Cây Linh Chi Thảo - Nấm Linh Chi Và Những điều Cần Biết

Nấm linh chi là nấm dược được sử dụng trong Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Tại thị trường Việt Nam lượng người sử dụng nấm linh chi rất nhiều. Tuy nhiên chưa hẳn quý vị đã biết được cây linh chi cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo toàn bộ các thông tin bổ ích về cây linh chi thảo nhé!

Cây linh chi là gì?

Cây linh chi, thảo linh chi, cây linh chi thảo, tiên thảo, nấm trường thọ, nấm vạn niên nhung, bất Lão Thảo, thần tiên thảo, đoạn thảo, nấm thần linh… đều chỉ một loại cây là nấm linh chi. Nấm linh chi có tác dụng rất nhiều ngang ngửa với thần dược nhân sâm. Nấm linh chi lành tính và rẻ nên được sử dụng phổ biến nên được nhiều người ưa chuộng hơn nhân sâm.

Cây linh chi là gì?
Cây linh chi là gì?

Rất nhiều người nghĩ cây linh chi thuộc loại thảo dược nhưng có thể nhầm lẫn một chút. Bởi lẽ cây linh chi thuộc loại nấm, không thuộc loại thực vật nên sẽ gọi là nấm dược.

Nấm linh chi tiếng anh là gì?

Nấm linh chi tiếng anh là Reishi Mushroom, Lingzhi Mushroom. Theo wiki, Cây linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, là loại nấm lỗ, chi Ganoderma, họ nấm lim Ganodermataceae, giới Fungi, bộ Polyporales.

Nấm linh chi mọc ở đâu?

Nấm linh chi thường mọc rải rác ở các cây mục bị chết trong rừng sâu, ẩm thấp. Nấm linh chi không nhất thiết phải mọc dưới đất mà có thể mọc ngang cây gỗ mục. Bởi nguồn dinh dưỡng chính nuôi sống cây linh chi không phải có từ trong đất.

Nấm linh chi mọc ở đâu?
Nấm linh chi mọc ở đâu?

Cây linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Sau khi thu cắt nấm linh chi, nó sẽ không mọc lại ở thân gỗ cây đó nữa.

Ngày nay với sự khai thác quá mức, cây linh chi rừng gần như không có trên thị trường nữa. Thay vào đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất ra nấm linh chi nuôi trồng ở các trang trại với chất lượng dược liệu tương đối so với mọc tự nhiên. Hiện nay, ở một số quốc gia đã nhân giống rất thành công loại nấm này và được trồng rất rộng rãi như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc,..

Đối với nước ta, cây linh chi thảo được phát hiện nhiều tại các khu vực rừng như Tiên Phước, vườn quốc gia Bến En, rừng Phú Quốc. Mọc trên xác của các thân cây dầu mít hay dầu nước đã bị mục ở bên các bờ suối. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở một số các vùng khác như: Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Tam Đảo, Hà Tĩnh, Lâm Đồng,..

Các loại nấm linh chi

Phân loại theo màu sắc

Trong giai đoạn phát triển, cây linh chi thảo sẽ có màu trắng sữa. Qua thời gian, chúng sẽ sinh trưởng, phát triển và già dần đi thì màu sắc cũng có sự biến đổi thành rất nhiều các màu khác nhau. Quý vị có thể thấy các loại nấm linh chi với các màu như:

Khi mới trồng cây linh chi có màu trắng sau đó chuyển màu dần theo từng loại
Khi mới trồng cây linh chi có màu trắng sau đó chuyển màu dần theo từng loại
  • Nấm linh chi xanh còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh.
  • Nấm linh chi đỏ còn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ.
  • Nấm linh chi vàng còn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng.
  • Nấm linh chi trắng còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng.
  • Nấm linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen.
  • Nấm linh chi tím còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím.

