[ Cây Lá Vối ] : Tác Dụng , Tác Hại , Cách Sử Dụng + Hình ảnh ! - 2Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Trẻ em uống lá vối được không , uống lá vối tươi có tốt không , uống nụ vối khô có tác dụng gì ... Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tác dụng , tác hại , cách sử dụng và hình ảnh lá vối . Cùng tìm hiểu nhé !
Lá vối là một loại lá được dùng để đun làm nước uống hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù được uống hàng ngày nhưng lại rất ít người biết được cây vối như thế nào, đặc điểm, hình ảnh của chúng ra sao.
Ngoài ra chúng còn rất nhiều các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời khác như: giảm cân, chữa viêm da ngứa, chữa đái tháo đường… Chúng ta hãy cùng 2bacsi đi tìm hiểu lại cây này nhé.
Cây lá vối là gì?
Tên khoa học của cây vối là Clesitocalyx operculatus. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây lá vối hay còn gọi là cây vối, thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 10-15m, vỏ thân cây có màu nâu xám, nứt dọc và phân cành. Cành non dẹt, sau thành hình trụ, có lớp vảy.
Lá vối mọc đối, phiến lá có hình bầu dục, hai mặt lá đều có màu xanh lục nhạt, có đốm nâu, dài 9-18cm, rộng 4-8cm. Đầu lá nhọn, gốc lá thuôn, mép lá không có răng cưa, không có lông, có gân lá 8-10 đôi. Cuống lá dài 3-4mm, có cánh ở phía đỉnh.
Hoa mọc thành cụm, cụm hoa có hình chùy thường mọc ở nách lá đã rụng. Hoa vối không có cuống, có màu trắng, lục nhạt. Quả vối nhỏ, có hình trứng hay hình bầu dục, nhăn nheo, có đường kính 7-12mm, khi chín có màu tím sậm giống quả sim, có dịch bên trong.
Lá vối, nụ vối và cành non đều có mùi thơm dễ chịu. Vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ, màu ngà vàng, còn vối tẻ có lá to, màu xanh đậm. Khi uống, nước vối nếp đậm đà và thơm hơn vối tẻ.
Thành phần hóa học của cây lá vối
- Lá vối, nụ vối có chứa tanin, vitamin và một số chất khoáng, còn có 4% tinh dầu có mùi thơm.
- Trong nụ vối có các hoạt chất (chủ yếu là polyphenol), có khả năng ức chế hoạt tính của men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
- Beta-sitosterol có trong nụ vối có khả năng điều hòa chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu.
- Chất kháng sinh có trong lá vối diệt được nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn bạch cầu, Streptococcus, Salmonella, Bacillus subtilis,…
Trong đông y, lá vối có vị đắng hơi cay, tính mát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nước lá vối đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng.
Phân bố và thu hái lá vối
Cây vối có khá nhiều ở các nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, phía Bắc Trung Quốc đến Bắc Australia.
Ở Việt Nam, là loại cây ưa sáng nên vối moc tự nhiên trên các bờ ao hồ, suối và các vùng đất thấp nhiều màu mỡ.
Ngoài ra, cây vối còn được trồng ở các tỉnh Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Vũng Tàu,…
Chồi và lá non sẽ ra nhiều trong mùa xuân hè. Cây ra hoa vào khoảng tháng 5-7 và quả chín vào tháng 8-9.
Bộ phận sử dụng là lá và nụ vối. Lá và nụ vối sau khi thu hoạch sẽ được rứa sạch nhựa, để ráo rồi cho vào thúng. Sau đó, dùng rơm rạ phủ lên trên lá cho đến khi lá chuyển màu đen thì lấy ra rửa sạch rồi phơi khô dùng dần.
Mục đích của việc ủ lá là để phá hủy chất diệp lục trong lá và chất ngái do nhựa, nước vối sẽ ngon hơn.
Lá vối có công dụng gì
1. Chữa đầy, trướng bụng, ăn không tiêu
Bài thuốc 1: Lấy 6-12g vỏ thân cây gối, sắc lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 12g vỏ thân cây gối, 8g bán hạ chế, 8g cam thảo và 8g cát sao sâm, sắc lấy nước uống.
2. Viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ và hay đi phân sống
Rửa sạch và xé nhỏ khoảng 200g lá vối tươi, cho vào 2 lít nước đun sôi, ngâm lá khoảng 1 giờ rồi uống thay nước.
