Cây Gỗ Đàn Hương: Tìm Hiểu Về Thứ Gỗ đắt đỏ Bậc Nhất Thế Giới

4.7/5 - (12 bình chọn)

“Nhất chú Đàn Hương tiêu tuệ nghiệp, Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai”

Dịch nghĩa: Ðốt nén Đàn Hương để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra Quay đầu lại đã cách núi muôn trùng

 (Trích: Vọng Quan Âm miếu – Nguyễn Du)           

Hơn 200 năm trước, điều gì đã khiến người nổi tiếng cẩn trọng trong ngôn từ như đại thi hào Nguyễn Du lại hết lời ca ngợi, đề cao gỗ Đàn Hương như vậy? Vậy giá trị, hương thơm và công dụng của gỗ Đàn Hương có thực sự khiến con người ta tiêu tan được nghiệp chướng?

Mời các bác cùng Mộc Quang tìm hiểu và phân biệt loại gỗ đắt thứ 2 thế giới này. 

cay-go-dan-huong-2

Xem thêm:

Làm thế nào để phân biệt vòng gỗ Hoàng Đàn tuyết thật?

Đá Thạch Anh: Ý nghĩa, công dụng & cách phân biệt đơn giản

Mục lục

Cây gỗ Đàn Hương là gì?

Gỗ Đàn Hương là một loại gỗ từ cây trong chi Santalum. Gỗ nặng, vàng và hạt mịn, và không giống như nhiều loại gỗ thơm khác, chúng giữ được hương thơm của chúng trong nhiều thập kỷ. Dầu gỗ Đàn Hương được chiết xuất từ gỗ để sử dụng. Gỗ Đàn Hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ Đen châu Phi.

Cây Đàn Hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), và Indonesia.

Tại Việt Nam, loại gỗ này đã được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công ở một số vùng miền như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định,..

Đặc tính sinh học:

– Cây dạng thân gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát có vị cay, lá nguyên, dày, có hình trứng hoặc hình mũi mác.

– Hoa dạng chùm, có màu vàng rơm sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 – 6.

– Quả đàn hương hình cầu, khi chín sẽ có màu đen. Loại gỗ này đậu quả vào khoảng tháng 7 – 9.

– Thân cây có rất nhiều nhựa.

– Cây gỗ Đàn Hương có thể sống ký sinh trên các cây ký chủ khác, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên nó còn được gọi là cây gỗ bán ký sinh.

Phân loại cây gỗ Đàn Hương

Có hơn 16 giống cây Đàn Hương và đều tương đối giống nhau về hình dáng, nhưng chỉ có đàn hương trắng Ấn Độ là có giá trị kinh tế cao. Dưới đây Mộc Quang xin chia sẻ một sổ phân biệt về 2 loại Đàn Hương chính thường gặp là Đàn Hương đỏ và trắng.

Loại GỗĐàn Hương trắngĐàn Hương đỏ
Tên Khoa HọcSantalum AlbumPterocarpus santalinus
Chủng LoạiCó 16 loại Đàn Hương trắng, chỉ 2 loại cho giá trị kinh tế cao là Đàn Hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và Đàn Hương trắng Úc (Santalum Spicatum).Có 2 loại Đàn Hương đỏ là Đàn Hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và Đàn Hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn Hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với Đàn Hương đỏ lá to.
Nhân GiốngNhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% – 60%.Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%
Thời Gian Thu HoạchSau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng Sau 22 năm
Việc Hình Thành Lõi GỗTừ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15% Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% – 40%
Mục Đích Sử Dụng+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu + Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm + Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm + Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm + Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao + Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống+ Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp + Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp + Rác gỗ: Bỏ đi + Cành nhỏ: Bỏ đi + Lá: Bỏ đi + Hạt: Để nhân giống
Giá Thành(Giá năm 2015 tại Ấn Độ) + Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg + Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg + Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg + Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg + Lá: Khoảng 4 USD/ 1 kg + Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg(Giá năm 2015 tại Ấn Độ) + Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg + Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg + Rác gỗ: Bỏ đi + Cành nhỏ: Bỏ đi + Lá: Bỏ đi + Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg
Cách TrồngHầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác Có sự rủi ro cao hơn trồng Đàn Hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Công dụng của cây gỗ Đàn Hương

Do Đàn Hương trắng thông dung và có giá trị cao hơn hẳn nên Mộc Quang xin phép chỉ đề cập đến công dụng của gỗ Đàn Hương trắng.

cay-go-dan-huong-1

Lõi gỗ Đàn Hương với màu vàng nâu, vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lý khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống và được dùng điều trị các chứng như: đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu, phong thấp, đau nhức xương, động kinh, nấc, nôn ra máu và ho lâu ngày có đờm. Ngoài ra, bột gỗ giúp sát khuẩn, dưỡng da, giảm nhờn cho da đầu, điều trị mụn đầu đen và tổn thương da do cháy nắng. 

Tinh dầu Đàn Hương trắng có mùi thơm trầm, ngọt đằm, lâu bền và đậm nét nữ tính. Ngoài ra, tinh dầu đàn hương trắng còn có tác dụng khử trùng, chống viêm, giúp tinh thần minh mẫn và thanh lọc không khí…Trong Đông y, tinh dầu chiết xuất từ lõi gỗ của cây được dùng điều trị táo bón, viêm niệu đạo, viêm bàng quang và bệnh lậu. Trong làm đẹp, tinh dầu đàn hương trắng còn giúp làm sạch và dưỡng da (pha 2 giọt tinh dầu với nước ấm và rửa mặt), giúp giảm sẹo và mụn trứng cá (pha loãng khoảng 1 ml tinh dầu đàn hương trắng với 3 giọt tinh dầu hoa hồng và 1 ml nước rồi bôi lên 2 lần mỗi ngày)

Lá Đàn Hương trắng theo y học cổ truyền được dùng trong xông hơi để điều trị cảm cúm, ho đờm và phòng chống viêm não. Sau khi xông, uống thêm một chén nước lá xông và đắp chăn để ra mồ hôi. Ngoài ra, lá đàn hương còn được dùng làm trà để uống.

Giá trị thị trường của Đàn Hương

Đàn Hương TrắngĐàn Hương Đỏ
Lõi gỗ350 USD/1 Kg65 USD/1 Kg
Rễ cây250 USD/1 Kg35 USD/1 Kg
Lá 4 USD/1 KgBỏ đi
Hạt150 USD/1 Kg25 USD/1 Kg
Cành nhỏ50 USD/1 Kg25 USD/1 Kg
Rác gỗ50 USD/1 KgBỏ đi

Các sản phẩm làm từ cây gỗ Đàn Hương

Vòng gỗ phong thủy Đàn hương

vong-go-dan-huong

Tượng gỗ Đàn Hương

tuong-go-dan-huong

Tinh dầu gỗ Đàn Hương

tinh-dau-go-dan-huong

Bột gỗ Đàn Hương

bot-go-dan-huong

Lá trà Đàn Hương

la-tra-dan-huong

Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo là gì? 25 tác dụng của đông trùng hạ thảo

Như vậy các bác vừa đọc qua toàn bộ về kiến thức cây gỗ Đàn Hương, một loại cây được cho là thứ vàng ròng đắt đỏ trên thế giới và theo thông tin mới nhất của Mộc Quang thì hiện Việt Nam đang có vùng trồng cây Đàn Hương đến khoảng năm 2025 sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Các bác thấy hay nhớ chia sẻ ủng hộ chúng tôi nhé!

Từ khóa » Gỗ đàn Hương ấn độ