Cây Gỗ Sến Là Gì Và Chất Lượng Của Gỗ Sến Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính
- Cây gỗ sến trong khoa học
- Gỗ sến có mấy loại?
- Gỗ sến có tốt không?
- Gỗ sến có đắt không?
- Gỗ sến dùng làm gì?
Cây gỗ sến thường sinh trưởng ở những vùng đất tốt. Đặc biệt, phân bố rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, gỗ sến mọc rải rác ở những khu rừng rậm nhiệt đới, từ Lào Cai, Sơn La, Ninh Bình cho đến Quảng Bình. Đặc biệt là ở khu vực Hà Trung và Thanh Hóa, cây gỗ sến thường tập trung thành rừng thuần hoặc mọc đan xen giữa những cây lim xanh.
Cây gỗ sến trong khoa học
Gỗ sến- Cây gỗ sến thường sinh trưởng ở những nơi đất tốt và ẩm, cây mọc thành rừng thuần hoặc mọc xen lẫn với cây lim xanh. Độ cao trung bình của gỗ sến dao động từ 30 - 35m.
- Lá của cây gỗ sến có hình bầu dục, dài 6 - 16cm, rộng 2 - 6cm, đầu lá hơi tù và có mũi nhọn rộng, thường mọc theo chùm.
- Từ tháng 1 - tháng 3 cây gỗ sến bắt đầu nở hoa, từ tháng 11 - tháng 12 thì có quả, quả tái sinh từ hạt và chồi. Quả của cây gỗ sến có hình bầu dục (hay hình cầu), dài 2,5 - 3cm.
- Trong bảng gỗ Việt Nam, gỗ sến thuộc nhóm II. Gỗ sến có giá trị kinh tế cao, thuộc dòng gỗ quý hiếm, thường được sử dụng để gia công đồ nội thất và nhiều mặt hàng được ưa chuộng. So với những dòng gỗ thông thường thì gỗ sến có giá cao ngất ngưởng so với những dòng gỗ khác.
- Gỗ sến có rất nhiều loại như sến mật, sến cát, sến năm ngón, sến giữa, sến trắng,... trong đó nổi bật nhất phải kể đến gỗ sến đỏ, sến mủ và sến mật.
- Sến mủ: Là một họ của loại gỗ sến, thuộc dòng gỗ quý hiếm và được xếp ngang hàng với đinh hương. Ngoài sở hữu những đặc trưng chung của gỗ sến thì sến mủ còn có nhiều đặc điểm nổi bật khác để tạo giá trị cho bản thân cũng như để phân biệt với các dòng gỗ khác như sến mủ có ít dác lõi, gỗ thường có màu vàng nhạt, nếu để lâu theo thời gian gỗ sẽ chuyển sang màu vàng sậm hoặc đỏ nhạt. Thuộc loại gỗ dầu nên trên bề mặt gỗ sến mủ thường có những sợi sẫm, gỗ có độ cứng và nặng.
- Sến đỏ: Được biết đến là loại gỗ có vân gỗ đẹp, có độ cứng cao nên rất khó gia công, gỗ có màu đỏ nâu và chịu được cường độ lực lớn. Người ta thường sử dụng gỗ sến đỏ để chế biến thành nhiều sản phẩm sang trọng, có giá trị kinh tế cao. Sến đỏ là loại cây gỗ lớn, cao đến 30m, thường sinh trưởng ở rừng kín, nơi có khí hậu ẩm nhiệt đới. Từ tháng 1 - tháng 2 cây ra hoa và có quả từ tháng 3 - tháng 5.
- Sến mật: Trên thị trường hiện nay gỗ sến mật có giá thành khá cao, được dùng để làm đồ trang trí nội thất cao cấp. Lựa chọn những sản phẩm nội thất gia công từ gỗ sến mật như những tấm phản, những chiếc sập, cột nhà,... sẽ khiến không gian nhà ở của bạn thêm nổi bật, sang trọng và vô cùng tinh tế. Không những thế, sử dụng gỗ sến mật đồng thời giúp bạn khẳng định tầng lớp cũng như giá trị của bạn, bởi chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế cao mới sử dụng dòng gỗ này. Thuộc cây gỗ lớn, gỗ sến mật cao từ 30 - 35m, gỗ sến mật có màu đỏ nâu, cứng và rất khó gia công, chịu được cường độ lực lớn. Gỗ sến mật nằm trong nhóm ‘Tứ thiết’, gồm gỗ Đinh, gỗ Lim và gỗ Táu.
