Hướng Dẫn Trồng Sâm đương Quy đúng Kỹ Thuật - Dược Liệu Hòa Bình

Hướng dẫn trồng sâm đương quy đúng kỹ thuật. Sâm Đương quy là một loại dược liệu quý có tính ứng dụng cao trong đời sống con người. Giống cây này được đưa về Việt Nam trồng và khai thác từ những năm 60. Tuy nhiên diện tích canh tác còn nhỏ, chưa thực sự tương xứng với điều kiện khí hậu thuận lợi ở nước ta. Cây chỉ tập trung trồng nhỏ lẻ tại vùng Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả kỹ thuật trồng sâm đương quy tốt nhất. Giúp quý độc giả có thể thử trồng sâm đương quy tại nhà phục vụ gia đình và bản thân.Hướng dẫn trồng sâm đương quy

>>Xem thêm: Lá sâm đương quy có ăn được không?

Giới thiệu về Sâm đương quy và Công dụng của sâm đương quy

Là loại dược liệu quý cho thu nhập cao cây sâm đương quy được nhiều tỉnh xác định là cây trồng chủ lực để phát triển cải thiện thu nhập cho nông dân.

Đương quy có tên khoa học là seniseca, tên thực vật senicasenien. Đây là cây thuốc được đông y sử dụng từ rất lâu đời. Cây đương quy chứa nhiều tinh dầu và các vitamin rất tốt cho sức khỏe. Tác động rất tốt đến hoạt động hệ tiêu hóa và hệ xương khớp.

Hướng dẫn trồng sâm đương quy
Cây Sâm đương quy

Công dụng của sâm đương quy

Đương quy còn có tên là sâm quy, tần quy thường mọc ở nơi có khí hậu mát. Sâm đương quy có hai loại là đương quy rừng và đương quy trồng. Đương quy rừng thường nhỏ, thơm và có giá trị dược liệu hơn.

  • Bổ khí huyết: thường được dùng chữa các chứng do khí hư huyết ứ. Xuất huyết nhiều gây đau đầu mệt mỏi, rất thích hợp cho phụ nữ chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung.
  • Tiêu hóa: chữa các bệnh tiêu hóa kém, giúp nhuận tràng.
  • Xương khớp: trị các bệnh xương khớp như tê bì chân tay, đau do ứa máu hoặc chấn thương.
  • Ngoài ra còn được sử dụng để phòng ngừa bệnh mạch vành, ung thư…
  • Cách dùng: đương quy thường được dùng để ngâm rượu, nấu nước uống, sắc thuốc, nấu các món ăn. Đương quy có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Hướng dẫn trồng sâm đương quy đúng kỹ thuật

Cây đương quy thích hợp với điều kiện đất ẩm, các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác sâu, tơi xốp. Đất trồng cần sạch bệnh, sạch cỏ dại, thông thoáng thuận tiện cho việc tưới tiêu, giao thông để dễ thu hoạch.

Cây sâm đương quy không kén đất tuy nhiên để trồng có năng suất cần áp dụng nhiều kỹ thuật. Có thể trồng xen với các loại cây khác như cà phê, cây ăn trái mang lại thu nhập rất cao.

Điều kiện sinh trưởng

Đất đai: Đương quy phù hợp với đất đài tơi xốp, nhiều màu, đất mùn, đất thịt nhẹ, có tầng canh tác sâu, dễ thoát nước.

Nhiệt độ: nhiệt độ mát mẻ, duy trì từ 15 – 20 độ C.

Lượng mưa: thích hợp với vùng đất có lượng mưa quanh năm từ 1.600 – 2.000mm/năm.

Hướng dẫn trồng sâm đương quy
Bà con đang chăm bón cây sâm đương quy

Kỹ thuật gieo trồng và chăm bón

Thời vụ

  • Ở vùng đồng bằng: Thời gian gieo hạt vào tháng 10 sẽ cho thu hoạch vào tháng 6 – 7 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 9, 10 tháng.
  • Ở vùng núi cao (Sapa, Tam Đảo): Thời gian gieo hạt vào tháng 10 11, cho thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 11 – 12 tháng.
  • Ở khu vực Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10, 11 năm sau. Tổng thời gian sinh trưởng của cây kéo dài từ 14 – 18 tháng

Chọn giống và gieo hạt sâm đương quy

Lựa chọn hạt giống được để từ cây trên 2 năm tuổi, hạt chắc mẩy, đạt tỉ lệ nảy mầm cao trên 70%. Nên mua hạt giống ở những vườn dược liệu uy tín. Nếu không lấy hạt, người trồng cũng có thể mua giống cây đương quy về trồng, giá cao hơn nhưng không tốn công đoạn xử lý hạt

Gieo hạt đương quy:

Hạt đương quy có thể gieo trong vườn ươm, gieo lên bầu hoặc gieo trực tiếp ra đồng ruộng. Trong đó, phương thức gieo hạt trong bầu co tỉ lệ nảy mầm cao, dễ chăm sóc, chủ động giống tốt hơn.

