Cây Gấc - Những điều Cần Biết Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây
Có thể bạn quan tâm
Được biết đến là loại quả rất giàu dinh dưỡng, quả gấc khi chín có màu đỏ cam có chứa nhiều Beta-caroten là chất Tiền Vitamin A. Chúng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, màng hạt có khá nhiều chất dầu còn được ép lấy tinh dầu gấc có chứa vitamin E tự nhiên rất tốt cho việc làm đẹp của phụ nữ.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Gấc II. Đặc điểm của cây Gấc III. Tác dụng của cây Gấc 1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh 2. Giá trị trong ẩm thực 3. Tác dụng chữa bệnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Gấc 1. Cách trồng cây 3. Cách chăm sóc câyI. Giới thiệu về cây Gấc
- Tên thường gọi: Cây gấc
- Tên gọi khác: Mộc miết tử (hạt gấc)
- Tên tiếng anh: Sweet Gourd
- Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
- Họ thực vật: Thuộc họ Cucurbitaceae (Bầu bí)
- Nguồn gốc xuất xứ: Là loại cây có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á
- Phân bố: Cây gấc phân bố rộng rãi trên khắp các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, ở khu vực bản địa bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam
- Tuổi thọ: Cây sống nhiều năm
- Màu sắc của hoa: Hoa có màu vàng nhạt, màu trắng
- Thời gian nở hoa: Mùa hoa gấc nở là vào tháng 4 – 6
- Bao gồm: Giống gấc nếp (quả nhỏ, áo hạt màu đỏ đậm) và giống gấc tẻ (quả to, áo hạt màu cam nhạt, kém mùi thơm và độ ngậy hơn).
II. Đặc điểm của cây Gấc
- Hình dáng bên ngoài: Gấc là cây dây leo thân thảo, dây leo cao và bám chắc được là nhờ vào các tua (tay) cuốn nhỏ mọc ra từ kẽ lá hoặc ở ngọn nọn. Các tua này thường bám vào các cây tươi, cây khô hoặc giàn tre, thậm chí lên cả mái nhà.
- Kích thước: Dây gấc bò leo rất xa và khỏe có thể leo dài đến cả 15 – 20m.
- Lá: Lá gấc thô ráp xẻ thành 3 – 5 thùy nhọn hình chân vịt kích thước khoảng 15 – 20 cm. Mọc so le màu xanh đậm rất đẹp mắt.
- Hoa: Hoa gấc có hoa cái và hoa đực trên cùng một dây, hoa mọc ra từ các kẽ lá. Hoa đực nằm trong lá bắc to, hoa cái lá bắc nhỏ hơn khi nở xòe 5 cánh ra có hình phễu. Tùy vào giống gấc nếp hay tẻ mà có hoa màu vàng nhạt hay đôi khi màu trắng khác nhau.
- Quả: Quả gấc có nhiều kích cỡ to, nhỏ khác nhau đôi khi hình tròn hoặc hình bầu dục, hình trứng, trên vỏ có nhiều gai nhọn. Cân nặng mỗi quả trung bình từ 0,8 – 2kg/1 quả. Quả gấc khi còn non vỏ có màu xanh lục, khi già chuyển màu vàng đốm và chuyển sang màu đỏ cam khi chín rộ.
- Hạt: Bên trong lõi là những màng hạt màu đỏ thẫm, chứa nhiều dầu khá trơn và mềm. Khi bóc lớp màng ra là những hạt màu đen xù xì, dẹt mỏng và cứng, đập vỡ hạt ra có nội nhũ màu trắng. Thường thu hoạch gấc khi quả gần chín về để ủ hoặc thu quả chín đều từ tháng 8 – 12 âm lịch.