3. Chữa tiêu chảy
Bài thuốc 1: Lấy 3 cái lá vối tươi, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm quả chuối tiêu. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sắc với 400ml nước. Sắc cho đến khi còn 100ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Liệu trình 2-3 ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 100g vỏ thân cây vối, 100g vỏ sung, 100g lá phèn đen, 100g lá ổi, 50g vỏ cây đại, 50g hạt vải, 30g quế. Đem tất cả sấy khô, tán bột mịn. Đem hỗn hợp bột luyện thành hồ rồi vê thành viên bằng hạt đỗ. Mỗi lần uống 12g, uống 2 lần trong ngày.
4. Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính
Lấy 50g lá vối tươi, 50g lá kinh giới, đun lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc bôi.
5. Chữa lở ngứa, chốc đầu
Lấy 1 nắm lá vối, nấu nước để tắm rửa chữa lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
6. Làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol
Hãm 15-20g nụ vối với nước sôi uống tahy tà hoặc đun trực tiếp thành nước đặc uống 3 lần trong ngày. Nên uống thường xuyên để đạt hiệu quả.
7. Điều trị bệnh tiểu đường
Sắc lấy nước từ 15-20g nụ vối, uống 3 lần trong ngày hoặc cho vào hãm như trà uống thay nước.
8. Chữa bệnh viêm gan, vàng da
Mỗi ngày sắc 200g rễ cây vối lấy nước uống.
9. Chữa bỏng
Lấy vỏ cây gối cạo vỏ rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi rồi bôi hỗn hợp lên vết bỏng. Với tác dụng làm giảm tiết dịch, dịu đau và hết phồng rộp.
10. Chữa viêm da, ngứa
Đun nước vối đặc, trực tiếp bôi lên vết ngứa.
11. Chữa cảm lạnh làm bụng đầy, thân thể mệt mỏi
Lấy 16g lá vối khô, 16g trần bì và 8g cam thảo, tán thành bột. Thêm 3 lát gừng tươi, ngày sắc uống hoặc uống 25-30g bột với nước.
12. Giảm cân
Bài thuốc 1: Lấy lá vối hoặc nụ vối, hãm như trà với 1 lít nước. Ủ trong 1 giờ là có thể uống được, uống thay nước.
Bài thuốc 2: Đun sôi 1 lít nước với lá vối hoặc nụ vối. Sau đó cho thêm 1 nắm hoa hòe cho nước sôi trở lại, để nguội uống thay nước.
13. Hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân bị gout
Sắc lấy nước uống từ lá vối hoặc nụ vối. Có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần điều trị bệnh guot.
Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Chứ không chữa bệnh hoàn toàn. Nên người bệnh vẫn nên được điều trị bằng phương pháp y tế. Và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
14. Giúp lợi sữa
Ngay từ những ngày đầu thai kỳ, các mẹ bầu nên có thói quen uống nước vối. Để có cơ thể khỏe mạnh và lợi sữa khi sinh con.
15. Hỗ trợ tiêu hóa ở mẹ bầu
Lá vối sắc lấy nước hoặc hãm như trà. Sẽ giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Đồng thời tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa. Từ đó đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.
16. Giải khát, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể
Dùng nước lá vối đun hoặc hãm như trà uống trong ngày như một loại nước giải khát. Nó giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.
17. Phụ nữ sau sinh nhanh săn bụng và ăn ngủ tốt
Lá vối đun nước uống hàng ngày thay nước lọc. Giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc và còn làm đẹp da, hết mụn.
18. Chữa đái tháo đường
Lấy 20-30g lá vối hãm hoặc đun lấy nước uống trong ngày.
19. Giải độc lá ngón
Lấy 1 nắm lá vối tươi giã nát, thêm ít nước. Ép lấy nước cốt, uống hoặc trực tiếp bơm vào dạ dày.
Trẻ em uống lá vối được không
Trẻ em không nên uống nước lá vối
Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất. Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối. Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết. Kiêng uống ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa
Lá vối tươi có độc không
Theo nghiên cứa trong lá vối có chưa tanin, các khoáng chất, vitamin và tinh dầu thơm. Các khoáng chất có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,…
Còn theo Đông y thì lá vối có vị dắng, chát, tính mát. nó có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Chính vì vậy mà lá vối rất tốt cho sức khỏe và hoàn toàn là loại lá lành tính.
