Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

6

Cây Huyết Dụ hay cây phật dụ, cây thiết thụ, có tên khoa học là Cordyline fruticosa, thuộc họ loa kèn. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây huyết dụ là cây bụi, cây cảnh lá. Cây thường được trồng ngoài trời. Dưới đây là những thông tin chi tiết về Cây huyết dụ, mời bạn tham khảo.

Sự tích cây Huyết Dụ

Ngày xưa có một người làm nghề giết mổ lợn hàng ngày đem bán thịt. Ngay bên cạnh nhà là một ngôi chùa. Hàng ngày, anh ta cứ nghe thấy tiếng chuông chùa là thức dậy để thực hiện công việc giết mổ của mình. Tuy nhiên, đêm hôm ấy sư cụ trong chùa nằm ngủ mơ thấy một người đàn bà dắt theo 5 đứa con xin cầu cứu và xin sư cụ sáng hôm sau đánh chuông muộn hơn ngày thường. Sư cụ sáng hôm sau cũng thực hiện theo lời thỉnh cầu thật, đánh chuông muộn hơn.

Quay trở lại anh làm nghề giết mổ kia, do tiếng chuông chùa chậm hơn làm anh ta dậy muộn, đã quá giờ không kịp làm giao thịt nữa. Con lợn mà anh ta mua được chiều hôm trước định sáng nay thịt đã hạ sinh 5 con lợn con. Anh ta qua chùa gặp sư cụ, người kể lại giấc mộng đêm qua và anh ta cảm thấy rất hối hận bấy lâu nay bàn tay mình dính máu quá nhiều.

Anh ta chạy về nhà cầm con dao bầu sang cắm giữa sân chùa, xin thề giải nghệ, không sát sinh nữa. Con dao bầu anh ta cắm xuống về sau mọc thành một loài cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu, được người đời đặt tên “Cây Huyết Dụ”.

Ý nghĩa của cây hồng lộc

Ý nghĩa của cây hồng lộc

Đặc điểm cây huyết dụ

Cây thân gỗ lâu năm, thân mảnh, có thể cao đến 3m, không phân nhánh. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên đỉnh, lá hình mác rộng, có màu xanh hoặc màu đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân. Hoa mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, ít khi có màu vàng, thường nở hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả mọng hình cầu, màu đỏ.

Cây huyết dụ có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa thích khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng. Cây huyết dụ thường trồng trong chậu cảnh làm cây nội thất bài trí tại phòng khách hoặc hội trường và khách sạn. Cây huyết dụ cũng có thể làm cây sân vườn trồng trong các bồn hoa, sân vườn.

Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 10

Công dụng của cây Huyết Dụ

Cây huyết dụ làm cây trang trí, cây cảnh

Cây Huyết Dụ bề ngoài nhìn rất bắt mắt và nổi bật nhờ màu sắc và hình dáng. Hoa lá màu đỏ, tím khá đặc biệt nên nhiều người yêu thích trồng cây trong chậu để ở cửa nhà, phòng khách, hay chính tại vườn nhà. Ngoài ra, cây còn được dùng để trang trí văn phòng làm việc và thay đổi phong thủy.

Làm thuốc trị bệnh

Theo Đông y, Huyết Dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu. Nó còn dùng chữa chứng kiết lỵ, xích bạch đới, giảm đau, phong thấp gây đau nhức.

Huyết Dụ còn có tác dụng dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng, viêm ruột, lỵ, ho gà ở trẻ em.

Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi.

Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 11

Dùng gói thực phẩm

Lá cây còn có tác dụng gói thực phẩm như xôi, các đồ ăn nhanh…

Dùng làm thức ăn, nấu rượu

Rễ Huyết Dụ khá ngọt, có thể dùng để chế biến các món ăn, nấu rượu

Lưu ý:

Phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà bị sót nhau thì không được dùng thuốc có vị Huyết dụ và không dùng sau khi nạo thai.

Ý nghĩa cây Huyết Dụ

Không chỉ là một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe, cây Huyết dụ còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Nhiều người thường chọn cây Huyết dụ đặt ở bàn làm việc với mong muốn gia tăng vượng khí.

Với những tán lá màu đỏ, Huyết dụ mang đến cho người ta niềm tin về sự may mắn. Theo nhiều chuyên gia phong thủy, cây Huyết dụ không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà còn có tác dụng giữ của. Đặc biệt, đây là loài cây có tác dụng ngăn ngừa tà ma.

Cây Huyết dụ mang nguồn năng lượng mạnh, tạo ra một đường ranh giới ngăn không cho ma quỷ tấn công. Những nguồn năng lượng xấu đều bị hóa giải nếu bạn trồng cây Huyết dụ. Hơn nữa, nguồn năng lượng đó của Huyết dụ cũng mang đến sự bình an cho gia chủ.

Khi trồng cây Huyết dụ, gia chủ sẽ gia tăng được vượng khí. Nhờ đó công việc, cuộc sống đều gặp thuận lợi, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió. Vì thế, rất nhiều chị em văn phòng hiện nay lựa chọn cây Huyết dụ để bàn.

