Cây Hoa Sen: Đặc điểm, ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Dùng
Có thể bạn quan tâm
Cây hoa sen được gọi là quốc hoa của Việt Nam bởi chúng mang ý nghĩa phong thủy và là biểu tượng cho sự sống mãnh liệt. Cây rất dễ nuôi trồng bởi đặc tính sinh trưởng nhanh ở mọi điều kiện thời tiết hay môi trường sống. Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà hoa sen còn có công dụng chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc có sử dụng cây hoa sen được các bác sĩ khuyên dùng.
Đặc điểm nổi bật của cây hoa sen
Mô tả hình dáng cây sen
Cây hoa sen là loài thực vật thủy sinh, toàn bộ phần thân, rễ, cuống lá đều nằm dưới mặt nước, chỉ có phần phiến lá thì nằm trên mặt nước và cuống hoa vươn khỏi mặt nước.
Thân sen hay còn gọi là ngó sen, ngẫu tiết có hình trụ thuôn dài, mọc trong bùn, có thể ăn được. Rễ mọc từ củ sen có nhiều nhánh khác nhau.
Lá hoa sen hay còn gọi là liên diệp có màu xanh, cuống lá dài, gai nhỏ, phiến lá hình khiên có đường kính 60-70cm. Hoa của sen có màu hồng, đỏ, trắng mọc trên các thân to và nhô cao trên mặt nước khoảng 20-30cm. Đài hoa dài 3-5cm, có màu xanh, tràng có nhiều cánh màu hồng hoặc trắng, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài.
Quả sen nhô khỏi mặt nước có chứa hạt, còn được gọi là liên nhục không nội nhũ. Hạt hình thuôn, hai lá mầm dày, chồi mầm còn gọi là liên tâm có 4 lá non gập vào nhau.
Nhụy hoa sen hay còn gọi là liên tu có kết cấu bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Nhụy sen có hương thơm, vị ngọt, được dùng để ướp trà hoặc phơi khô để làm thuốc.
Tên gọi
- Tên thường gọi: Cây hoa sen.
- Tên dân gian: Liên, quỳ.
- Tên khoa học: Nelumbo nuciera Gaertn.
- Thuộc họ: Sen Nelumbonaceae.
Nơi phân bố
Cây hoa sen có nguồn gốc từ Ai Cập, chúng mọc theo bờ sông Nile, sau đó cây xuất hiện ở nhiều quốc gia như Ba Tư, Trung Quốc, Ấn Độ, Assyria,…
Tại Việt Nam, sen có mặt ở cả 3 miền nhưng chủ yếu là vùng Tây Nam Bộ. Sen thường mọc hoang ở vùng sông, hồ, ao hoặc được trồng để làm cảnh.
Phân loại cây hoa sen
Nhìn chung, có tất cả 6 loại sen khác nhau bao gồm:
- Sen hồng: phổ biến tại Việt Nam, cánh hoa màu hồng pha chút đỏ mang lại vẻ đẹp giản dị, gần gũi.
- Sen trắng: khá phổ biến tại Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao, trong trắng.
- Sen cung đình hồng: mang hình dáng nhỏ nhắn, cánh hoa màu hồng phai rất đẹp mắt.
- Sen cung đình trắng: loài sen được các vua chúa ngày xưa rất yêu thích.
- Sen thái: cánh hoa nhỏ li ti với màu sắc đặc trưng là trắng và hồng.
- Sen Nhật: khá quý hiếm và đắt tiền. Chủ yếu có hai màu là hồng và trắng, ngoài ra còn có các màu như đỏ, vàng, xanh, tím,…
Bộ phận sử dụng
Toàn bộ cây sen đều có thể sử dụng làm thuốc, cụ thể:
- Hạt sen: phần màu trắng sau khi đã tách lớp vỏ bên ngoài.
- Tâm sen: mầm xanh chính giữa hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ, an thần rất tốt.
- Ngó sen.
- Đế của hoa sen.
Thu hái và chế biến
Các bộ phận của cây hoa sen thường được dùng để ăn hoặc dùng làm thuốc. Mùa thu hái lý tưởng nhất là vào các tháng 7-9. Sau khi thu hái bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy ý.
Tính vị, quy kinh
- Lá sen: Vị đắng chát, tính bình. Quy vào kinh: Tâm, Tỳ, Vị giúp thanh thử thấp, chỉ huyết.
