Gấc, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gấc
Có thể bạn quan tâm
Tên khác
Tên thường gọi: Gấc còn gọi là Mộc Miết, Hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, Mộc tất tử, Thổ mộc miết, Mộc biệt tử, Mộc miết tử (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Quả gấc gọi là Mộc miết quả.
Tên tiếng Trung: 木鳖, 木鳖子 (Mộc miết tử - Hạt gấc), 木鳖果 (Mộc miên quả - Quả gấc)
Tên khoa học: Semen Momordicae.
Họ khoa học: họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Cây Gấc
(Mô tả, hình ảnh cây Gấc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.
Phân bố
Gấc là một loại cây khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên khắp các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Thu hái và chế biến:
Quả gấc thu hoạch khoảng tháng 12 hay tháng 1. Thu hái quả gấc chín lấy cùi nấu xôi, lấy hạt phơi khô để dùng.
Bộ phận dùng:
Màng hạt, nhân hạt (Mộc miết tử – Semen Momordicae), rễ.
+ Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bốc vỏ màng và chế biến khô.
+ Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc.
+ Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
Thành phần hóa học
Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic vv...
Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là b-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng b-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt.
Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp.
Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.
Vị thuốc Mộc miết tử
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc.
Quy kinh:
Vào Can, Tỳ.
Tác dụng:
Hoạt huyết, hóa ứ tiêu sưng, sang thương.
Chủ trị:
Ngâm rượu xoa bóp trị nhức mỏi gân xương, chấn thương ứ huyết, giã đắp sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, ngâm giấm trị quai bị vv...
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Gấc
Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại):
Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).
Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu:
Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như H.Đ.
Để chữa Trĩ
Có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Chữa sưng vú:
Hạt gấc bỏ vỏ, sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày nửa thìa cà phê sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, cần uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhân hạt gấc mài với giấm hoặc ngâm rượu bôi vào chỗ đau, ngày 3-4 lần. 6.
Chữa bướu hạch:
Hạt gấc bỏ vỏ cứng rang khô, tán thành bột, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhựa cây đại bôi vào chỗ đau, hạt gấc ngâm rượu làm cồn thoa bóp.
Tham khảo
Tác dụng của gấc
Người ta ví quả gấc như cái túi chứa đầy carotene (tiền vitamin A) mà không một loại rau, củ, quả nào có thể so sánh được.
+ Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
+ Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bơi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).
+ Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g.
Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
+ Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.
+ Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.
Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín) nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.
Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.
Kiêng kỵ:
Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.
Tag: cay gac, vi thuoc gac, cong dung gac, Hinh anh cay gac, Tac dung gac, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Cây Gấc Rễ Gì
-
Cây Gấc: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Bài Thuốc Chữa Trị
-
Rễ Gấc Có Tác Dụng Gì – Công Dụng, Cách Dùng Từng Bộ Phận ...
-
Gấc: Món Ngon, Thuốc Quý - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Tác Dụng Bất Ngờ Của Cây Gấc ít Người Biết đến
-
Từng Bộ Phận Của Quả Gấc Chữa Bệnh Gì? Những điều Lưu ý Khi ...
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gấc: Quả, Lá, Rễ, Hạt..
-
Công Dụng, Cách Dùng Từng Bộ Phận Của Cây Gấc
-
Rễ Cây Gấc Ngâm Rượu Archives - Có Tác Dụng Gì
-
Cây Gấc - Những điều Cần Biết Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây
-
Cây Gấc
-
Gấc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Gấc - Cách Trồng, Chăm Sóc Gấc Sai Trĩu Trái - Sfarm