Đặc biệt, cây Huyết dụ phong thủy là một loài cây cực tốt cho người mệnh Hỏa. Nguồn năng lượng của Huyết dụ kết hợp với năng lượng của người mệnh Hỏa sẽ tạo ra vượng khí tràn đầy. Những người mệnh Hỏa có trồng Huyết dụ trên bàn làm việc lúc nào cũng được may mắn và thuận lợi.

Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 12

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Huyết dụ

Cây Huyết dụ phong thủy là một trong những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới. Vì thế, loài cây này rất dễ trồng, chăm sóc. Bạn có thể nhân giống Huyết dụ bằng cách giâm cành. Những cây Huyết dụ trên 1 năm tuổi là bạn đã có thể nhân giống được.

Để nhân giống bằng cành, bạn nên cắt cành của cây 1 năm tuổi vào khoảng tháng 4 – 5. Đây là thời điểm nhân giống Huyết dụ phù hợp nhất trong năm. Sau khi cắt cành, bạn cắm ngay vào nơi râm, đất ẩm. Khoảng 30 – 50 ngày cành sẽ đâm rễ. Chọn cành của cây càng già thì tỉ lệ sống càng cao. Ngoài ra, bạn có thể gieo bằng hạt, nhưng thời gian lâu hơn.

Cây Huyết dụ muốn phát triển mạnh cần phải được cung cấp đủ sáng. Nếu trồng cây trong nhà, hàng ngày vào sáng sớm bạn nên để cây ra nơi có nhiều ánh sáng. Đảm bảo đất trồng Huyết dụ luôn ẩm, đủ nước. Mỗi năm nên thay chậu cho Huyết dụ một lần vào mùa xuân.

Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 13

Muốn chậu cây Huyết dụ phát triển tốt, không bị sâu bệnh bạn có thể ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

Đất trồng

Cây Huyết dụ phát triển tốt nhất khi được trồng ở những chậu đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm. Trước khi trồng, bạn nên bón thêm chút phân bón hữu cơ để đất có thêm nhiều chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, trong quá trình trồng cây Huyết dụ, bạn nên bổ sung thêm Mg và K. Đây là hai loại phân bón không thể thiếu khi trồng Huyết dụ. Nếu thiếu loại phân này cây sẽ gặp phải một số vấn đề như cháy lá và dễ bị chết. Tuy nhiên, vào mùa đông không nên bón phân cho đất.

Ánh sáng

Cây Huyết dụ không phải là loài cây ưa sáng, phù hợp với những nơi có độ sáng trung bình. Ánh sáng quá gắt sẽ làm lá cây bị cháy hoặc rụi. Vì thế trồng cây Huyết dụ nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nhiệt độ

Cây Huyết dụ sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 27 độ C. Loài cây này có thể chịu được mức nhiệt độ xuống khoảng 4 độ C. Vì thế, vào mùa đông loài cây này phát triển tốt hơn mùa hè.

Chế độ nước

Loại cây này không quá ưa nước, nhưng lại chịu hạn kém. Bạn chỉ cần tưới đủ nước để giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Ngay khi thấy đất có hiện tượng khô, bạn phải tưới nước ngay. Nếu thiếu nước, lá cây sẽ bị héo khô và chuyển sang màu nâu. Bạn cần lưu ý vấn đề này, nhất là vào những ngày đông càng cần bổ sung nước nhiều hơn.

Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 14

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Huyết dụ

Chăm sóc tán cây

Sau mùa sinh trưởng mạnh, cây Huyết dụ sẽ bị tàn nhánh lá để chuẩn bị cho mùa sinh trưởng mới. Tuy nhiên, khi chăm sóc, bạn cần quan sát kỹ cây, loại bỏ ngay các nhánh lá bị hư hỏng. Điều này vừa giúp cây được phát triển toàn diện, mà không bị ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.

Các bệnh thường gặp

Trĩ là một trong những loại bệnh thường gặp nhất ở cây Huyết dụ. Nếu cây Huyết dụ bị nhiễm trĩ sẽ khiến cây dễ bị hoại tử và chết. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất.

Để diệt trừ bọ trĩ, bạn nên dùng thuốc vào vệ thực vật Radiant 60SC hoặc Ascend 20 SP. Khi xác định cây bị bọ trĩ tấn công, bạn nên dừng bón phân, cạo bỏ phần cây bị hoại tử. Đồng thời rửa phần bọ trĩ tấn công bằng xà phòng để trị bệnh tận gốc cho cây.

Cây Huyết dụ phong thủy là cây để bàn không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa. Vì thế, lựa chọn một chậu Huyết dụ cho bàn làm việc là cách gia tăng vượng khí, mang lại may mắn cho gia chủ.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Huyết Dụ do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!

Từ khóa » đặc điểm Cây Huyết Dụ Lá Nhỏ