Cây Khèn - "linh Hồn" Của Người Mông | Du Lịch Hà Giang , Công Ty ...
Có thể bạn quan tâm
Bước chân lên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, người ta sẽ không thể quên được tiếng khèn Mông da diết, trầm bổng vang vọng giữa núi đá trùng điệp. Cây khèn là một nhạc cụ gắn bó với người Mông mỗi khi xuống chợ cũng nh trong các dịp lễ, tết... Thiếu tiếng khèn, là thiếu đi “linh hồn” của người Mông.
Các chàng trai, cô gái người Mông múa Khèn. |
Chế tác công phu:
Nếu người Mông chiếm đa phần ở vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, là một trong những nhân tố chính tạo nên bản sắc văn hóa ở đây. Khèn, một nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông, cũng chính là một phần quan trọng tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa Mông. Đi đâu đó trên những con đường vùng cao uốn lượn, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh chiếc khèn đựng trong quấy tấu, người Mông dong duổi xuống chợ. Dù đi đâu, người Mông cũng mang theo chiếc khèn bên mình, nó gần như là một phần “máu thịt” không thể tách rời trong cuộc sống của người Mông.
Hiện nay, dù đời sống kinh tế đang phát triển mạnh thì cây khèn vẫn còn giữ nguyên vị trí của nó. Nghệ nhân chế tác khèn Mông đang được phát triển tại các thôn, bản dù không còn nhiều người làm khèn như trước do nhu cầu dùng khèn đã ít đi. Đến thăm một thợ làm khèn tiêu biểu ở Quản Bạ là anh Ma Dâu Páo, ở thôn Mỏ Sài, xã Thanh Vân, được anh hồ hởi chia sẻ về nghề làm khèn. Anh Páo đến với nghề làm khèn từ cách đây 2 năm, do tỉnh mở lớp làm khèn tại huyện. Trước đó, từ khi còn rất nhỏ, anh đã có đam mê với tiếng khèn, tự đi học thầy thổi khèn trong thôn. Đến khi lớn lên, qua những chuyến buôn bán ở các phiên chợ, anh tranh thủ tìm hiểu, học hỏi về cách làm khèn, nghe âm thanh của cây khèn. Đến sau này, khi đã học thành nghề, một trong những đam mê của anh Páo là làm khèn trong những lúc nông nhàn. Vợ anh kể, nhiều khi mải làm khèn anh quên cả giờ ăn, rồi có khi anh dong ruổi các chợ phiên ngược từ Đồng Văn, Mèo Vạc chở xuống Vị Xuyên để vừa đi bán khèn, vừa học hỏi cách làm khèn.
Anh Páo, chia sẻ: “Để làm một cái khèn phải mất khoảng 4 ngày, từ khâu đục bầu, lựa ống khèn, rèn lưỡi gà bằng đồng. Những nguyên liệu làm khèn đều có thể tìm được ở địa phương như: vỏ Đào rừng, gỗ làm thân khèn... Trong đó, gỗ là một loại thuộc họ cây Pơ mu, vỏ của cây Đào rừng lâu năm để quấn thân khèn. Đặc biệt, ống khèn lấy từ một loại cây thuộc họ trúc trồng ở địa phương”. Người Mông thường mua khèn vào tháng 6 – 11 hàng năm, đây là lúc thanh niên trong thôn, bản tập trung để luyện tập khèn. Anh Páo, cho biết: “Khèn làm bán có 2 loại là khèn trưng bày và khèn cho người Mông thổi. Khèn làm bán thì có giá rẻ hơn từ 500 – 700 nghìn đồng/chiếc, khèn làm để thổi lâu dài thì khoảng 2 - 3 triệu đồng/chiếc. Bình thường một năm chỉ làm được vài chiếc để thổi do quá trình chọn lựa ống khèn, rèn lưỡi gà, chỉnh âm mất rất nhiều thời gian”. Mặc dù giới trẻ hiện nay không còn chuộng cái khèn như trước nhưng hàng năm anh Páo vẫn bán được khoảng 40 – 50 chiếc khèn, vì “người Mông không thể bỏ được cây khèn”, anh Páo nói.
