Tác Hại Của Lá Vối Khi Uống Sai Cách Và Sai Thời điểm - VOH

Mục lục
  1. Tác hại của lá vối là gì?
  2. Những lưu ý cần nhớ khi uống nước lá vối
    1. Không uống nước vối khi đói bụng
    2. Không uống nước vối ngay sau khi ăn
    3. Không uống quá nhiều
    4. Hạn chế uống nước lá vối tươi
    5. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang điều trị bệnh
  3. Nước lá vối và các vấn đề liên quan đến thận và huyết áp
  4. Cách sử dụng lá vối đúng cách

Thời tiết nắng nóng, các loại nước uống giải nhiệt càng được nhiều người ưa chuộng, điển hình như nước lá vối. Thê nhưng, dù là nước mát nhưng uống nhiều nước lá vối cũng không hề có lợi cho cơ thể.

1. Tác hại của lá vối là gì?

Uống nước lá vối là một trong những bài thuốc được nhiều người truyền miệng nhau với nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn uống nước lá vối sai cách, bạn thể đối mặt với một số mối nguy cơ sức khỏe, điển hình nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Nếu bạn uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều sẽ khiến bạn phải phải tình trạng cồn cào khó chịu. Nguyên nhân là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì thế, việc uống nước lá vối khi đói sẽ khiến nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng.

tac-hai-cua-la-voi-voh-0
Nước nhiều nước lá vối có thể gây rối loạn tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nên sử dụng lá và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi. Trong lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh, nên có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.

2. Những lưu ý cần nhớ khi uống nước lá vối

Ngoại trừ gây rối loạn tiêu hóa thì uống nước lá vối gần như không gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh các tác hại của lá vối mang lại cho sức khỏe thì khi uống nước lá vối bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

2.1 Không uống nước vối khi đói bụng

Nước lá vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ăn uống ngon miệng... Do đó, khi uống nước lá vối lúc đói sẽ khiến nhu động ruột hoạt động tích cực hơn, khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt, mất năng nặng.

2.2 Không uống nước vối ngay sau khi ăn

Uống nước vối sau khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tự nhiên, cản trở hấp thu dưỡng chất.

2.3 Không uống quá nhiều

Cũng giống với bao loại thực phẩm khác thì cái gì tiêu thụ nhiều quá cũng không tốt. Có thể uống nước vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá vì sẽ không tốt cho hệ bài tiết.

Bên cạnh việc uống nước lá vối bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe.

tac-hai-cua-la-voi-voh-1
Mỗi ngày uống khoảng 1 ấm nước lá vối là được (Nguồn: Internet)

2.4 Hạn chế uống nước lá vối tươi

Sử dụng lá vối và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi. Trong lá vối tươi có nhiều chất kháng viêm và kháng khuẩn mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.

2.5 Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang điều trị bệnh

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh thì không nên dùng nước lá vối. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, người gầy yếu và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên uống nước lá vối. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, nước vối còn có 6 lợi ích khác cho mẹ bầu

3. Nước lá vối và các vấn đề liên quan đến thận và huyết áp

Nhiều thông tin cho rằng, uống nước lá vối có thể gây hại thận. Tuy nhiên, thực tế nước lá vối không hề gây hại cho thận mà ngược lại nó còn có lợi cho thận.

Theo đó, trong đề tài nghiên cứu mang tên "Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối" của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y) cho thấy, nước nụ vối còn có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận rất tốt.

Nghiên cứu đã thực hiện trên 46 bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận. Họ được cho uống nước nụ vối trong suốt 6 tháng liên tục và nhiều người trong số đó đã có dấu hiệu tiêu sỏi, kích thước sỏi giảm đi đáng kể. Mặc dù chỉ là nghiên cứu bước đầu nhưng cũng đã chứng minh được quan điểm uống nước vối hại thận là không hề có cơ sở và hoàn toàn sai về mặt khoa học. (1)

Tương tự, uống uống nước lá vối cũng không có hại cho người bị huyết áp cao. Người bị cao huyết áp uống nước lá vối có thể giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp thấp thì không nên uống nước lá vối.

Xem thêm: Chế độ ăn uống dành cho người bị huyết áp thấp

4. Cách sử dụng lá vối đúng cách

Để pha nước lá vối, bạn lấy 30 – 50g  lá vối khô, đem rửa với nước sạch. Sau đó cho vào ấm pha bằng nước sôi để dùng hoặc nấu với 1,5 lít nước là đủ. Nếu muốn giảm vị đắng, bạn có thể cho thêm 2 lát cam thảo.

Khi hãm trà cần lưu ý chắt bỏ lượt nước đầu tương tự như pha trà xanh, hãm 15 phút cho dược chất trong lá vôi thôi ra nước hết thì mới dùng. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 nắm lá vối khô, pha đi pha lại để uống.

Uống nước lá vối trong ngày, không nên để nước lá vối qua đêm ở môi trường bên ngoài vì sẽ khiến cho nước vối bị thiu, gây đau bụng.

Ngoài ra, việc bảo quản lá vối khô cũng rất quan trọng. Bạn nên bảo quản lá vối ở những nơi khô thoáng tránh ánh nắng và cần cho vào túi buộc chặt không được để tiếp xúc với không khí vì dễ gây ra ẩm mốc.

Nhìn chung, uống nước lá vối gần như không có tác hại, trừ khi bạn chế biến sai cách, uống quá nhiều hoặc không đúng thời điểm. Hy vọng, với những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tránh được những tác hại của lá vối và nhận về những lợi ích để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn.  

Từ khóa » Tác Dụng Phụ Của Cây Vối