Cách thức tiến hành như sau:

Đất trong bầu cần được xử lý, trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân super lân.

Mỗi bầu đất gieo từ 2 – 3 hạt, sau khi gieo thì  phủ rơm rạ, cỏ khô lên trên bề mặt và tưới đẫm nước. Sau 15 ngày, hạt sẽ mọc mầm, ta dỡ bỏ rơm, tiếp tục tưới nước cấp ẩm cho cây.

Khi cây phát triển được 3 lá thật thì tỉa bớt chỉ để lại 2 cây.

Đến khi cây ra được từ 3 – 4 lá thật thì đem ra ruộng trồng.

Hướng dẫn trồng sâm đương quy
Cây sâm đương quy giống

Cách trồng và chăm sóc

Mật độ:

Cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 30cm. Đối với mật độ trên 1000m2 tùy thuộc vào trồng thuần hay trồng xen canh. Trồng thuần mật độ 8000 cây/1000m2, trồng xen 4000 cây/1000m2.

Bón phân:

Với 1000m2 người trồng chuẩn bị: 20 tấn phân chuồng hoai mục, 900kg lân, 400kg ure, 170kg kali… Người trồng bón hết lượng phân theo tỉ lệ : 100% Phân chuồng + 100% phân lân + 50% phân kali.

Bón thúc

Bón thúc chia làm 3 giai đoạn, tránh cho cây bị xót phân. Hỏng cây

Đ1: khi cây vừa ra lá bón 25% phân đạm.

Đ2: khi cây vừa trải lá bón 25% đạm + 25%kali.

Đ3: cách 1 – 2 tháng khi thu hoạch bón nốt 25% đạm + 25% kali còn lại.

Lưu ý: nếu vườn đương quy giày quá cần tiến hành tỉa bỏ. Nếu vườn có cỏ cần thường xuyên nhổ bỏ không để lấn áp cây con. Nhổ cỏ 20 – 30 ngày/lần kết hợp bón thúc và xới xáo cho đất thoáng.

Tưới nước

Ở các vùng núi cao có thể dùng ô doa để tưới lên mặt hoặc lắp đặt hệ thống béc phun nước mưa đ tưới trên mặt lá.

Ở vùng đồng bằng, người trồng tiến hành tưới nước đẫm qua 1 đêm để nước ngập đến 2.3 ruộng, sang hôm sau tháo hết nước. Thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài thì từ 18 – 20 ngày tiến hành tưới đẫm qua đêm 1 lần.

Vào mùa mưa, khu vực trồng cần có hệ thống tiêu nước kịp thời, tránh làm úng rễ, thối, hỏng.

Thu hoạch:

Vào tháng 11, 12 cây đương quy đã bắt đầu già, lá ngả màu vàng, cần tiến hành thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, thu vào buổi sáng, tránh làm xây xát hay gẫy củ chính. Nếu được thâm canh tốt năng suất đương quy có thể đạt được 2,5 – 3 tấn dược liệu khô/ha. Chúc quý độc giả có một mùa vụ thắng lợi

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Sâm đương quy hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệtSâm đương quy hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
  • Cách sử dụng sâm đương quy tươiCách sử dụng sâm đương quy tươi
  • Tác dụng tuyệt vời của sâm đương quy với bệnh lý phụ nữTác dụng tuyệt vời của sâm đương quy với bệnh lý phụ nữ
  • Cần hết sức lưu ý khi sử dụng quả bồ hònCần hết sức lưu ý khi sử dụng quả bồ hòn
  • Cách ngâm rượu cây cỏ xướcCách ngâm rượu cây cỏ xước
  • Gỗ cẩm lai có mấy loại và cách phân biệt từng loạiGỗ cẩm lai có mấy loại và cách phân biệt từng loại

Từ khóa » Cây Giống Sâm đương Quy