Cây Hương Phụ: Đặc điểm Sinh Thái, Tính Vị, Qui Kinh Và Tác Dụng ...

Cây hương phụ

Cây hương phụ

Đặt lịch

Cây hương phụ là loài cỏ mọc hoang nhiều ở nước ta. Rễ củ của loài cây này được thu hái làm dược liệu và được ứng dụng vào các bài thuốc trị sa trực tràng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rối loạn tiêu hóa,…

cơ chế tác dụng của hương phụ
Cây hương phụ được dùng để trị sa trực tràng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cỏ gấu, củ gấu

Tên thực vật: Rhizoma cyperi.

Tên dược: Rhizoma cyperi.

Tên thường gọi: Cyperus tuber

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Hương phụ là cây cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 20 – 60cm. Thân rễ phát triển thành củ (nên còn được gọi là cây củ gấu). Kích thước củ phụ thuộc vào loại đất. Hương phụ được trồng ở bờ biển cho củ to dài (hải hương phụ).

Lá nhỏ, dài và hẹp, mọc tập trung ở gốc cây. Giữa phiến lá có đường gân nổi lên, mặt lá bóng, hai mặt có màu như nhau. Hoa mọc vào tháng 6, trên ngọn cây, có khoảng 3 – 8 cụm hoa, hình tán. Hoa có màu nâu xám hoặc nâu đỏ, lưỡng tính, nhị dài 2mm, nhụy có đầu núm. Quả màu xám, có 3 cạnh.

Phân bố:

Hương phụ mọc hương ở ven đường và đồng ruộng. Ngoài nước ta, hương phụ còn mọc ở nhiều nước châu Á khác: Triều Tiên, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ.

hương phụ lợi sữa
Rễ củ của cây hương phụ được thu hái để làm dược liệu

Thu hái: Thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khi cây đã hình thành củ.

Chế biến: Sau khi đào toàn cây, đem phơi cho khô. Sau đó vun lại thành đống đem đốt, lá, thân và rễ con cháy hết, chỉ còn lại củ. Lấy củ để riêng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

+Có thể dùng tươi như trên, hoặc đem ngâm rượu hoặc sắc uống.

+Hoặc dùng 1kg hương phụ, chia thành 4 phần. Dùng phần đầu (250g) đem ngâm với 200ml giấm (có nồng độ axit acetic khoảng 5%), một phần ngâm nước tiểu trẻ em (dùng nước tiểu của trẻ khỏe mạnh, lấy nước giữa, bỏ nước đầu và cuối), một phần đem ngâm rượu 40%, phần cuối đem ngâm nước muối 15%. Ngâm 3 ngày 3 đêm nếu ngâm vào mùa thu, 1 ngày 1 đêm nếu ngâm vào mùa hạ, ngâm 7 ngày 7 đêm nếu ngâm vào mùa đông. Sau khi ngâm, đem phơi khô/ sao rồi trộn đều với nhau.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Cây hương phụ có chứa nhiều thành phần hóa học như: 0.3 – 2.8% tinh dầu ( có màu vàng và mùi thơm nhẹ) axit béo, phenol,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng ức chế vi khuẩn: Tinh dầu hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Sonner và một số loại vi nấm khác.
  • Tác dụng kháng viêm, giảm đau giải nhiệt nhẹ (cồn chiết xuất Hương phụ). Ngoài ra còn có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
  • Tác dụng ức chế cơ trơn của hồi tràng.
  • Tác dụng hạ áp, cường tim.

+Theo y học cổ truyền:

  • Điều kinh chỉ thống, sơ can lý khí.
  • Sung bì mao, trưởng tu mi, chủ hưng trung nhiệt, cứu phục lợi nhân (theo Sách Danh y biệt lục).
  • Hương phụ huyết trung chi khí dược dã (theo Sách Thang dịch bản thảo)
  • Lợi tam tiêu giải lục uất, đàm ẩm bí mãn, tiêu ẩm thực tích tụ, phù thũng phúc trướng (theo Sách Bản thảo cương mục).
  • Giải uất tốt (theo Sách Bản thảo cầu chân).

6. Tính vị

Vị hơi đắng, hơi ngọt, cay, tính bình.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Can, Tam tiêu.