III. Tác dụng của cây Gấc
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây gấc được trồng để tạo cảnh quan giúp trang trí cho sân vườn nhà bạn thêm mát mẻ và sinh động hơn. Những giàn cây xanh mát, những bông hoa trắng ngà cùng với những quả gấc treo lúng lính có hình dạng khá độc đáo hứa hẹn sẽ làm thư giãn tinh thần và giúp cho ngôi nhà thêm phần xanh – sạch – đẹp.
2. Giá trị trong ẩm thực
Quả gấc có chứa rất nhiều thành phần năng lượng, trong đó hàm lượng Beta caroten và Lycopen lớn nhất trong số các loại quả có màu đỏ khác: Cà chua, cà rốt, ớt..
Ngoài ra, hàm lượng axit béo chủ yếu là chất béo không bão hòa an toàn cho sức khỏe và lượng vitamin E khá dồi dào.
Quả gấc sau khi thu hoạch chủ yếu lấy lớp màng hạt để bóp cùng với gạo nếp để đồ xôi. Xôi chín có màu đỏ đậm, thơm và béo ngậy, đây là món truyền thống của người Việt nam dùng để dâng lên tổ tiên vào các dịp rằm, lễ tết. Chúng cũng được dùng để nhuộm với bột bánh rán, kẹo gấc để tạo màu cho thơm ngon.
Ngọn gấc và lá non được dùng để xào với lợn, lòng mề gà vịt cũng khá ngậy.
Lớp màng hạt gấc chứa nhiều dầu nên được dùng để ép lấy dầu thực vật dùng trong các bữa ăn hàng ngày.
3. Tác dụng chữa bệnh
Hạt gấc cũng được sử dụng rộng rãi trong dân gian và trong nền y học cổ truyền. Màng hạt được sấy khô hoặc dùng để sản xuất thuốc dạng viên nén hoặc viên nang có công dụng chữa một số bệnh về mắt (khô mắt do thiếu vitamin A). Giúp cải thiện và tăng cường thị lực, với nguồn vitamin E dồi dào giúp ngăn cản sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư…
Trong dân gian, hạt gấc nướng rồi giã nát được dùng chữa sưng đau tấy đỏ do bị đinh nhọt, sưng đau quai bị, chữa bệnh trĩ. Ngoài ra, chúng còn được bào chế làm thuốc bổ cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, gầy sút cân…
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Gấc
1. Cách trồng cây
Cây gấc được nhân giống bằng chủ yếu bằng gieo hạt, để cây gấc lên mầm tốt cần phải chọn hạt giống đạt tiêu chuẩn.Nên chọn giống gấc nếp để trồng bởi đây là loại quả có hàm hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
- Cách ươm hạt
Sau khi chọn được hạt giống gấc, tiến hành ngâm nước ấm vào mùa đông và nước mát vào mùa hè. Hạt gấc không nên phơi quá khô sẽ khó nảy mầm, ngâm nước trong khoảng 24 – 30 giờ sau đó vớt lên để ráo nước rồi ủ trong phòng ẩm mát. Nếu khó nảy mầm hoặc không đều có thể pha thuốc kích thích ra rễ tưới lên hạt rồi ủ thêm vài ngày nữa. Đối với mùa nóng cần tưới nước sạch lên nơi ủ hạt mỗi ngày một lần.
- Đất ươm
Có thể ươm hạt giống cây gấc trong bầu, khay, chậu nếu ươm với số lượng ít, nếu quy mô nhiều cần ươm ngoài luống đất có làm luống và mái che cẩn thận. Luống ươm cao khoảng 30cm, bề rộng 1 – 1,5m, dài tùy ý. Làm đất nhỏ tơi, tưới nước và lót phân vi sinh cẩn thận rồi mới rạch đất, đặt hạt ươm. Sau khi đặt hết cần vùi đất để giữ ẩm, căng lưới che hoặc dùng cọ che mặt luống tránh mưa xói đất hoặc nắng khô đất làm hạt gấc lâu mọc mầm.
