Cây Hoa Gạo: Hình ảnh, đặc điểm, ý Nghĩa Loài Hoa Của Tháng 3 - Eva
Có thể bạn quan tâm
Cây hoa gạo là cây gì?
Cây hoa gạo có tên khoa học là Bombax Ceiba, còn có tên gọi khác là cây Mộc miên, cây Pơ-lang, thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Cây hoa gạo vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, quen sống ở vùng nhiệt đới, sau này được du nhập qua nhiều nước trong châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam,... Đây là loài cây biểu tượng, gắn liền với hình ảnh làng quê của Việt Nam ta cũng như trong tuổi thơ của vô số người.
Hình ảnh cây hoa gạo
Đặc điểm của cây hoa gạo
Cây hoa gạo là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10-15m và mọc thẳng đứng. Thân cây có nhiều gai giúp ngăn chặn các loài côn trùng có thể tấn công và đẻ trứng. Tuy là cây thân gỗ nhưng thân của cây hoa gạo khá mềm và giòn, cho nên không phù hợp để khai thác vào mục đích chế tác đồ vật. Vỏ cây có chứa nhiều chất bổ dưỡng, có thể được khai thác để chế tạo thuốc.
Hoa gạo ở nước ta có màu đỏ rực, với 5 cảnh mọc đều nhau, nhụy hoa thẳng tắp và có màu đỏ vàng ở đầu. Hoa thường nở vào mùa xuân và rụng lá vào mùa đông. Khi vào mùa hoa gạo nở, chúng sẽ khiến cả một vùng đỏ rực sắc hoa, trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Vậy nên trong dân gian ta mới có câu nói: “Thân cây đa, ma cây gạo” để ám chỉ sự gắn bó của loài cây này trong văn hóa dân gian của Việt Nam ta.
Hoa gạo nở vào mùa nào?
Mùa hoa gạo nở bắt đầu từ cuối Xuân, tức là từ tháng 3 dương lịch và bắt đầu thay lá khi mùa đông tới. Hoa gạo nở báo hiệu cho thấy mùa Đông đã tan, mùa Hạ sắp tới, là khi này người nông dân chuẩn bị bắt tay cho một mùa vụ mới để cả một năm sung túc, no đủ. Chính vì vậy đây là loài hoa đại diện cho sự hy vọng, hạnh phúc, niềm vui.
Mùa hoa gạo nở bắt đầu từ tháng 3
Sự tích cây hoa gạo
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nhà tuy rất nghèo nhưng lại đem lòng yêu tha thiết một cô gái. Họ yêu nhau thật lòng và đã đi đến kết hôn, vào ngày cưới thì trời bỗng đổ mưa rất to, cuốn đi hết tất cả lễ vật và căn nhà của chàng trai. Chàng rất đau lòng, do đó dân làng thương tình bèn trồng một cây nêu để chàng có thể leo lên gặp ông Trời để hỏi rõ sự tình. Vào ngày chàng trai leo lên trời, chàng đã buộc vào cổ tay vợ chàng một tấm vải màu đỏ để làm tin.
Khi đã leo lên đến nơi, chàng vào hỏi Ngọc Hoàng xem tại sao lại đổ mưa to vào ngày cưới của mình, mưa nắng thiên tai thất thường còn ảnh hưởng đến bá tánh, chúng sinh dưới hạ giới. Thấy vậy Ngọc Hoàng triệu tập Thiên Lôi để hỏi sự tình, Thiên Lôi không thể làm xuể hết công việc nên muốn chàng trai ở lại giúp mình làm Thần Mưa.
Thế là Ngọc Hoàng chuẩn tấu, chàng trai trở thành Thần Mưa để giúp đỡ chúng sinh hạ giới khỏi thiên tai, khổ cực. Vợ chàng vì ngày đêm ngóng trông cho nên đã khóc hết nước mắt vì thương nhớ. Vào một ngày tháng 3, Ngọc Hoàng thương tình bèn ban cho cô gái một điều ước. Nàng ước rằng nàng có thể biến thành một loài cây có rễ bám chặt xuống đất, mọc cao thẳng đứng để ngày ngày có thể được nhìn thấy chàng trai. Ngọc Hoàng đồng ý và biến nàng thành cây hoa gạo, hoa của cây có màu đỏ rực tựa như tấm vải mà chàng đã buộc vào tay vợ mình trước đây.
