Gỗ Đàn Hương Và Các đặc Tính Của Gỗ Đàn Hương

Đúng như tên gọi, gỗ đàn hương là một loại gỗ có hương thơm rất dễ chịu, thường được phân bố khắp Đông Nam Á và các đảo Nam Thái Bình Dương. Chính vì mùi hương quý phái này mà gỗ Đàn Hương bị khai thác quá nhiều, trở thành một trong các nhóm gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới. Topshare.vn xin được tóm lược một số thông tin cơ bản về cây Đàn Hương.

  1. 1. Cây Đàn Hương
  2. 2. Gỗ Đàn Hương
  3. 3. Đặc tính của cây gỗ Đàn Hương
  4. 4. Giá trị sử dụng của cây Gỗ Đàn Hương
  5. 5. Các loại đàn hương khác nhau
  6. 6. Thành phần hóa học của cây gỗ Đàn Hương
  7. 7. Công dụng của cây gỗ Đàn Hương

1. Cây Đàn Hương

 Tại Việt Nam, cây đàn hương đã được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công.
Tại Việt Nam, cây đàn hương đã được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công.

Đàn Hương có tên khoa học là Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Cây có nguồn gốc ở Đông Timorr, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Tại Việt Nam, cây đàn hương đã được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công ở một số diện tích và vùng miền như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định …

Cây dạng thân gỗ , lá nguyên, dày, có hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa dạng chùm, hoa có màu vàng rơm sau chuyển sang màu đỏ thẫm. Qủa có hình cầu , khi chín có màu đen. Thân cây có nhiều nhựa. Gỗ đàn hương có màu vàng nhat, mùi thơm ngát, vị cay. Cây ra hoa vào tháng 5-6, đậu quả vào tháng 7-9.

2. Gỗ Đàn Hương

Đàn hương là một loại gỗ cực quý hiếm đã được Ấn Độ coi là cây hoàng gia
Đàn hương là một loại gỗ cực quý hiếm đã được Ấn Độ coi là cây hoàng gia

Đàn hương là một loại gỗ cực quý hiếm đã được Ấn Độ coi là cây hoàng gia (một số quốc gia được coi là hơn quý hơn vàng) với những giá trị có một không hai đã được công bố nhưng có một giá trị khác mà không phải ai cũng biết đã làm nên thương hiệu của loại “vàng xanh” này đó là ý nghĩa tâm linh mà không chỉ Ấn Độ, Trung quốc và các quốc gia khác vẫn lưu truyền và gìn giữ. Gỗ đàn hương Ấn Độ có số năm hình thành từ 200- 500 năm, nguồn gốc chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ.

Hiện nay về cơ bản thì đàn hương là loại cây khá dễ trồng vì nó không đòi hỏi các yêu cầu kĩ thuật chăm bón phức tạp mà lại cho nhiều giá trị cao hơn so với các loại cây trồng khác. Tại Việt Nam giống cây đàn hương có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nghiên cứu ứng dụng trồng thành công trên một số diện tích như: Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định…

3. Đặc tính của cây gỗ Đàn Hương

Chính vì mùi hương quý phái này mà gỗ Đàn Hương bị khai thác quá nhiều, trở thành một trong các nhóm gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới
Chính vì mùi hương quý phái này mà gỗ Đàn Hương bị khai thác quá nhiều, trở thành một trong các nhóm gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới

Một cây gỗ đàn hương sẽ phát triển chiều cao khoảng 10 mét, có những chiếc lá giống nhau, đối diện theo cặp trên cành và ký sinh một phần trên rễ của các loài cây khác. Cả cây và rễ đều chứa một loại tinh dầu thơm màu vàng, được gọi là dầu gỗ đàn hương, mùi hương này vẫn tồn tại trong nhiều năm trong các vật dụng như hộp trang trí, đồ nội thất…

Các bức tượng đực làm từ gỗ Đàn Hương.
Các bức tượng đực làm từ gỗ Đàn Hương.
Một mẫu vòng tay bằng gỗ đàn hương đỏ.
Một mẫu vòng tay bằng gỗ đàn hương đỏ.

Đặc tính: Cây sống ký sinh trên các cây ký chủ khác, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút , hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên nó còn được gọi là cây gỗ bán ký sinh.

