Hoa Sen – Tổng Quát, Ý Nghĩa Và Công Dụng
Có thể bạn quan tâm
Hình tượng hoa sen đi vào đời sống với nhiều ý nghĩa và công dụng tuyệt vời. Bạn hãy cùng Sen Đại Việt tìm hiểu về cây sen – loài cây quen thuộc, tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.
MỤC LỤC
- 1. Mô tả tổng quát
- 1.1 Hoa sen là hoa gì?
- 1.2 Đặc điểm nổi bật của hoa sen
- 1.3 Phân loại hoa sen
- 2. Phân bố
- 3. Ý nghĩa của loài hoa sen
- 3.1 Ý nghĩa theo màu sắc của hoa sen
- 3.2 Hoa sen có ý nghĩa gì trong Phật giáo?
- 3.3 Hoa sen có ý nghĩa gì trong phong thủy?
- 3.4 Trong tình yêu, hoa sen mang ý nghĩa gì?
- 3.5 Ý nghĩa của hoa sen đối với văn hóa Việt Nam
- 4. Hướng dẫn cách cắm hoa sen độc đáo nhất
- 4.1 Mẹo chọn mua hoa sen đẹp
- 4.2 Cần chuẩn bị gì trước khi cắm hoa sen?
- 4.3 Hướng dẫn chi tiết cách cắm hoa sen
- 4.4 Một số lưu ý để giữ hoa được tươi lâu hơn
- 5. Công dụng
1. Mô tả tổng quát
1.1 Hoa sen là hoa gì?
Hoa sen là cây thực vật thủy sinh và có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae. Trong tiếng Anh, hoa sen được gọi là lotus và trong tiếng Việt, hoa sen cũng được gọi với cái tên khác là liên hoa.
- Sen có tên gọi khác là quỳ, liên.
- Là một loại thực vật mọc dưới nước, thân rễ có hình trụ.
- Lá mọc lên khỏi mặt nước. Cuống của lá dài, có gai nhỏ. Phiến lá hình khiên, to có gân toả thành hình tròn.
- Hoa to, có màu đỏ hồng hoặc trắng; đều lưỡng tính.
- Đài 3-5 cm, và có màu lục.
- Tràng sen bao gồm rất nhiều cánh màu hồng hoặc trắng một phần.
- Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Gương sen là một đế hoa gồm nhiều lá noãn.
- Hạt sen chứa một hạt không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Tân sen gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Xem ngay những đặc tính hóa hoa sen: Tại Đây
1.2 Đặc điểm nổi bật của hoa sen
Thân rễ của cây sen có hình trụ, mọc thon dài và có gai tù mọc xung quanh thân. Thân sen ngầm là dạng củ sen, có hình thuôn dài, được chia từng đốt và có thể ăn được. Rễ mọc từ củ sen thường có rất nhiều nhánh.
Lá của cây sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá sẽ khá dài và thường có gai nhỏ hơi tù. Phiến lá của hoa sen rất to và thường có hình khiên, đường kính toàn bộ lá sen thường rơi vào khoảng từ 60cm đến 70cm và có gân tỏa thành hình tròn nhìn rất đẹp mắt.
Hoa sen khi nở sẽ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen nhau. Hoa sen có nhiều mức độ màu khác nhau từ hồng đậm đổ về trắng.
Đài sen chứa nhiều hạt sen, thường có hình tròn, cấu trúc bề mặt nhìn như tổ ong và đài sen thường có màu xanh lục. Quả của cây sen hay chính là hạt sen chứa một hạt không nội nhũ và có hai lá mầm dày.
1.3 Phân loại hoa sen
Hiện nay, hoa sen có rất nhiều loại khác nhau, rất đa dạng về chủng loại và màu sắc. Phân theo màu sắc thì hoa sen thường có các loại như hoa sen màu trắng, hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen tím và hoa sen đỏ.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều loại hoa sen đang được trồng, có thể đó là những loại hoa sen thông thường và cũng có những giống hoa nhập ngoại mang nét đẹp mới lạ với màu sắc tươi sáng. Một số loại hoa sen thường được trồng tại nước ta có thể kể đến là:
Hoa sen trắng đại đóa: Đây là loại hoa sen màu trắng và hoa có kích thước lớn, thường được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hoa sen trắng đại đóa thường có bông hoa lớn và có hương thơm dịu nhẹ.