- Nhụy sen: Ngọt sáp, tính bình, quy vào 2 kinh Tâm và Thận,hỗ trợ thanh tâm, bổ thận sáp tinh.
- Ngẫu tiết: Vị ngọt, tính mát. Quy kinh Tâm, Can, Tỳ. Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt.
- Gương sen: Tính vị: Vị đắng, tính chát ôn. Quy vào 2 kinh Can, Tâm bào. Công dụng: Tiêu ứ, chỉ huyết.
- Liên nhục: ngọt sáp, tính bình, quy vào 3 kinh tâm, tỳ, thận, có tác dụng bổ tâm an thần, ích tỳ sáp trường, cố tinh, sinh dưỡng cơ nhục.
- Thạch liên nhục: Tính hơi hàn, vị khổ, quy vào 2 kinh can và tỳ. Công dụng: Thanh nhiệt ở tâm vị, sáp tinh, sáp trường chỉ lỵ, thanh tâm hỏa.
- Tâm sen: vị đắng, tính hàn, quy vào tâm và thận công dụng thanh tâm, an thần, giảm căng thẳng.
Thành phần hóa học
- Lá sen có tỷ lệ alcaloid là 0,21-0,51%, có chứa tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%. Ngoài ra, lá sen có các chất như: roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin liriodnin, anonain, pronuciferin, các acid hữu cơ, vitamin C.
- Tua nhụy sen có tanin.
- Ngó sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin C, A, B, PP, tinh bột và tanin.
- Gương sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C 0,017%.
- Hạt sen chứa tinh bột, đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
- Tâm sen: 5 alcaloid, liensinine, isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).
Công dụng của cây hoa sen ra sao?
- Công dụng của hoa sen: An thần, trị mất ngủ cho người ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ, không không sâu giấc, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra có thể dùng hoa sen để điều trị các bệnh ngoài da như lở loét, viêm da, làm nhanh lành vết thương.
- Công dụng của gương sen (đài sen): Giải nhiệt, tán bột pha nước uống hàng ngày, điều trị tiểu đường, cầm máu hiệu quả.
- Tác dụng của vỏ hạt sen phơi khô: Có thể giúp giảm béo nếu hãm nước uống hàng ngày.
- Tác dụng của lá sen: an thần, ngủ ngon, giảm cân, chữa cảm nắng. Ngoài ra có thể đem lá sen để gói bánh.
- Nhụy sen có tác dụng chữa băng huyết, chảy máu cam, mất máu.
- Hạt sen giúp bồi bổ cơ thể, suy nhược cơ thể, tốt cho bà bầu, giảm đường huyết, tiểu đường, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…
- Tâm sen: Có thể dùng để hãm với nước uống hàng ngày giúp chữa mất ngủ hiệu quả, giải nhiệt cơ thể,…
- Ngó sen: tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cây hoa sen chữa bệnh gì?
Cây hoa sen sở hữu nhiều ưu điểm có thể trị các bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến:
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Điều trị mất ngủ lâu năm, giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn.
- Trị mụn trứng cá.
- Điều trị các bệnh ngoài da như viêm da, lở loét nhờ đặc tính kháng viêm.
- Điều trị ung thư.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Bồi bổ, tăng đề kháng cho cơ thể.
- An thai, rất tốt cho bà bầu.
- Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tác dụng phụ của cây hoa sen
Theo các chuyên gia, không nên dùng quá 2g sen trong một ngày và liên tục trong 1 tuần. Nếu dùng quá liều lượng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Nếu ăn quá nhiều hạt sen sẽ dẫn đến táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
- Mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, suy giảm trí nhớ và ham muốn tình dục.
Một số bài thuốc hay từ cây hoa sen
Cách dùng tâm sen chữa mất ngủ hiệu quả
Cách 1: Cho tâm sen vào ấm trà, đổ vào đó một chút nước sôi vừa đủ để hãm trong vòng 15-20 phút. Sau khi tâm sen lắng xuống đáy bình có thể rót trà ra chén để uống.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 8-10g tâm sen, 15g mạch môn, 10g hoa nhài, 20g thảo quyết minh. Các nguyên liệu đã được đem sấy khô.
- Cho tất cả nguyên liệu vào bình trà rồi hãm cùng nước sôi trong 20 phút rộ uống.
Bài thuốc chữa tiêu chảy
- Nguyên liệu: 12g hạt sen, 12g đảng sâm, 5g hoàng liên.
- Đem tất cả vị thuốc tán bột uống mỗi ngày 10g.