- Mỗi loại gỗ sến sẽ có sự khác biệt trong chất liệu, có ưu, nhược điểm riêng. Trong đó sến mủ là loại gỗ sến được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất, bởi sự chất lượng, đảm bảo cũng như giá thành phải chăng.
Gỗ sến có mấy loại?
- Gỗ sến có rất nhiều loại khác nhau có thể kể đến như sến mật, sến cát, sến trắng, sến năm ngón, sến giũa, … nhưng nổi bật và được nhiều người biết đến nhất thì có 3 loại chủ yếu là sến mủ, sến mật và sến đỏ.
Gỗ sến mủ
-
Sến mủ được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Gỗ có màu vàng nhạt, theo thời gian sẽ lên màu chuyển sang vàng đậm hoặc đỏ nhạt.
-
Đây là loại gỗ có giác, lõi phân biệt, bề mặt gỗ có những sợi sẫm màu, có tính dầu nên trông khá bóng loáng.
-
Gỗ cũng như các loại gỗ sến khác, có tỷ trọng nặng và khá cứng. Hiện nay sến mủ là dòng gỗ sến được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất trong chế tác nội thất gỗ.
Gỗ sến mật
-
Gỗ sến mật cũng có màu nâu đỏ và độ cứng tốt, tuy nhiên vì độ cứng cao mà gia công gỗ sến mật khá khó, dễ nứt nẻ.
-
Khi thành phẩm lại có độ chịu lực cực kỳ tốt nên các sản phẩm từ loại gỗ này có giá trị vô cùng cao trên thị trường.
-
Hạt sến mật được sử dụng trong đồ ăn, dùng trong công nghiệp chiết xuất dầu béo, lá sến mật được nấu thành cao có công dụng trị bỏng.
Gỗ sến đỏ
-
Gỗ sến đỏ được bắt gặp nhiều ở các rừng nhiệt đới với thân gỗ cao lớn cùng màu sắc gỗ nâu đỏ nhạt đặc trưng cùng vân gỗ đẹp mắt.
-
Cũng như các loại khác trong dòng sến, sến đỏ có độ cứng cao và khó gia công, cường độ chịu lực lớn nên thường được chế tác thành các sản phẩm cao cấp mang giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ cao.
-
Gỗ sến đỏ được ưa chuộng nhiều trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điêu khắc.
-
Giá trị gỗ sến đỏ là không thể đong đếm được khi nó không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại những lợi ích khác. Gỗ này ấm về mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không bị đổ mồ hôi khi sử dụng.
Gỗ sến có tốt không?
Có thể thấy, gỗ sến mang đặc điểm nổi bật của các loại gỗ nhóm II là có độ cứng cao, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao.
-
Các loại gỗ sến đều thường sở hữu màu đỏ nhạt đặc trưng khá ấn tượng, đẹp mắt và vô cùng sang trọng. Vân gỗ sến độc đáo, tạo ấn tượng mạnh cho người xem. Theo thời gian, gỗ sến sẽ trở nên đậm màu hơn tạo nên những không gian trầm ấm và đẳng cấp.
-
Ưu điểm của gỗ sến là có tỷ trọng nặng, độ cứng và độ chịu lực cao. Điều này giúp các sản phẩm nội thất, đồ mỹ nghệ, … làm từ loại gỗ này luôn bền vững dù trôi qua thời gian sử dụng lâu dài. Khả năng chống mối mọt, cong vênh của gỗ cũng rất tốt so với nhiều loại gỗ tự nhiên khác.
-
Tuy nhiên, độ cứng cao của gỗ cũng là một nhược điểm khi nó khiến cho gỗ dễ bị nứt nẻ cũng như khó gia công, điều này khiến chi phí gia công bị độn lên khá nhiều, những sản phẩm tinh xảo làm từ gỗ sến có giá thành rất cao, thuộc mặt hàng cao cấp trên thị trường.
-
Các bộ phận của gỗ sến có công dụng chữa bệnh nên bạn có thể hoàn toàn an tâm về độ an toàn của gỗ đối với sức khỏe của người sử dụng.
Qua những đặc điểm trên, có thể thấy được gỗ sến mang lại nhiều ích lợi cho người sử dụng sản phẩm. Là loại gỗ cực kỳ tốt để sử dụng trong gia đình dù là sản phẩm nội thất hay đồ mỹ nghệ trưng bày.
Gỗ sến có đắt không?