Hoa sen xanh: Hoa sen xanh thực chất là hoa sen trắng, khi hoa sen trắng mới nở thì các cánh sen bên ngoài thường có màu xanh lá cây nhạt, mọi người sẽ thu hoạch hoa lúc đó nên gọi thường gọi là hoa sen xanh. Hoa sen xanh vẫn có mùi thơm thanh khiết, dịu nhẹ như các loại sen khác. Tuy nhiên, hoa sen xanh này không phải là loại hoa sen xanh blue lotus (Egyptian lotus) có tên khoa học là Nymphaea caerulea.
Hoa sen hồng: Hoa sen hồng là loại hoa sen được trồng phổ biến nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hoa sen hồng có cánh sen đẹp giống như hoa hồng, rất bắt mắt và có mùi thơm dịu nhẹ thư giãn. Hoa sen hồng là loại hoa sen đẹp được rất nhiều người yêu thích.
Bên cạnh đó, có một số loại hoa sen khác cũng được trồng tại Việt Nam như hoa sen cung đình, hoa sen vua (thường được trồng ở Đồng Tháp), hoa sen trắng viền hồng, hoa sen Thái, hoa sen Nhật, hoa sen Tịnh Đế…
2. Phân bố
Hiện nay, hoa sen được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, hầu hết các nước Đông Nam Á, Mỹ… và một số nước châu Phi.
3. Ý nghĩa của loài hoa sen
3.1 Ý nghĩa theo màu sắc của hoa sen
Hoa sen có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu sắc sẽ mang những ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể như sau:
Hoa sen hồng: Hình ảnh hoa sen hồng là hoa sen tối cao và được coi là hoa sen đích thực của Đức Phật.
Hoa sen trắng: Hình ảnh hoa sen trắng, thường được dùng để đại diện cho một trạng thái tinh thần tinh khiết và sự hoàn hảo của tinh thần. Hoa sen trắng cũng liên quan đến sự tịnh tâm bản chất của một con người.
Hoa sen xanh: Hoa sen xanh là biểu tượng của tinh thần trí tuệ và kiến thức. Trong nghệ thuật Phật giáo, hoa sen xanh luôn được thể như một phần mở và thường sẽ không quan sát thấy phần trung tâm của hoa.
Hoa sen tím: Hoa sen tím thường có liên quan đến sự huyền bí. Hoa sen tím thường được hiển thị như là một bông hoa nở hoặc búp hoa. Hình ảnh bốn cánh hoa sen tím là đại diện cho một trong những lời dạy của Đức Phật dẫn đến thức tỉnh bản thân và đây được coi là một trong những sự thật cao quý.
Hoa sen đỏ: Hoa sen đỏ thường tượng trưng cho trái tim và ý nghĩa của nó thường liên quan đến tình yêu và sự từ bi.
3.2 Hoa sen có ý nghĩa gì trong Phật giáo?
Hình ảnh hoa sen xuất hiện rất nhiều trong Phật giáo như hình ảnh Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại làm thành hình hoa sen chưa nở (kiểu lễ Liên hoa hợp chưởng), trong các công trình phật giáo nổi tiếng như chùa Một Cột, tháp Cửu Phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương… Hoa sen thể hiện một vai trò quan trọng và có những ý nghĩa nhất định đối với tín ngưỡng.
Trong Phật giáo, hoa sen thể hiện cho sự tinh khiết, sự thức tỉnh và lòng trung thành, bởi vì, hoa sen mọc lên từ những vùng nước bùn lầy nhưng lại giữ được bản thân hoàn toàn trong sạch. Trong thần thoại Ai Cập, hoa sen còn được xem như là một dấu hiệu của sự tái sinh. Hoa sen phá vỡ bề mặt nước mỗi buổi sáng cũng giống như ước muốn vươn lên đón ánh mặt trời, điều này được dùng để mô tả sự giác ngộ hoặc khả năng nhận ra Phật tính của con người.