Phân loại theo nguồn gốc

Phân loại các loại nấm linh chi theo nguồn gốc xuất xứ bao gồm một số loại nấm linh chi như sau:

Nấm linh chi Hàn Quốc có tác dụng dược liệu lớn nhất
Nấm linh chi Hàn Quốc có tác dụng dược liệu lớn nhất
  • Nấm linh chi Việt Nam: Hay còn gọi là nấm lim xanh, mọc trên cây gỗ lim đã chết. Được các nhà khoa học phát hiện ở tỉnh Quảng Nam cách đây không lâu. Cụ thể sẽ có bài phân tích chúng tôi sẽ update link sau.
  • Nấm linh chi Hàn Quốc: Được trồng và chăm sóc đặc biệt mang đến giá trị cao về dinh dưỡng và nấm dược. Có nhiều loại nấm linh chi Hàn Quốc nổi tiếng khắp thế giới như: Nấm linh chi đỏ, Nấm linh chi vàng, Nấm linh chi Thượng Hoàng.
  • Nấm linh chi Trung Quốc: Có hình quả thận, màu vàng hơi nâu xám. Lá nấm linh chi xốp, ấn mạnh vào mặt trên thấy mềm và lõm xuống, trọng lượng nhẹ, giá rẻ, dễ mốc và tác dụng kém.
  • Nấm linh chi Nhật Bản: chủ yếu là những loại nấm linh chi đỏ hay xích linh chi. Cụ thể chúng tôi sẽ có bài viết phân tích sau.

Phân loại theo hình dáng

Hình dáng của mũ nấm linh chi rất đa dạng, hiện nay trên thị trường Việt Nam và thế giới có các loại nấm linh chi theo hình dáng sau:

Nấm linh chi sừng hươu có hình dạng như chiếc sừng hươu
Nấm linh chi sừng hươu có hình dạng như chiếc sừng hươu
  • Nấm linh chi hình tròn méo, quả thận (gồm nấm linh chi đỏ, nấm linh chi vàng, nấm linh chi núi đá…
  • Nấm linh chi sừng hươu có phần mũ nấm trông như sừng con hươu.
  • Nấm linh chi Thượng Hoàng thường sần sùi gồ ghề không có kích thước cố định.

Nấm linh chi nào tốt nhất?

Theo màu sắc thì nấm linh chi đỏ tốt nhất. Theo nguồn gốc thì nấm linh chi Hàn Quốc tốt nhất. Theo hình dạng thì nấm linh chi Thượng Hoàng tốt nhất. Tuy nhiên mỗi hình dáng tương ứng mỗi công dụng khác nhau nên quý vị cân đối để lựa chọn.

Thành phần nấm linh chi

Theo wiki, Nấm linh chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau. Cụ thể các thành phần nấm linh chi có trong cây linh chi đỏ như sau (các cây khác phân tích sau):

Nấm linh chi rừng mọc hoang dã sống trong điều kiện khắc nghiệt
Nấm linh chi rừng mọc hoang dã sống trong điều kiện khắc nghiệt
  • Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
  • Betaglucan, G-Z
  • Gecmanium (tỉ lệ 6.000/1.000.000, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
  • Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s)
  • Adenosine
  • Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất.
  • Các enzym và axit béo thiết yếu.
  • Protein và Glycoprotein.
  • Selenium, sắt, canxi, kẽm, magie, đồng, kali.
  • 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm sáu loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency).
  • Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y.
  • Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone.
  • Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol.
  • Ganodelan A và B, Lanostan.
  • Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
  • Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
  • Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur.
  • Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.

Hình dáng cây linh chi

Mỗi loại cây linh chi có mỗi hình dáng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn có những đặc điểm hình dáng như sau:

Hình dáng cây linh chi
Hình dáng cây linh chi
  • Nấm linh chi thuộc loại nấm nhưng thân cây linh chi là thân gỗ.
  • Hình dáng của thân cây khá ngắn và hình trụ, có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào thời gian sống của cây.
  • Bên ngoài thân cây khá nhẵn nhụi và cứng. Ở phía trên sẽ mọc rất nhiều các mũ nấm.
  • Mũ nấm (có người gọi là lá) với các hình dáng khác nhau như các hình tròn méo, hình quả thận hay thậm chí là cả hình sừng hươu.
  • Phía mặt trên của nấm khá là sần sùi và nhăn nheo.
  • Cây sống ở điều kiện khắc nhiệt kích thước càng bé và cứng hơn so với cây nuôi trồng trong nông trại.

Một số hình ảnh cây linh chi được chụp tại nông trại của cửa hàng samnamhanquoc.vn

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi

Trên đây là những thông tin về cây linh chi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các quý vị. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp quý vị có thêm những kiến thức bổ ích về loại cây này.

Từ khóa » Cây Mọc Nấm Linh Chi