Anh Ma Dâu Páo, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đang làm khèn. |
Tiếp lửa truyền thống:
Cây khèn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Mông, luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà, và gần đây đã được xếp hạng văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cho dù văn hóa hiện đại đang hiện diện ở hầu hết các ngõ ngách vùng cao thì những người trẻ đam mê tiếng khèn vẫn chưa bao giờ dứt. Trong vài năm trở lại đây, các trường học ở tỉnh đều triển khai tiết học giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường. Và ở vùng cao này, tiếng khèn, điệu múa ô đang được những thế hệ trẻ, các em học sinh cấp 2, 3 say mê tập luyện.
Ông Vàng Tờ Phủ, một Nghệ nhân truyền dạy khèn Mông cao tuổi, ở xã Thanh Vân (Quản Bạ), tâm sự: “Hàng năm, tôi đều được huyện mời đi dạy các lớp thổi khèn cho bọn trẻ ở trong xã, huyện. Tôi vừa dạy xong một lớp có 28 học sinh, bọn trẻ bây giờ thổi khèn không tốt như ngày xưa nữa, nhưng vẫn có vài đứa thích, có khiếu. Ngoài ra, tôi còn đang rèn cho vài người ở trong xã nữa, là những người đã am hiểu về thổi khèn để sau này truyền dạy lại cho con cháu”. Dù thế nào thì chúng tôi vẫn phải truyền giữ các bài khèn, vì tiếng khèn là lời cúng trong các đám tang, nếu không có tiếng khèn thì linh hồn sẽ không về được với tổ tiên.
Không chỉ có vậy, tiếng khèn còn xuất hiện ở trong những ngày Hội Xuân, khi Tết đến Xuân về, những cánh hoa Đào, Lê bung nở khắp núi rừng, tiếng khèn vui tươi, rộn ràng lại cất lên. Theo người Mông, con trai thổi khèn hay thì mới có nhiều con gái thích. Người nào vừa biết thổi khèn, vừa biết giao tiếp đối đáp tốt thì càng dễ lấy vợ. Bởi vị trí “thầy khèn” có vai trò rất quan trọng trong các đám, lễ của người Mông.
Trong mùa hoa Tam giác mạch năm nay, khi đi qua những núi đá trùng điệp, đâu đó vẫn nghe văng vẳng tiếng khèn, tiếng hát của các chàng trai, cô gái người Mông đang làm nương, rẫy nghỉ tay luyện tập hoặc cất lên tiếng tâm sự trong lòng. Tiếng khèn, tiếng hát ấy là nét đẹp văn hóa ghi sâu trong ấn tượng của khách qua đường.
Từ khóa » Cây Khèn Mông
-
Nỗ Lực Bảo Tồn Cây Khèn Mông Trên Cao Nguyên đá Hà Giang
-
Khèn - Biểu Tượng Văn Hóa Của Người Mông
-
Nghệ Thuật Khèn Của Người Mông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghệ Nhân Vùng Cao Nặng Lòng Với Cây Khèn Mông - Khác
-
Nghệ Thuật Chế Tác Khèn Mông | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Khèn Trong đời Sống, Văn Hóa Của Người Mông ở Hà Giang
-
Những Người Góp Phần Giữ Gìn Nghề Làm Khèn Mông Trên Cao ...
-
Độc đáo Khèn Mông - Báo Nghệ An
-
Nối Dài Tiếng Khèn Mông | Làng Nghề Việt - YouTube
-
Cách Chế Tác Khèn Của đồng Bào Mông Tỉnh Điện Biên
-
Cây Khèn Giúp Người Chuyện Trò Cùng Muông Thú - Báo Lao động
-
Tiếng Khèn Mông Trên Vùng Cao Xứ Nghệ - Tìm Kiếm
-
Chiếc Khèn Trong đời Sống Của Người Mông - Báo Cao Bằng điện Tử