3.3 Hoa sen có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Hoa sen là một trong những loài hoa mang ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Trong phong thủy, người ta thường sử dụng hình ảnh hoa sen để bổ trợ nguồn khí tốt cho gia chủ của ngôi nhà. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục và tinh khiết. Khi trưng bày các vật phẩm có hình ảnh hoa sen trong nhà như đĩa in hình hoa sen, cành sen trang trí, đèn thờ hoa sen, bàn ghế khắc hình hoa sen… thì sẽ khiến cho không gian của ngôi nhà trở nên ấm cúng, thanh tịnh và nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó, việc treo các bức tranh có hình ảnh hoa sen trong nhà cũng có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng tốt về sức khỏe cho ngôi nhà, giúp cho gia chủ gỡ bỏ được mọi ưu phiền, từ đó trở nên tĩnh tâm và an hưởng hạnh phúc.
3.4 Trong tình yêu, hoa sen mang ý nghĩa gì?
Trong tình yêu, hoa sen là biểu tượng cho sự thuần khiết, sự hoàn hảo và còn là tượng trưng cho bản chất nguyên nguyên thủy của trái tim. Hoa sen là hình ảnh đại diện cho một tình yêu trong sáng, thủy chung và đam mê cháy bỏng. Trong đó, hoa sen đỏ là hình ảnh đại diện lớn nhất cho tình yêu.
3.5 Ý nghĩa của hoa sen đối với văn hóa Việt Nam
Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Những câu ca dao này chắc chắn không còn quá xa lạ với người Việt. Những câu ca dao làm toát lên được vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần hương sắc của hoa sen. Trong văn hóa Việt Nam, hoa sen không nhưng là một loài hoa đẹp độc đáo mà còn là biểu tượng cho nhân cách và ý chí kiên cường của người Việt. Hoa sen là loài hoa duy nhất hội tụ đủ trong mình những ý nghĩa nhân sinh cao quý, ý nghĩa âm dương ngũ hành, ý nghĩa triết học, sự vươn dậy mạnh mẽ và một ý chí sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoa sen còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả về hình thể và tâm hồn.
Cổ tay em trắng như ngà Đôi mắt em liếc như là dao cau Nụ cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong tà áo dài thướt tha, dịu dàng, đầu đội nón lá và tay ôm bó hoa sen khiến người nhìn cảm thấy thật xao xuyến. Sức sống mạnh mẽ của hoa sen có những điểm tương đồng với đức tính của người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó, khiêm nhường và luôn hy sinh cho gia đình nhưng cũng thật mạnh mẽ. Ngoài ra, hoa sen cũng thể hiện cho sự tôn nghiêm và sự tôn kính nên hoa sen rất phù hợp để dành tặng cho mẹ hay người phụ nữ mà bạn yêu thương và tôn kính.
4. Hướng dẫn cách cắm hoa sen độc đáo nhất
4.1 Mẹo chọn mua hoa sen đẹp
Để hoa sen tươi lâu sau khi cắm thì bạn nên chọn hoa sen thật chuẩn nhé. Các bạn có thể dựa trên những tiêu chí sau đây để chọn được những bông hoa sen đẹp và khỏe mạnh:
Bạn hãy chọn những bông hoa sen còn búp, chưa nở. Bạn không nên chọn những búp sen không được tươi, bị dập, bị trầy xước hoặc có biểu hiện sâu bệnh.
Bạn cũng nên chọn những bông sen nhìn đầy đặn, kích thước giữa bông hoa và cành nhìn cân đối sẽ giúp hoa sẽ tươi và lâu tàn hơn.
4.2 Cần chuẩn bị gì trước khi cắm hoa sen?
- Vệ sinh sạch sẽ bình hoa để tránh vi khuẩn làm hư thối hoa.
