Cây Gạo – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Bài này nói về một loài cây, gạo còn có nghĩa là sản phẩm thu được từ hạt cây lúa sau khi bỏ vỏ, xem bài Gạo.
Cây gạo
Hoa đỏ của cây gạo vào mùa xuân
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae s.l (hay Bombacaceae)
Phân họ (subfamilia)Bombacoideae
Chi (genus)Bombax
Loài (species)B. ceiba
Danh pháp hai phần
Bombax ceibaL.
Danh pháp đồng nghĩa
Bombax malabaricum DC.Salmalia malabarica

Cây gạo,[1] bông gạo[2] (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên, hoặc hồng miên và người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).

Hoa gạo

Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân (tháng 3 hoặc tháng 4) trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.

Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) đã tặng một cây cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN.

Các sợi bông của nó cũng được dùng nhồi vào gối hay nệm cũng như làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên vì bông cây gạo không dài sợi nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải được.

Hoa gạo được dùng trong một số loại trà thuốc Trung Hoa.

Tại Quảng Đông (Trung Quốc), cây này gọi là 木綿 - mộc miên (cây bông thân gỗ), hay 紅綿 - hồng miên (bông đỏ). Nó còn được gọi là 英雄樹 - anh hùng thụ (cây anh hùng) do có thân cao và thẳng.

Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan), Nam Định (Việt Nam).

Thành ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt có thành ngữ liên quan đến cây gạo: "Thần cây đa, ma cây gạo, cáo cây đề" hay "Cây gạo có ma, cây đa có thần" nhắc đến phép siêu nhiên gắn bó với ba loại cây này trong tâm thức văn hóa Việt.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nụ Nụ
  • Hoa Hoa
  • Nở hoa Nở hoa
  • Trái cây chưa trưởng thành Trái cây chưa trưởng thành
  • Vỏ cây non Vỏ cây non
  • Vỏ cây trưởng thành Vỏ cây trưởng thành
  • Thân cây có gai phía trên Thân cây có gai phía trên
  • Hạt Hạt

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Anh Tài, Vũ; Thị Hoa, Định. “Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé” (PDF). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 4: 9–20.
  2. ^ Thúy Hằng, Hoàng Thị; Đình Lý, Trần (2013). “Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở huyện Chợ Mới và Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” (PDF). Tạp chí Sinh học. 35: 43–54.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Bombax ceiba tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Bombax ceiba tại Wikimedia Commons
  • Bombax ceiba (plant) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q13399160
  • Wikispecies: Bombax ceiba
  • APDB: 48445
  • APNI: 58068
  • BOLD: 210499
  • CoL: MF6V
  • Ecocrop: 3756
  • EoL: 584792
  • EPPO: BOMCE
  • FloraBase: 4996
  • FNA: 242420835
  • FoAO2: ceiba Bombax ceiba
  • FoC: 242420835
  • GBIF: 3152226
  • GRIN: 105274
  • iNaturalist: 68313
  • IPNI: 559120-1
  • IRMNG: 10910986
  • ITIS: 21593
  • IUCN: 61781914
  • MoBotPF: 277961
  • NCBI: 45325
  • NTFlora: 784
  • NZOR: 9633a5b6-b6dc-40ab-8823-e1e2e3d48c1b
  • Open Tree of Life: 151046
  • Plant List: kew-2679086
  • PLANTS: BOCE2
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:559120-1
  • Tropicos: 3900633
  • WFO: wfo-0000568369

Từ khóa » Cây Hoa Gạo Màu Gì