Bài thuốc trị bệnh suy nhược cơ thể
Cách 1:
- Nguyên liệu: 100g hạt sen, 1 cái dạ dày heo.
- Dạ dày đem rửa sạch rồi thái lát rồi nấu chung với hạt sen, dùng trong ngày.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 10g tâm sen, 12g ngũ vị tử, 4 quả đại táo, đan bì, quy bản, ý dĩ, mạch môn, sinh địa, bạch thược, đẳng sâm mỗi thứ 12g, cát cánh, trần bì mỗi thứ 10g, 6g cam thảo.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm sắc với 2 lít nước, đun cạn cho tới khi còn 1 lít nước thì lấy ra uống ngày 3 lần sau ăn.
Dùng lá sen giảm cân an toàn
- Nguyên liệu: 2g lá sen tươi hoặc 20g lá sen khô.
- Cho lá sen sắc với 1 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể
- Nguyên liệu: Hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại khô, đường phèn 20g
- Các nguyên đem sắc uống thay nước lọc hàng ngày, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.
Giảm căng thẳng, hồi hộp
- Nguyên liệu: 60g hạt sen, 1 cái tim heo, 40g phòng đảng sâm.
- Tim heo thái mỏng, hạt sen bóc vỏ ngoài và bỏ tâm sen. Lấy rượu rửa sạch phòng đảng sâm rồi cắt khúc. Cho bào nồi nấu cùng với 6 bát nước trên lửa lớn, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu trong 2h thì dùng được.
Bài thuốc trị băng huyết, tiểu ra máu, chảy máu cam
- Nguyên liệu: 40g lá sen tươi, 12g rau má.
- Đem nguyên liệu sao vàng, thái nhỏ sắc với 400ml nước, đun cạn cho tới khi còn 100ml thì chia uống 2 lần/ngày.
Điều trị bệnh ngoài da như lở loét, rôm sảy, viêm da cơ địa
Lấy lá sen tươi băm nhỏ rồi nấu với đậu xanh nguyên vỏ.
Bài thuốc dùng tâm sen chữa tiểu đường
- Nguyên liệu: 8g tâm sen, 20g thạch cao, thiên môn, hoài sơn, mạch môn, sa sâm, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi vị 12g.
- Sắc thành 1 thang uống mỗi ngày.
Một số lưu ý khi dùng cây hoa sen
Những đối tượng không nên dùng các bộ phận của sen:
- Không sử dụng lá sen cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không sử dụng lá sen khi phụ trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Nam giới bị yếu sinh lý không dùng tâm sen.
- Người bị tim hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch không dùng tâm sen.
Tổng kết
Cây hoa sen đem lại nhiều giá trị trong y học cổ truyền bởi tính ứng dụng cao, đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể con người. Bạn có thể tìm mua sen tại các nhà thuốc Đông y hoặc ghé thăm nhà thuốc Apharma để được mua sản phẩm chất lượng, an toàn mà giá cả rất phải chăng. Để được tư vấn cụ thể về thông tin sản phẩm cũng như cách đặt mua, hãy liên hệ qua số hotline để được hỗ trợ chính xác.
Rate this postTừ khóa » Tìm Hiểu Về Hoa Sen
-
Ý Nghĩa Hoa Sen? Đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Sen
-
Hoa Sen Và Những điều Cần Biết Về Hoa Sen
-
Hoa Sen: Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Công Dụng - Dailymayvesinh
-
Tìm Hiểu Những Đặc Điểm Của Hoa Sen
-
Hoa Sen | Đặc Điểm - Ý Nghĩa Và Công Dụng Trong Cuộc Sống
-
Khám Phá ý Nghĩa Hoa Sen Trong đời Sống Người Việt
-
Hoa Sen: Khám Phá Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Những Dịp Nên Tặng
-
Hoa Sen Hoa đẹp Truyền Thống Của Người Việt
-
Hoa Sen – Nguồn Gốc, Công Dụng Và Những điều Cần Viết
-
Ý Nghĩa Hoa Sen | Nguồn Gốc, Công Dụng & Cách Trồng đơn Giản
-
Tìm Hiểu Về Hoa Sen
-
Hoa Sen – Tổng Quát, Ý Nghĩa Và Công Dụng
-
Giới Thiệu Về Hoa Sen – Nguồn Gốc, đặc điểm Sinh Trưởng Và ý Nghĩa
-
Thông Tin Về Hoa Sen ? Đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Hoa Sen