- Cắt gốc hoa theo một góc 45 độ để làm tăng khả năng hấp thụ nước của hoa sen. Tốt nhất là nên cắt cành hoa ở dưới nước vì hoa sen đặc biệt nhạy cảm với bọt khí và vi khuẩn, những yếu tố này sẽ làm hoa sen cực nhanh héo.
- Có thể buộc một ít bùn đất vào gốc cành hoa sen, sau đó ngâm vào nước muối loãng trước khi cắm để hoa sen được tươi lâu nhất.
4.3 Hướng dẫn chi tiết cách cắm hoa sen
Cắm hoa sen không phức tạp và cầu kỳ như khi bạn cắm các loại hoa khác. Hoa sen không yêu cầu phải cắt tỉa, uốn nắn và tạo dáng quá nhiều. Bạn chỉ cần một bình hoa đơn giản và cắm theo kiểu tỏa ra cũng đã đủ đẹp mê hồn rồi. Bạn cắm lần lượt các cành hoa sen vào bình, chỉnh vị trí các cánh hoa ra xung quanh hoặc theo ý bạn muốn. Ngoài ra, bạn có thể cắm trang trí thêm các cành lá sen cũng rất đẹp. Một bình hoa sen đẹp đặt ở phòng khách sẽ mang đến ngôi nhà bạn sự thư thái, thanh lịch, bình dị và vẻ đẹp tinh tế.
4.4 Một số lưu ý để giữ hoa được tươi lâu hơn
- Nếu không gian phòng hơi nóng thì phải cắm hoa sen trong một bình đầy nước và có thể bỏ thêm vài viên đá lạnh để giữ hoa sen tươi lâu hơn.
- Hoa sen để trong nhà thường rất nhạy cảm với quạt trần và điều hòa, đặc biệt là hoa sen trắng và hoa sen hồng, vì các thiết bị này có thể khiến hoa sen bị thâm và héo rũ nhanh hơn. Do vậy, nên tránh đặt trực tiếp bình hoa sen phía dưới các thiết bị này.
- Chú ý đặt bình hoa sen ở những không gian thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp và tránh những nơi có nhiệt độ cao.
5. Công dụng
Sen là cây trồng có giá trị kinh tế cao vì dễ trồng và hầu hết các bộ phận như hoa, ngó, hạt, củ, lá… đều có thể sử dụng được. Sen trồng để làm thực phẩm và chế biến thức ăn. Sen còn được trồng để phục vụ cho du lịch, nhiếp ảnh, để làm cảnh, trang trí. Ngoài ra, Sen cũng là vị thuốc quý trong Đông y để các bênh như suy nhược, an thần, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao …
Các bạn hãy cùng theo dõi thêm các bài viết của Sen Đại Việt để nắm thêm nhiều thông tin chi tiết về hoa sen bạn nhé!
Sen Đại Việt – Sen của Người Việt
- Mua ngay: Trà hoa sen đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP tại Sen Đại Việt
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hoa Sen
-
Ý Nghĩa Hoa Sen? Đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Sen
-
Hoa Sen Và Những điều Cần Biết Về Hoa Sen
-
Hoa Sen: Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Công Dụng - Dailymayvesinh
-
Tìm Hiểu Những Đặc Điểm Của Hoa Sen
-
Hoa Sen | Đặc Điểm - Ý Nghĩa Và Công Dụng Trong Cuộc Sống
-
Khám Phá ý Nghĩa Hoa Sen Trong đời Sống Người Việt
-
Hoa Sen: Khám Phá Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Những Dịp Nên Tặng
-
Hoa Sen Hoa đẹp Truyền Thống Của Người Việt
-
Hoa Sen – Nguồn Gốc, Công Dụng Và Những điều Cần Viết
-
Ý Nghĩa Hoa Sen | Nguồn Gốc, Công Dụng & Cách Trồng đơn Giản
-
Tìm Hiểu Về Hoa Sen
-
Giới Thiệu Về Hoa Sen – Nguồn Gốc, đặc điểm Sinh Trưởng Và ý Nghĩa
-
Cây Hoa Sen: Đặc điểm, ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Dùng
-
Thông Tin Về Hoa Sen ? Đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Hoa Sen