Tuy nhiên, uống nước lá vối khô thì việc ủ sẽ ngon hơn và chất trọng lá với sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Lá vối nóng hay mát
Ngày xưa các cụ còn pha nước vối uống cả ngày thay thế trà và nước lọc, giúp thanh lọc cơ thể, rất mát, giải khát mua hè… Vì vậy có thể nói nước vối tương đối mát, không gây nóng nên mọi người hoàn toàn yên tâm.
Uống lá vối tươi có tốt không
Nấu nước lá vối uống như nước là là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để chữa bệnh: GOUT, tiểu đường, mỡ máu, bệnh gan, hỗ trợ tiêu hóa & một số bệnh lặt vặt khác.
Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Uống nụ vối khô có tác dụng gì
Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh được rằng, trong nụ vối có chứa thành phần hợp chất flavonoid tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Sử dụng nụ vối uống thay nước hàng ngày giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tổn thương tế bào beta, chống oxy hóa tế bào, giúp tăng chuyển hóa cơ bản, phòng ngừa bệnh đục tinh thể thường gặp ở các bệnh nhân bị tiểu đường. Đặc biệt, nụ vối là thảo dược tự nhiên, có thể sử dụng hàng ngày mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cách ủ lá vối
Cách 1: Để có một ấm nước vối ngon người ta thường thực hiện qua giai đoạn gọi là ủ lá. Lá vối tươi sau khi được hái ở cây về rửa sạch, cắt lá ra làm ba rồi sau đó ngâm vào nước sạch ba ngày liên tiếp. Trong ba ngày đó mỗi ngày thay nước một lần.
Tiếp đến vớt lá ra rửa sạch rồi phơi khô. Lá vối phơi khô xong, cất vào túi nilong buộc kín để dành uống quanh năm.
Cách 2 : để nước vối được ngon, theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền người ta thực hiện qua giai đoạn ủ lá. Nguyên nhân là để bớt ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ làm nước vối sẽ ngon hơn.
Lá hoặc nụ vối sau khi hái về được rửa sạch, cho vào thùng rồi phủ rơm rạ cho đến khi lá xuống màu, đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô.
Nếu dùng chum sành, vại sành để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm sẽ tốt hơn trong quá trình ủ.
Ta lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để vào nơi thoáng mát, sau thời gian theo 2 tới 3 ngày tùy theo mùa.
Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn
Những lưu ý khi sử dụng Lá vối
Lá vối tươi có khả năng trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, do chất kháng viêm và kháng khuẩn trong lá vối tươi rất mạnh. Nên có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.
Vì vậy nên dùng lá vối khô để pha nước uống. Đối với những người quá gầy, sức khỏe bị suy nhược thì không nên dùng lá vối hoặc nụ vối để chữa bệnh.
Khi uống nước vối cần chú ý:
Không uống nước vối quá nhiều mà chỉ nên uống mỗi ngày 1 ấm hoặc 1 ly nước vối. Vì sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết.
Không uống nước lá vối khi bụng đói và không được uống nước vối quá đặc. Do tác dụng kích thích tiêu hóa, sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều. Và gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng,…
Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao.
Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trên, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và nhận được tư vấn của bác sĩ.
Từ khóa » Tác Dụng Phụ Của Cây Vối
-
Uống Lá Vối Có Hại Thận, Yếu Sinh Lý Như Nhiều Người Lo?
-
Những Tác Hại Của Nước Lá Vối Chị Em đặc Biệt Lưu ý
-
Lá Vối Uống Lợi Hay Hại? Điều Cần Tránh Khi Sử Dụng Lá Vối
-
Nước Vối: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Kẻo Rước Họa Vào Người
-
Lá Vối Chữa được Bệnh Gì? 13 Công Dụng "tuyệt Vời" Bạn Cần Biết!
-
Tác Hại Của Lá Vối Cần Tránh - Cách Sử Dụng Hiệu Quả An Toàn
-
Các Tác Dụng Của Lá Vối | Vinmec
-
Tác Dụng Uống Nước Lá Vối đối Với Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Cây Vối Và Cách Sử Dụng Cây Vối Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
7 Bí Mật Về Tác Dụng Của Nước Lá Vối Tới Sức Khỏe Con Người
-
Tác Hại Của Lá Vối Khi Uống Sai Cách Và Sai Thời điểm - VOH
-
Lá Vối Có Tác Dụng Gì? Có Nên Uống Thường Xuyên Không? - Toshiko
-
Tác Dụng Của Cây Vối Và Cách Sử Dụng
-
10 Tác Dụng Của Trà Lá Vối Với Sức Khỏe Con Người