Cây La (la Rừng) Và 5 Bài Thuốc Chữa Ghẻ Lở, Hắc Lào, đau đầu, Bạch ...
Có thể bạn quan tâm
Cây la hay còn được gọi với nhiều tên khác như la rừng, cà hôi, cây ngoi. Đây là dược liệu quý mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la có vị đắng, cay, tính ấm tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Từ lâu, cây la đã được dùng chữa ghẻ lở, hắc lào, đau đầu, bạch cầu, lòi dom.
Tên gọi khác: Cây la rừng, cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức,…
Tên khoa học: Solanum verbascifolium L.
Họ: Cà (Solanace ae)
Thông tin, mô tả cây la rừng
1. Mô tả thực vật
Cây La rừng là loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 2.5 – 5m. Toàn cảnh, thân cây có hình trụ, vỏ thân non có màu xanh. phủ một lớp lông mỏng. Lá mọc đơn, giãn cách, không có lá kèm, phiến lá thuôn nhọn ở hai đầu. Bề mặt lá cây la rừng phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, tùy cây và tùy vùng có thể mang màu vàng xám. Lá cây mặt trên dày hơn mặt dưới, cuống lá dài từ 2 – 4cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn cành, có hình xim nhỏ. Bông hoa hình chén, bề mặt hoa phủ đầy lông mềm. Cuống hoa dài 3-5mm, hoa lưỡng tính với đài hình chuông đường kính 1 cm. Màu sắc tràng hoa là màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3cm. Trên mỗi tràng hoa có 6 hình cầu, đường kính 6mm và có nhiều hạt, mỗi hoa có vân mạng đường kính 2mm.
Quả cây la rừng có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, hình cầu nhẵn. Mỗi quả la rừng có đường kính 0,8-1cm. Bên trong có rất nhiều hạt, mỗi hạt có đường kính 1-2 mm. Cây la rừng thường sẽ ra quả từ các tháng 7-10 trong năm.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Lá cây La rừng đặc trưng khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì rất thơm. Khu vực phân bổ của La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Ở đồng bằng hầu như không còn, hiện nay cây la rừng mọc nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi khu vực Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái…
Bộ phận dùng: Lá
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Sau khi hái lá tươi về thì đem rửa sạch và phơi khô để làm thuốc dùng dần. Thân và rễ sau khi thu hái đem về thái miếng mỏng phơi khô, hoặc sao vàng hạ thổ để bảo quản dùng dần trong năm. Người dân sử dụng lá cây la rừng chữa bệnh dưới dạng dược liệu tươi hoặc khô đều mang hiệu quả tương đương.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Lá cây la rừng có vị đắng, hơi cay tính ấm. Tác dụng chính là sát trùng, tiêu độc, thanh nhiệt giải độc.
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Theo chia sẻ của dược sĩ Trương Thị Thanh Nga (GV khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM) cho biết: Tác dụng trị bệnh của cây la rừng đến từ thành phần solianin, saponozit, một ít tinh dầu. Trong đó vỏ rễ la rừng có đến 0.3 % solasodin.
Ngoài ra một số hoạt chất khác của cây la rừng còn có: cinnamit, N(p-hydroxyphenylethyl) p- coumaramtd, flavonoit, axit vanillic. Tinh dầu của cây la rừng có mùi thơm giống hồng bì, những hoạt chất này đều có đóng góp quan trọng trong việc sát trùng, thanh nhiệt, giải độc.
Tác dụng dược lý của cây la
Công dụng điều trị bệnh của la rừng được biết đến chủ yếu trong các bài thuốc Đông Y và YHDT. Mặc dù khoa học hiện đại vẫn chưa công bố những hiệu quả điều trị của dược liệu la rừng, nhưng phương thuốc này đã được nhiều người dân sử dụng và công nhận tác dụng nhất định. Các ghi chép trong tài liệu YHCT về tác dụng trị bệnh của cây la rừng gồm có:
Cây la rừng chữa ghẻ lở, hắc lào, bệnh ngoài da
1. Bài thuốc chữa hắc lào từ cây ngoi
Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào
2. Cây cà hôi trị ghẻ lở
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng một nắm lá cây la rừng tươi (luôn cành) đem đi rửa sạch. Dùng lá la rừng nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương. Thực hiện thường xuyên 2 lần/ngày, nên kết hợp với dùng thuốc bôi ghẻ để đạt kết quả như mong đợi.
Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây la rừng
1. Lá la rừng đắp lòi dom
Lá tươi ngắt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.
2. Cây la trị đau đầu thay đổi thời tiết
Sau khi rửa sạch lá la rừng, bạn đem lá cây ngâm với nước muối để sát khuẩn lại lần nữa. Dùng lá la rừng 1 nắm giã nát và trực tiếp đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng giữ thuốc để không bị rơi. Trong thời gian đắp thuốc khoảng 2 tiếng, người bệnh nằm nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Áp dụng bài thuốc liên tục 5 ngày.
3. Bài thuốc chữa bệnh bạch cầu hạt
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20g dược liệu la rừng đem rửa sạch, để ráo nước sau đó sắc với 500ml nước dùng uống trong ngày. Kiên trì áp dụng liên tục ít nhất 1-2 tháng bệnh sẽ có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các trường hợp ban đầu mới phát bệnh.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây la. Có thể nói, cây la mang đến nhiều công dụng chữa bệnh nhưng cấn áp dụng đúng bài bản, đúng chỉ định để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Cây chè (trà) và 6 bài thuốc chữa đầy bụng, sốt, bỏng, nước ăn chân, da nứt nẻ, nhiệt miệng hiệu quả
Vote postTừ khóa » Cây Thuốc Trị Ghẻ Lở
-
Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam - 10 Loại Lá Cây Hiệu Quả
-
5 Cây Thuốc Nam Trị Ghẻ Hiệu Quả - Mẹo Hay Dân Gian
-
10 Bài Thuốc Trị Ghẻ Dễ áp Dụng - Tin Tổng Hợp - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
6 Bài Thuốc Chữa Ghẻ Bằng Lá Cây: Chỉ Cần Ra Vườn Nhà Là Hết Bệnh
-
10 Bài Thuốc Trị Ghẻ Dễ áp Dụng
-
Cây Lá Quanh Nhà Và Các Vị Thuốc điều Trị Ghẻ, Nấm Da
-
9 Cách Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Nhanh
-
5 Cây Thuốc Nam Chữa Lở Loét Da Trong Vườn Nhà Bạn. - Dizigone
-
10 Bài Thuốc Trị Ghẻ Dễ áp Dụng - Tiền Phong
-
Cây Thuốc Trị Bệnh Ghẻ Ngứa Hiệu Quả Cực Nhanh. - YouTube
-
Chỉ Bằng Nắm Lá Cây Này Ghẻ Lở, Trị Ngay Ngứa Ngáy Phụ Khoa Cho ...
-
Bài Thuốc Hỗ Trợ điều Trị Ghẻ Lở Từ Cây Khôi Nhung Tía
-
Bí Quyết Trị Bệnh Ghẻ Thú Cưng Bằng Lá Cây Thuốc Nam