CÂY HUYẾT DỤ - Thế Giới Cây Xanh
Có thể bạn quan tâm
Giá bán | Liên hệ |
Mã sản phẩm | CHD01 |
Số lượng | |
Thêm vào giỏ hàng |
Tư vấn mua hàng
- Hướng dẫn Hotline: 0901.38.9991
Cam kết thegioicayxanh.vn
- Giao hàng trong vòng 24h – 72 h
- Đổi hàng trong vòng 5 ngày
- Hàng hóa đảm bảo chất lượng
- Chăm sóc khách hàng tận tâm
- Giao hàng miễn phí HCM
Chấp nhận thanh toán
- Thông tin chi tiết
Cây huyết dụ hay cây phật dụ, cây thiết thụ, có tên khoa học là Cordyline fruticosa, thuộc họ loa kèn. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây huyết dụ là cây bụi, cây cảnh lá. Cây thường được trồng ngoài trời. Đặc điểm cây huyết dụ: Cây thân gỗ lâu năm, thân mảnh, có thể cao đến 3m, không phân nhánh. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên đỉnh, lá hình mác rộng, có màu xanh hoặc màu đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân. Hoa mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, ít khi có màu vàng, thường nở hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả mọng hình cầu, màu đỏ. Cây huyết dụ có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa thích khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng. Cây huyết dụ thường trồng trong chậu cảnh làm cây nội thất bài trí tại phòng khách hoặc hội trường và khách sạn. Cây huyết dụ cũng có thể làm cây sân vườn trồng trong các bồn hoa, sân vườn. Cây Huyết dụ được trồng nhiều nơi làm cảnh hoặc làm thuốc. Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa như sau: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh ta thức dậy mổ lợn. Một hôm, sư cụ lên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng và xin sư cụ đánh chuông vào sáng hôm sau chậm hơn ngày thường. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên người đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Liền sau đó, anh ta thấy con lợn mình mua chiều qua định giết thịt sáng nay đẻ được 5 lợn con. Anh ta đi qua chùa được nghe sư cụ kể chuyện về giấc mộng, hối hận vì lâu nay bàn tay mình vấy máu, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang giữa sân chùa, cắm dao thề rằng xin giải nghệ từ nay. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ. Tác dụng y học : Cây Huyết dụ có tác dụng dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu. Theo Đông y, Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới, giảm đau, phong thấp gây đau nhức. Huyết dụ có tác dụng dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng, viêm ruột, lỵ, ho gà ở trẻ em. Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi. Sau đây là một số tác dụng của cây Huyết dụ : - Chữa rong kinh, rong huyết: Kinh quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai (nhau đã ra rồi): Lá Huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g,rễ cỏ gừng 8g. Tất cả mang thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia uống làm 2 lần trong ngày. - Chữa khí hư bạch đới: Lá Huyết dụ tươi 40g, lá thuốc bỏng 20g, Bạch đồng nữ 20g, sắc uống. - Chữa ho ra máu: Lá Huyết dụ 10g, rễ Rẻ quạt 8g, Trắc bách diệp sao đen 4g, lá Thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày. - Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng Huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30 g, Huyết giác 15 g, sắc uống. - Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ Huyết dụ 20g, Nhọ nồi 12g, Rau má 20g, rửa sạch giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 lần ngày. - Chữa trĩ ra máu, đái ra máu, băng huyết: Lấy 20g lá Huyết dụ tươi rửa sạch. Đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml, chia uống trong ngày. - Chữa đái ra máu: Lá Huyết dụ 20g, rễ cây Ráng, lá Lấu, lá cây Muối, lá Tiết dê, mỗi vị 10g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Có thể dùng riêng lá Huyết dụ tươi 40-50g hoặc hoa và lá khô 20-25g. - Chữa viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40 g, lá thuốc bỏng (sống đời), lá băn (xích đồng nam) đều 20 g, sắc uống. - Chữa chảy máu cam, cháy máu dưới da: Lấy 30g lá Huyết dụ tươi, 20g cỏ Nhọ nồi, 20g lá Trắc bá (sao cháy) sắc uống. - Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tươi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, hoa khô với lượng bằng 1/2 lá tươi). Lưu ý: Phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà bị sót nhau thì không được dùng thuốc có vị Huyết dụ và không dùng sau khi nạo thai. Thế giới cây xanh.vn cung cấp cây huyết dụ, bán cây huyết dụ mọi kích cỡ, mọi số lượng theo yêu cầu trên toàn quốc, ưu tiên Thành phố Hồ Chí Minh. Thế giới cây xanh.vn đảm bảo sản phẩm cay huyet du đúng như hình ảnh hoặc đã báo trước với quý khách hàng. Chú ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, hoặc người có kinh nghiệm trước khi sử dụng, chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ sự sai sót nào về việc sử dụng thông tin từ website..! Sưu tầm và biên tập: Cùng chuyên mục Quảng Cáo Của Google
Từ khóa » đặc điểm Cây Huyết Dụ Lá Nhỏ
-
Cây Huyết Dụ - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Huyết Dụ: Tác Dụng, đặc điểm Và Cách Trồng - Eva
-
Cây Huyết Dụ: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Huyết Dụ Lá Nhỏ Độc Đáo Trừ Tà Khí Và Mang Lại Phúc Lộc.
-
Cây Huyết Dụ - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Huyết Dụ Lá đỏ, Dễ Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Huyết Dụ Và Những Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Bất Ngờ
-
Cây Huyết Dụ - Cây Phong Thủy - Hoa Đà Thần Dược
-
Cây Huyết Dụ - Ý Nghĩa Phong Thủy - Cách Chăm Sóc
-
Cây Huyết Dụ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Huyết Dụ Có Mấy Loại? - Dược Liệu Hòa Bình
-
Các Công Dụng Của Cây Huyết Dụ - Vinmec
-
Tác Dụng Của Cây Huyết Dụ