Cây Khế Chua Và Tác Dụng Chữa Trị Các Chứng Bệnh Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây khế chua là một loại thực vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả khế có vị chua đặc biệt được dùng trong chế biến các món ăn. Bên cạnh đó, ít ai biết rằng cây khế chua còn được dùng chữa bệnh trong y học dân gian. Theo Đông y, hoa, quả, lá, rễ, … của cây khế đều là các vị thuốc dùng trị nhiều chứng bệnh. Hãy cùng Apharma.vn tìm hiểu về các công dụng chữa trị và cách dùng cây khế chua làm thuốc ngay sau đây nhé!
Mô tả về cây khế chua
Cây khế chua có tên thường gọi là khế còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liễm tử. Tên khoa học là Averrhoa carambola L. Họ khoa học của cây khế chua thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae.
1. Đặc điểm của cây khế chua
Khế là cây gỗ thường xanh, cao trung bình từ 10-12m. Lá kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét mỗi lá. Mép lá nguyên, phiến lá mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, hoa mọc thành chùm xim, ở nách các lá, nụ hoa hình cầu. Hoa có màu hồng hay tím. Đài hoa thường có 5 lá đài dạng thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng hoa khế chua gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn. Quả kích thước to, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh. Mùa hoa vào tháng 4-8, sai quả tháng 10-12.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế cây khế chua
- Phân bố: Từ xa xưa, khế chua được tìm thấy và trồng nhiều ở Malaysia và Ấn Độ. Thế nhưng hiện nay, loài cây này đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có 2 giống cây chính được người dân trồng phổ biến là: khế chua và khế ngọt
- Bộ phận dùng: Hầu hết các bộ phận trên cây khế chua đều có thể được dùng để làm thuốc như: Vỏ cây, hoa, lá, rễ và cả quả khế.
- Thu hái – sơ chế: Tùy theo bộ phận mà thời gian thu hái, sơ chế của cây khế chua cũng khác nhau. Thông thường, hoa và quả sẽ hái theo mùa vụ. Còn lá, rễ và thân sẽ được thu hoạch quanh năm
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Rễ, thân và lá khế có vị chua, chát, se, tính bình. Theo Đông y thì quả khế sẽ có vị chua chua ngọt ngọt và tính bình. Hoa khế có vị ngọt, tính bình.
- Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
- Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát.
4. Thành phần hóa học
Quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào, bao gồm chất xơ, protein, vitamin A, C, B1, B2 và P. Trong quả khế có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na, E, B5, C, magie, đồng và nhất là có nhiều K, còn chứa một số hợp chất thực vật như gallic acid, quercetin, epicatechin,… Trong mỗi múi khế chua có hàm lượng acid oxalic là 1%.
Công dụng của cây khế chua
Không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước đều sử dụng khế chua như một loại trái cây và vị thuốc Đông Y giúp điều trị nhiều vấn đề trong sức khỏe. Quả của khế chua được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ngoài ra, với những ai đang gặp trường hợp tiểu ít, tiểu nhắt, đi tiểu nhiều lần thì có thể dùng khế chua để làm thuốc lợi tiểu. Khế chua giúp điều trị các vấn đề về da như lở loét, chỉ cần sắc nước từ lá và cành khế sau đó đem uống trong ngày. Hạt của khế chua còn giúp các mẹ bỉm lợi sữa, điều hòa kinh nguyệt và giải độc cơ thể. Bột hạt khế khô có tính an thần nhẹ.
Không chỉ phần thịt khế chua giàu vitamin C mà cả vỏ cũng rất giàu vitamin này. Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động và khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn chặn hấp thu chất cholesterol lipoprotein có hại cho đường ruột. Vitamin C trong khế chua còn được xem là chất chống oxy hóa tự nhiên rất mạnh mẽ. Một quả khế cung cấp 34.4 mg, tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào. Ngoài ra, khế chua còn chứa các chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin.
1. Theo Đông Y, công dụng của cây khế chua như sau:
- Quả khế chua có tác dụng lợi tiểu rất tốt, bên cạnh đó tăng tiết nước bọt, tiêu viêm,… Rễ có tác dụng chỉ thống và trừ phong thấp, đau đầu mạn tính. Hoa khế có tác dụng trừ sốt rét, chữa chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Lá và thân khế chua sẽ giúp lợi tiểu, tiêu viêm. Loài cây này cũng thường được dùng cho trẻ em với phần vỏ cây giúp chữa ho, trị sởi.