áng để cho cây con mau lớn. Sau 3 tuần cây con sẽ đạt chiều cao khoảng 70-80cm và bắt đầu ra tua cuốn, lúc này bạn nên cắm một que dài làm giá để chúng leo lên. Vài ngày sau đó bạn có thể chuyển cây sang vườn trồng.
- Cách trồng cây
Sau khi mầm gấc đạt tiêu chuẩn cao từ 30 – 50cm, có từ 3 – 4 lá, bắt đầu mọc tua và nhánh là có thể đem trồng được.
Cây gấc thường ưa ẩm nên chọn đất trồng gần nơi có nước để tưới tắm thường xuyên cho cây. Nếu là đất nghèo dinh dưỡng cần lót phân chuồng hoặc phân vi sinh để cây gấc sinh trưởng tốt.
Hố trồng cây gấc không cần to quá phù hợp với bầu cây là được, trồng cây vào buổi sáng hoặc chiều mát. Sau khi trồng cần che chắn nắng và cắm cọc làm giàn luôn vì cây nhanh bén rễ và mọc tua nhanh.
3. Cách chăm sóc cây
Cây gấc cần đủ nước nhưng không quá nhiều làm úng thối rễ nên cần làm rãnh thoát nước nếu trồng ở nơi bằng phẳng.
Cây gấc cần nhiều nước nhất ở giai đoạn đang ra hoa và đậu trái, thiếu nước sẽ làm hoa rụng và tỷ lệ đậu trái kém. Thời điểm này cần tưới nhiều nước và bón thêm phân dạng nước cung cấp đủ dưỡng chất cho hoa to nở đều và tăng tỷ lệ đậu trái.
Loại phân có thể dùng là phân bón lá (siêu lân, Bo-Canxi), phân bón qua rễ bằng phân chậm tan NPK 15-5-9, 16-8-16…Mỗi năm bón thêm một lần phân chuồng để cây hấp thụ đủ dinh dưỡng nhất từ đó cho năng suất và chất lượng cao.
Cây gấc cũng có một số loại côn trùng chích hút ăn hại như: Rệp, sâu cuốn lá non, nhện đỏ hại quả làm vỏ sần sùi kém màu sắc. Nếu không thể bắt bằng tay có thể phun thuốc trừ sâu với nồng độ nhẹ và khi quả còn non, có thể dùng thuốc Monifos hoặc Reantgant 3.6 để trừ sâu và nhện.
Cây gấc chỉ trồng một lần nhưng sống được lâu năm, cứ hết vụ quả lá tàn lụi cần cắt dây cách mặt đất khoảng 20cm. Rồi đến mùa xuân năm mới những mầm non lại mọc lên từ gốc cây này, khi đó cần chăm sóc như ban đầu mới trồng cây.
Cứ lặp đị lặp lại như vậy trong khoảng 6 – 7 năm liền là gốc cây đã có đường kính khoảng chừng 20cm. Để cây gấc già vẫn sinh trưởng tốt và sai nhiều hoa và quả, bạn cần nắm vững các kỹ thuật trên để chăm cây được tốt nhé.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cây Gấc Rễ Gì
-
Cây Gấc: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Bài Thuốc Chữa Trị
-
Rễ Gấc Có Tác Dụng Gì – Công Dụng, Cách Dùng Từng Bộ Phận ...
-
Gấc: Món Ngon, Thuốc Quý - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Tác Dụng Bất Ngờ Của Cây Gấc ít Người Biết đến
-
Từng Bộ Phận Của Quả Gấc Chữa Bệnh Gì? Những điều Lưu ý Khi ...
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gấc: Quả, Lá, Rễ, Hạt..
-
Công Dụng, Cách Dùng Từng Bộ Phận Của Cây Gấc
-
Gấc, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gấc
-
Rễ Cây Gấc Ngâm Rượu Archives - Có Tác Dụng Gì
-
Cây Gấc
-
Gấc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Gấc - Cách Trồng, Chăm Sóc Gấc Sai Trĩu Trái - Sfarm