Thời gian thu hoạch: Đàn hương trồng dao động thừ 4 – 6 năm là cho thu hoạch hoa , quả và thân gỗ . Tuy nhiên nếu thời gian trồng càng lâu thì mang lại giá trị càng cao về : chất lượng gỗ tốt hơn , lõi gỗ nhiều hơn , mùi thơm đậm hơn…

4. Giá trị sử dụng của cây Gỗ Đàn Hương

Giá trị sử dụng: Đàn hương là loại cây được mệnh danh “vàng xanh”, bởi vì nó có nhiều tác dụng và đem lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như người sử dụng.

Đàn hương là loại cây được mệnh danh “vàng xanh", bởi vì nó có nhiều tác dụng và đem lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như người sử dụng.
Đàn hương là loại cây được mệnh danh “vàng xanh”, bởi vì nó có nhiều tác dụng và đem lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như người sử dụng.

Lõi gỗ: được dùng để làm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ , hàng nội thất cao cấp , sản xuất mỹ phẩm dưỡng da , …

Rễ cây: được nghiền ra lấy bột sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp , sản xuất các mỹ phẩm cao cấp , dưỡng da tự nhiên …

Rác gỗ: được nghiền lấy bột sử dụng chế biến mỹ phẩm , làm đẹp …

Cành nhỏ: được nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm , chăm sóc da , làm đẹp …

Lá cây: được chế biến thành trà , nước uống cao cấp …

Quả , hạt: được dùng để ăn , chiết xuất tinh dầu hoặc nhân giống cây …

5. Các loại đàn hương khác nhau

Đàn hương có 2 loại: cây đàn hương trắng ( hay còn gọi là đàn hương Ấn Độ) và cây đàn hương đỏ.Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu và đánh giá về giá trị kinh tế của 2 loại cây đàn hương này, người ta cho rằng cây đàn hương trắng đem lại cho người trồng giá trị cao hơn. Cho nên gỗ cây đàn hương trắng rất quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng, trồng hơn.

Gỗ cây đàn hương đỏ.
Gỗ cây đàn hương đỏ.
Gỗ cây đàn hương trắng đem lại cho người trồng giá trị cao hơn.
Gỗ cây đàn hương trắng đem lại cho người trồng giá trị cao hơn.

6. Thành phần hóa học của cây gỗ Đàn Hương

Cây đàn hương có chứa các thành phần hóa học như: beta santalol ( 89 – 90 % ), beta santalen, anpha santalen, santen, santenon, anpha santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanillin và một số chất khác nữa.

Gỗ cây Đàn Hương chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau.
Gỗ cây Đàn Hương chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau.

7. Công dụng của cây gỗ Đàn Hương

Chất beta – santalol trong cây đàn hương có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, kháng viêm cho các vết thương cả bên trong và bên ngoài giúp vết thương mau lành, khỏi nhanh hơn. Ngoài ra chất này cũng có tác dụng giống như dược liệu an thần, giúp người làm việc mệt mỏi sẽ thoải mãi hơn, tập trung làm việc. Trong công nghệ làm đẹp, tinh dầu đàn hương để làm trắng, xóa vết nám, dùng massage dưỡng ẩm cơ thể và một số tác dụng khác nữa.

Vị cay trong gỗ đàn hương kết hợp với mùi thơm tính ấm có tác dụng chữa các chứng đau bụng ở vùng dạ dày,vùng bụng dưới, hoặc đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu ngày, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa tim.

Gỗ cây đàn Hương rất có giá trị trong y học.
Gỗ cây đàn Hương rất có giá trị trong y học.

Theo Tây y, đàn hương có tác tác dụng sinh lý như sát trùng đường niệu – sinh học .Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gốc đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàng quang, mãn tính, tiêu chảy, lậu, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.

Đàn hương ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn vì gỗ cứng, chắc và bền nên được sử dụng để sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, hàng quý như: nước hoa, rượu đàn hương, nước uống từ đàn hương… và một số tác phẩm điêu khắc có giá trị cao khác.

Nước hoa Chanel được chiết xuất từ gỗ Đàn Hương.
Nước hoa Chanel được chiết xuất từ gỗ Đàn Hương.
5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Gỗ đàn Hương ấn độ