- Là một loại gỗ quý nên giá thành của gỗ sến trên thị trường cũng không phải là một con số rẻ. Vì có nhiều loại sến, nhiều vùng trồng cùng độ tuổi cây, đường kính gỗ, … cũng như quá trình khai thác, vận chuyển, quy cách đóng gói mà sẽ có những mức giá khác nhau.
- Giá cả trung bình hiện nay của gỗ sến rơi vào khoảng 12 triệu cho một mét khối gỗ tròn và khoảng 14 đến 18 triệu cho một mét khối gỗ hộp.
- Đối với các sản phẩm hoàn thiện thì giá cả sẽ cao hơn khá nhiều do công chế tác cũng như các hư tổn trong quá trình gia công. Và mỗi sản phẩm sẽ có một mức giá khác nhau tùy theo kích thước, công chế tác và đơn vị kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu thông tin cụ thể hơn tại các đơn vị mua bán.
Gỗ sến dùng làm gì?
Gỗ sến được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, sản xuất với 2 tác dụng chính là dược liệu và chế tác đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ.
-
Trong y học, gỗ sến có công dụng phòng ngừa, chữa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau từ các bộ phận như hoa, vỏ cây, lá. Vỏ sến có vị chát, là vị thuốc có tác dụng thu liễm trừ ly, còn được dùng để ngăn ngừa, làm chậm sự lên men của đường thốt nốt. Người lớn tuổi thường sử dụng sến để ăn trầu như một cách bảo vệ răng miệng. Hoa sến được sử dụng làm thuốc trợ tim, hạ sốt.
-
Đối với ngành công nghiệp sản xuất, chế tác đồ gỗ nội thất, sến được coi là nguyên liệu hảo hạng có giá trị kinh tế cao. Nhiều người ưa chuộng loại gỗ này bởi các ưu điểm mà sến đem lại cho gia đình. Các sản phẩm chủ yếu từ gỗ sến bao gồm: giường ngủ, sập gỗ, tủ, bàn ghế, cửa gỗ, cột trụ nhà, cầu thang, trần nhà, …
-
Ngoài ra, gỗ sến còn được chế tác thành các đồ gỗ mỹ nghệ có tính phong thủy như tượng gỗ, lục bình gỗ, tràng hạt, vòng tay vừa có tác dụng trưng bày lại còn tốt cho sức khỏe.
Gỗ sao | Gỗ sa mu | Gỗ bách xanh | Gỗ sơn huyết | Gỗ chiu liu | Gỗ xá xị |
Gỗ lũa | Gỗ mít | Laminate | Acrylic | Gỗ tràm | Gỗ lát |
Gỗ trầm hương | Gỗ sưa | Gỗ mun | Gỗ pơ mu | Gỗ gụ | Gỗ trắc |
Gỗ cà te | Gỗ óc chó | Gỗ thông | Gỗ cao su | Gỗ sồi | Gỗ anh đào |
Gỗ trai đỏ | Gỗ xoan ta | Gỗ xà cừ | Gỗ sến | Gỗ tần bì | Gỗ ngọc am |
Gỗ cẩm lai | Gỗ bằng lăng | Gỗ còng | Gỗ nu | Gỗ đinh hương | Gỗ chò chỉ |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ căm xe | Gỗ xoan đào | Gỗ lim | Gỗ quỷnh | Gỗ mun đuôi công |
Gỗ hồng đào | Gỗ hương đá | Gỗ mdf lõi xanh |
Từ khóa » đặc điểm Lá Cây Sến Mật
-
Sến Mật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gỗ Sến Mật Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
-
SẾN MẬT - Madhuca Pasquieri THỰC VẬT RỪNG
-
Lá Cây Sến Và Cách Chế Thuốc điều Trị Bỏng Theo Dân Gian
-
Gỗ Sến Cát (Sến Mủ) - Gỗ Nhóm 2 - Đặc Tính, Nhận Biết Cây
-
Gỗ Sến Mật - Gỗ Quý Nhóm 2- Đặc Tính, ứng Dụng, Giá Bán
-
Cây Gỗ Sến Là Gỗ Như Thế Nào, Có Mấy Loại, Có Tốt Không?
-
Cây Sến Mật
-
Cây Gỗ Sến Là Gì? Gỗ Như Thế Nào? Có Mấy Loại? Có Tốt Không?
-
Một Số đặc điểm Lâm Học Loài Sến Mật (Madhuca Pasquieri H. J. Lam ...
-
Tài Liệu Về Kỹ Thuật Trồng, đặc điểm Sinh Lý Và Phân Bố Của Cây Sến ...
-
Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa
-
Cây Gỗ Sến Là Gỗ Gì - Gỗ Đỉnh