Ý nghĩa của hoa gạo
1. Hoa gạo tượng trưng cho tình yêu son sắt, thủy chung
Như câu chuyện sự tích cây hoa gạo đã đề cập ở trên, hoa gạo chính là biểu tượng cho tình yêu thủy chung, son sắt của đôi lứa. Dù cho có khó khăn, xa cách thế nào, nhất định sẽ đợi chờ nhau để được đoàn tụ.
2. Hoa gạo tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc của làng quê
Hoa gạo là loài hoa của tuổi thơ, của làng quê mộc mạc và bình yên. Hầu như những ngôi làng của đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta đều có loài cây này. Mỗi khi vào mùa hoa gạo, hoa nở đỏ rực cả một góc trời, tạo nên vẻ đẹp vô cùng độc đáo.
3. Hoa gạo mang lại sự bình yên, hạnh phúc, tốt lành
Dân gian xưa đã có câu nói: “Thân cây đa, ma cây gạo”, tức là cây hoa gạo có một ý nghĩa tốt đẹp, mang lại sự bình yên và hạnh phúc. Ngoài ra trong phong thủy, hoa gạo có thể xua đuổi tà ma và quỷ dữ, đem lại sự an lành cho người dân.
Hoa gạo mang đến sự bình yên, nét mộc mạc của làng quê Việt Nam
Công dụng của hoa gạo trong đời sống
Cây hoa gạo ngoài việc được trồng để tạo bóng mát và làm đẹp cho không gian sống, cây còn có thể được bào chế thành những vị thuốc vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Theo Đông y, hoa gạo có vị ngọt, hơi chát nhưng mát. Rễ cây cũng có thể được thu hoạch để làm thuốc. Hoa và rễ sẽ được đem phơi khô, sau đó đem tán thành bột mịn để có thể pha nước uống hoặc tạo thành các vị thuốc dân gian. Hoa gạo có khả năng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, điều trị hiệu quả các chứng bệnh về dạ dày, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, mất máu do chấn thương hoặc sau phẫu thuật,...
Trồng cây phong thủy kích vận khí tài lộc cho 12 con giáp năm 2021 dưới góc nhìn của chuyên gia phong thủyTrong phong thủy, tùy theo tuổi, vận mệnh mà chúng ta lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp. Nhờ vào đó, chúng ta sẽ góp phần tạo cho mình có một môi trường thoải mái, trong lành và tăng vận khí. Để kích vận tài lộc trong năm Tân Sửu 2021, 12 con giáp nên chọn trồng các loại cây sau.Bấm xem >>Phong thủy nhà ở
Từ khóa » Cây Hoa Gạo Màu Gì
-
Cây Hoa Gạo - Cây Bóng Mát Của Làng Quê Việt Dân Dã Và đẹp
-
Bán Cây Gạo Hoa Trắng - Cây Xanh Đại Xuân
-
Tìm Hiều Ý Nghĩa Cây Hoa Gạo【+99 Hình Ảnh Đẹp】
-
Cây Gạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Hoa Gạo – Cây Bóng Mát Truyền Thống Của Người Việt
-
Ý Nghĩa Hoa Gạo - Vẻ Đẹp Bình Dị Của Vùng Quê Việt Nam
-
Top 17 Hoa Gạo Màu Gì Hay Nhất 2022 - Máy Ép Cám Nổi
-
Hoa Gạo Nở Vào Mùa Nào? Những địa điểm Chụp Hoa Gạo đẹp Nhất
-
Hình ảnh Hoa Gạo – Rực đỏ Như Cảm Xúc Mãnh Liệt Của Tình Yêu
-
Tháng 3 Hoa Gạo đỏ Rực Giữa Lòng Thủ đô - Báo Lao động
-
Cây Hoa Gạo - Sắc Màu Khó Quên
-
Cây Hoa Gạo Màu Gì - Hoa Gạo Nở Vào Mùa Nào
-
Cây Hoa Gạo - Thông Tin Cần Biết Và Cách Trồng, Chăm Sóc | Canh Điền