Cây Lá Lốt: Đặc điểm, Công Dụng Và Kỹ Thuật Gây Trồng - HAMCO
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật: 12/11/2012
Cây lá lốt: Đặc điểm, công dụng và kỹ thuật gây trồng
Tên khác: Rau lốt Tên khoa học: Piper lolot Họ hồ tiêu: Piperaceae
1. Đặc điểm hình thái và sinh thái: – Là cây thảo sống nhiều năm. Thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Lá có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá, cuống có bẹ ôm lấy thân. Phiến lá dài 6-13cm, rộng 5-8cm, có 5-7 gân xuất phát từ gốc lá, cuốn lá dài 2,5cm. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Bông cái dài 1cm màu vàng, có lông, lá bắc tròn, bầu nhẵn hình trứng, vòi nhụy chẻ 3. Quả mọng chứa một hạt. – Nơi sống: Mọc hoang trong rừng, nơi ẩm dọc các bãi cát ven suối. Có phổ biến khắp cả nước. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Lào. 2. Công dụng, thu hái, chế biến và thành phân dinh dưỡng: – Công dụng: Làm rau ăn và làm thuốc. Lá lốt làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài lỏng. – Thu hái, chế biến: Lá tươi luộc chung với các rau khác, có mùi thơm, nồng. Dùng làm gia vị khi nấu canh với mít, chuối, cua, ốc, ba ba, xào với thịt trâu, thịt bò. Dùng gói chả nướng, thịt nướng. – Thành phần dinh dưỡng: Nước 86,5g, Protein 4,3g, Gluxit 5,4g, Xơ 2,5g, Tro 1,3g, Canxi 260mg, Photpho 980mg, Sắt 0,4mg, Caroten 8,1mg, Vitamin C 34mg. 3. Kỹ thuật gây trồng: – Giống: từ hom nhánh, thân mang rễ. – Thời vụ: trồng quanh năm – Làm đất: Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có bóng cây mát. Thường trồng theo đám mà không phải làm luống. Thích hợp trong các mô hình Nông Lâm kết hợp. – Trồng: Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách từng nhánh đã mang rễ hoặc cắt thành từng đoạn dài 20 – 30cm để giâm. Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên luống đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây. – Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 nhưu sau: + Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg. + Bón thúc: phân Urê 10-12kg. – Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch: Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có thể thu hoạch lá lốt. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10-15cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá.
Nguồn: http://www.khuyennongtphcm.com
Từ khóa » Bộ Rễ Của Cây Lá Lốt
-
Loài Piper Lolot C. DC.(Câ Lá Lốt) | Cây Thuốc
-
CÔNG DỤNG CỦA CÂY LÁ LỐP
-
Công Dụng Của Lá Lốt Và Những điều Cần Biết - Sở Y Tế Nam Định
-
Lá Lốt: Đặc điểm Sinh Thái, Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc Dân ...
-
Lá Lốt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Dụng Của Cây Lá Lốt - Vinmec
-
Lá Lốt: Công Dụng, Tác Hại Và Cách Sử Dụng đúng
-
Lá Lốt (Lá) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Lá Lốt Và Tác Dụng Trong điều Trị
-
Công Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Lá Lốt
-
Lá Lốt: Vị Thuốc Trong Vườn Nhà
-
️ Chữa đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Có Hiệu Quả Không?
-
Thuốc Hay Từ Cây Lá Lốt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tổng Hợp Rễ Cây Lá Lốt Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022
-
Lá Lốt Chữa Dứt điểm Tổ đỉa, đau Nhức Xương Khớp
-
Thuốc Hay Từ Cây Lá Lốt - Tuổi Trẻ Online