- Chủ trị: Sử dụng khế chua sẽ giúp trị các bệnh liên quan đến đau khớp, đau đầu lâu năm không khỏi, đau họng, ho khan kéo dài, các vấn đề về viêm loét dạ dày, sổ mũi, chấn thương gây đau nhức, viêm nhiễm ngoài da ngoài da,…
2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì cây khế chua có công dụng:
- Hợp chất beta-carotene trong cây khế chua có tác dụng cải thiện thị lực, kích thích vị giác, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
- Cây khế chua giúp hạn chế sự phát triển và tiêu diệt các gốc tự do nhờ hàm lượng vitamin C và flavonoid dồi dào. Ngoài ra, khế còn giúp duy trì tổng hợp collagen, giúp các mạch máu lưu thông hiệu quả và tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Việc bổ sung quả khế chua hàng ngày như một loại hoa quả sẽ giúp bạn thải độc tố hiệu quả, bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn chặn các tế bào ung thư, xâm nhập và phát triển.
- Trong quả khế có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào vì vậy sẽ giúp bạn điều trị chứng táo bón, tăng cường quá trình ruột vận động. Đặc biệt, hàm lượng đường trong khế chua rất thấp vì vậy phù hợp với người bị tiểu đường.
- Khế chua là loại quả có hàm lượng Pectin cao. Đây là chất có công dụng trong việc giảm cholesterol, giúp bảo vệ tế bào gan và kiểm soát cân nặng cơ thể.
- Hàm lượng canxi trong khế vô cùng dồi dào. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nước ép khế mỗi ngày nếu muốn cải thiện chức năng xương, răng, tăng chiều cao hay điều trị các vấn đề xương khớp mãn tính
- Khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn của khế chua cũng rất mạnh mẽ. Đặc biệt, khế chua có hiệu quả mạnh với những vi khuẩn như: E. coli, Salmonella typhi, Microbial bacillus cereus,…
- Lá khế có đặc tính sát trùng và tiêu viêm. Vì vậy, với trẻ nhỏ bị dị ứng, hay ung nhọt, bệnh chàm, rôm sảy có thể vò nát lá khế để đắp lên vùng tổn thương
- Cây khế chua còn đem lại nhiều hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch nhờ có vitamin B9, B5 và vitamin A dồi dào.
Bài thuốc trị bệnh viêm họng từ cây khế chua
Lá khế tươi đem rửa sạch, để ráo, giã lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào và ngậm.
1. Bài thuốc trị cảm cúm từ cây khế chua
Dùng 3 quả khế giã nhuyễn vắt lấy nước. Hòa với 50ml rượu và uống. Để chữa cảm nắng, lấy lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Còn phần bã của lá khế chua thì bạn có thể đắp vào thái dương và gan bàn chân cũng giúp trị cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể lấy thêm một quả khế chua già, chưa chín để nướng qua rồi sắc với nước để uống trong ngày cũng giúp trị bệnh.
2. Bài thuốc chữa chứng bí tiểu
Chuẩn bị 1 củ tỏi và 1 quả khế tươi. Tất cả các nguyên liệu thì bạn cho vào một cái cốt thật sạch, sau đó giã nát và trộn đều 2 hỗn hợp với nhau. Tiếp theo, bạn đắp hỗn hợp lá thuốc này lên rốn để giúp điều trị chứng bí tiểu.
3. Bài thuốc từ quả khế chua giúp giải ngộ độc mã tiền
- Chuẩn bị: Quả khế tươi.
- Thực hiện: Ngay sau khi phát hiện người bệnh bị ngộ độc mã tiền thì cần ép lấy nước từ quả khế tươi và cho uống, lưu ý cần uống càng nhiều thì càng tốt. Tiếp theo, bạn nên đưa người bị ngộ độc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và kiểm tra kịp thời.
4. Bài thuốc chữa ngộ độc nấm từ cây khế chua
- Thành phần cần chuẩn bị: 20g đậu ván đỏ, 10g lá lốt và 20g lá khế.
- Thực hiện Đậu ván đỏ là nguyên liệu khô, còn với lá khế và lá lốt bạn nên dùng lá tươi. Với 2 loại lá này, sau khi rửa sạch bạn đem đi giã nát và cho vào hỗn hợp khoảng 200ml nước. Tiếp theo, bạn cho thêm đậu ván đỏ vào để đun sôi, để nguội sau đó chắt lấy nước để uống. Cần uống ít nhất từ 2-3 lần cho đến độc nấm trong cơ thể được tiêu trừ.
5. Giải độc rượu bia
Uống nước ép quả khế sau khi uống rượu bia để thải độc rượu bia ra nhanh hơn.
6. Bài thuốc trị chứng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ từ cây khế chua
- Các thành phần cần chuẩn bị: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cùng với 4g cam thảo và 4g bạc hà.
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch thì bạn cho vào ấm và sắc cùng nước. Lưu ý nước thuốc cần sắc đặc để giúp điều trị hiệu quả, chia nước thuốc thành 2-3 lần để uống trong ngày.
- Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau : hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi – tất cả đều khoảng 8g. Ngoài ra còn cần thêm cam thảo 4g, bạc hà 4g. Sau khi sơ chế xong, bạn cho vào nồi, chế thêm nước để sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. Nước thuốc sau khi nấu xong thì bạn nên uống ngay và chỉ dùng trong ngày, không nên để qua đêm.
7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kèm sốt từ cây khế chua
- Chuẩn bị: Lá khế tươi.
- Thực hiện: Lá khế tươi sau khi rửa sạch thì bạn giã nhẹ vừa phải. Sau đó cho hỗn hợp vào bọc trong vải để vắt lấy nước. Phần nước cốt từ lá khế tươi sẽ được đun sôi và cho thêm đường. Ngoài ra, có thể kế hợp cùng nho, cam, chuối thái nhỏ, táo tây cắt miếng để đun cùng. Ngay khi thuốc còn nóng thì bạn nên dùng ngay.
8. Bài thuốc trị chứng sởi, thủy đậu ở trẻ em
- Chuẩn bị: Vỏ cây khế và lá khế.
- Thực hiện: Phơi khô, xay nhuyễn và đắp lên vết thương. Để giúp điều trị bệnh sởi nhanh thì cần phải để sởi nổi phát lên da. Lúc này, ngoài đắp vết thương bạn có thể dùng nguyên liệu từ cây khế để sắc lấy nước uống. Sau khi hết bệnh, bạn nên nấu nước từ vỏ cây và lá khế để tắm giúp ngừa sởi mọc lại.
9. Bài thuốc phòng ngừa hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh từ cây khế chua
- Các thành phần cần chuẩn bị: 30g vỏ cây hồng bì, 20g quả khế, 20g rễ cây quả giun.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi đã rửa sạch thì bạn cần sắc với nước để uống thay nước lọc mỗi ngày. Vì vậy, lưu ý bạn nên sắc loãng giúp dễ uống hơn, nước thuốc chỉ uống trong ngày, không dùng qua đêm
- Hạt khế giã nát sắc lấy nước uống để lợi sữa.
10. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Chọn quả khế chua hơi chín, sau đó bạn hãy rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo, cho các miếng khế chua vào đun cùng một bát nước ở lửa vừa. Cho đến khi phần nước thuốc chỉ còn một nửa bát thì dừng lại. Bạn nên chia thuốc thành 2 lần để uống trong ngày.
Tác dụng phụ và lưu ý khi dùng cây khế chua
Trẻ em trong giai đoạn phát triển và người bị loãng xương nên hạn chế ăn khế vì axit oxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Trong khế chua có chứa nhiều axit oxalic dễ gây ra sỏi thận, vì vậy những ai bị thận yếu hay gặp vấn đề về cơ quan này cũng nên tránh sử dụng dược liệu này. Vì có tính chua nên loại quả này cũng chứa nhiều axit.
Do đó, không nên dùng khế chua cho người mắc các bệnh lý về viêm loét dạ dày. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn quả khế chua khi đói vì gây cào ruột và ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. Nên sử dụng khế với liều lượng vừa phải. Nên chủ động liên hệ, tham khảo với thầy thuốc để được tư vấn chuyên môn. Khi dùng cây khế chua để làm thuốc nên sử dụng đúng liều, đúng cách và kết hợp chính xác với các vị thuốc khác. Nên sử dụng khế vừa phải trong ăn uống hàng ngày và sống lành mạnh.
Trên đây là tất cả thông tin về cây khế chua và tác dụng trị bệnh của nó. Hãy áp dụng đúng theo các cách điều chế bài thuốc từ cây khế chua để tối ưu hiệu quả chữa trị bệnh và tránh những rủi ro. Mong rằng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích về cây khế chua cho bạn.
Rate this postTừ khóa » Thân Cây Khế Có Tác Dụng Gì
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Khế | Vinmec
-
Lợi ích Bất Ngờ Từ Cây Khế
-
Cây Khế Và Công Dụng Trị Bệnh Của Lá, Quả, Bông Khế
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Từ Cây Khế | VTV.VN
-
Khế, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Khế
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Khế Và Một Số Bài Thuốc Hay
-
Cây Khế, Vị Thuốc Bình Dân Và Những điều Cần Lưu ý
-
Khế Chua – Vừa Là Quả ăn Vừa Là Vị Thuốc Dân Giã
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Cây Khế - Thuốc Đông Y
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Cây Khế| VTC14 - YouTube
-
Tác Dụng Của Cây Tầm Gửi Trên Cây Khế Trị Bệnh Gì ?
-
Khế (Lá Và Quả) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Tác Dụng Của Cây Khế Tuyệt Vời Mà Bạn Chưa Biết
-
Cây Khế - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc