÂY ĐƯƠNG QUY - Viencaygiongtrunguong
-
Hạt Giống Cây đương Quy
-
Hạt Giống Sâm đương Quy - HGSDQ - Sendo
-
Trai Phố Núi Trồng Giống Sâm Toàn Lá, Cứ 1ha Lãi Ròng 150 - 200 Triệu