8. Liều dùng – cách dùng

Dùng ngoài để đắp hoặc sắc uống, làm hoàn, tán bột,… Dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các thảo dược khác. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12g hương phụ.

9. Bài thuốc

Hương phụ được ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh sau:

hương phụ wiki
Có thể dùng hương phụ đơn lẻ hoặc kết hợp với dược liệu khác để chữa các chứng bệnh thường gặp
  • Bài thuốc trị đau bao tử cơ năng và đau sườn ngực: Dùng ô dược 10g, hương phụ 8g, cam thảo 4g đem sắc uống. Nên uống khi thuốc còn nóng.
  • Bài thuốc trị đau ngực sườn: Dùng diên hồ sách 8g với hương phụ 10g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon: Dùng hương phụ 6g, mộc hương 5g, đậu khấu nhân 5g, hoắc hương 5g, trần bì, bạch truật, phục linh, bán hạ, sinh khương, hậu phác mỗi thứ 10g, cam thảo 3g, táo 5 quả, sa nhân 3g, chỉ thực 6g. Đem sắc, uống.
  • Bài thuốc trị nôn khan, thai động, nôn ra nước chua ở sản phụ: Dùng cam thảo, hoắc hương, hương phụ mỗi thứ 8g đem tán bột. Mỗi lần dùng 8g với nước sôi và một ít muối.
  • Bài thuốc trị mộng tinh lâu ngày không khỏi: Dùng phục linh 180g, hương phụ 500g. Đem hương phụ ngâm nước vo gạo trong 1 đêm, bỏ rễ. Sau đó đem ngâm với nước muối, sữa bò, đồng tiện, rượu và nước đậu đen trong 1 đêm. Sau đó đem sấy khô, cho phục linh vào tán thành bột mịn. Hòa với mật ong làm hoàn, mỗi viên 10g. Uống 1 ngày 1 viên với nước muối pha loãng, nên uống vào buổi tối.
  • Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều: Dùng ích mẫu thảo 20g, hồng đường 20g với hương phụ sao 9g. Đem hương phụ và ích mẫu nấu trước, khi sôi, đem bỏ bã và thêm đường vào uống. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.
  • Bài thuốc trị rong kinh, trĩ bị chảy máu: Dùng hương phụ sao, đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 6g với nước hồ nếp hoặc nước cháo.
  • Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mãn tính, bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở: Dùng hương phụ 20g, ngải diệp 10g, ích mẫu 15g, nhân trần 15g đem sắc với 500ml nước, còn lại 150ml. Uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc dùng hương phụ 20g, ngải cứu 6g, ích mẫu 15g, bạch đồng nữ 8g đem sắc với 300ml nước trong vòng 10 phút. Thêm đường vào uống.
  • Bài thuốc trị vị hàn khí thống: Dùng hương phụ và lương khương, mỗi thứ 10 đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh: Dùng hương phụ, trần bì, ngải diệp mỗi thứ 15g, nguyệt quý 2 đóa đem đi sắc uống.
  • Bài thuốc trị bụng đầy trướng: Dùng hải tảo 4g, hương phụ 8g đem nấu với rượu. Lấy nước uống và ăn cả hải táo.
  • Bài thuốc trị sa trực tràng: Dùng kinh giới tuệ và hương phụ bằng lượng nhau, đem đi tán bột. Mỗi lần dùng 8g. Đồng thời dùng kinh giới nấu với hương phụ để ngâm rửa.
  • Bài thuốc điều kinh, khai uất: Dùng hương phụ đem chia thành 4 phần, ngâm với dấm, rượu, muối và nước tiểu trẻ em. Sau đó sao khô và nghiền thành bột mịn.
  • Bài thuốc trị đau bụng kinh: Dùng hương phụ, trần bì, ngải diệp mỗi thứ 15g đem sắc với nguyệt quỳ 2 đóa. Hoặc dùng hương phụ với ích mẫu thảo, mỗi thứ 20 đem sắc uống.

10. Lưu ý

Không dùng cho bệnh nhân khí trệ, âm hư huyết nhiệt và khí hư.

Thông tin về dược liệu hương phụ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Cần chủ động trao đổi với bác sĩ nếu có ý định điều trị bệnh lý bằng các bài thuốc từ dược liệu này.

Từ khóa » Cây Hương Phụ Có Tác Dụng Gì