Cây Lộc Vừng - Cách Chăm Sóc Và Kích Thích Ra Hoa đẹp

Nếu đã từng 1 lần nhìn qua cây lộc vừng giai đoạn trổ hoa chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thích thú vì chúng nở hoa theo chùm dài rất đẹp. Không những thế, đây còn là 1trong những cây phong thủy mạnh nhất. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này, về ý nghĩa phong thủy và công dụng cũng như cách trồng chăm sóc chúng nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị bất ngờ dành cho bạn.

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng

Về cây lộc vừng

Ngoài tên này, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là cây Mưng. Đây là một trong những cây phong thủy thuộc bộ tứ quyền lực: “Sanh – Sung – Tùng –Lộc” (trong đó “Lộc” là Lộc Vừng. Chúng có tên khoa học là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag.

Là loại cây thân gỗ nhỏ. Tùy theo môi trường sống mà chúng có kích thước khác nhau. Nếu sống ở môi trường tự nhiên, kích thước chúng sẽ lớn, đường kính thường trên 40cm. Tuy nhiên, nếu được trồng ở chậu cây cảnh để trang trí, kích thước chúng thường nhỏ hơn nhiều. Người ta còn tạo dáng cây lộc vừng bonsai khá đẹp mắt.

Khi cây già, thân chúng thường xù xì, cành lá lại khẳng khiu. Lá lộc vừng có kích thước lớn, mặt trên của lá xanh bóng nhưng mặt dưới lại có màu xanh trắng và có nhiều đường gân.

Phần đặc biệt của cây được nhiều người thích thú là hoa. Hoa lộc vừng nhỏ, mọc theo chùm dài giống như dây pháo giấy với nhiều sợi tua rất đẹp. Chúng có 2 màu trắng và đỏ.

Cận cảnh hoa lộc vừng.
Cận cảnh hoa lộc vừng.

Tác dụng của cây lộc vừng

Người ta đã nghiên cứu được loài cây này không những là cây cảnh với những chùm hoa buông dài lãng mạn mà chúng còn có nhiều công dụng trong đông và Tây y. Cụ thể là những tác dụng sau đây:

  • Trị đau răng, tiêu chảy, giải nhiệt và hạ sốt;
  • Chữa chàm, chữa trĩ;
  • Điều trị cảm lạnh, thổ tả, kiết lỵ;
  • Là loại lá dùng để ăn sống hoặc nấu canh;

Ngoài ra, trong Tây y, nhờ tác dụng chống viêm mà vỏ và hạt của cây lộc vừng được dùng để điều chế thuốc giảm đau, kháng nấm và đặc biệt là chống ung thư.

Những chùm hoa buông dài lãng mạn.
Những chùm hoa buông dài lãng mạn.

Ý nghĩa của cây lộc vừng trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Với tên gọi “lộc vừng” cây còn có cành lá tươi tốt, màu sắc hoa rực rỡ đem lại nhiều tài lộc cho chủ nhân.

Là loài cây có tuổi thọ cao, chúng có thể sống đến cả trăm năm nên đại diện cho sự trường thọ hay ý chí kiên định.

Những chùm hoa lộc vừng đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh và niềm vui hoan hỷ.

Ngoài ra, đây còn là một loài cây được trồng nhiều với quan niệm chúng có khả năng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, đem lại những nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.

Nên trồng cây lộc vừng ở vị trí nào?

Nhắc đến phong thủy, đương nhiên bạn phải quan tâm đến hướng đặt cây. Một cây phong thủy tốt sẽ phát huy tác dụng hết mức nếu được đặt đúng vị trí hợp với chúng.

Bạn thường thấy người ta không chọn trồng những cây cổ thụ trong nhà vì quan niệm những cây có tuổi thọ cao hơn tuổi người sẽ là nơi tích tụ nhiều tà khí. Nhưng với cây lộc vừng thì điều này là sai lầm. Các gia đình thường trồng 1 vài cây trước nhà với hy vọng chúng sống thật lâu để gia chủ thêm thịnh vượng, an bình.

Vì mặt tiền là nơi đón những luồng âm dương nên các nhà phong thủy học nghiên cứu và chỉ ra rằng đây là nơi thích hợp để trồng cây vừa để đón những điều tốt đẹp, vừa để ngăn chặn những điềm dữ.

Nên trồng lộc vừng ngay trước cổng nhà.
Nên trồng lộc vừng ngay trước cổng nhà.

Các trồng lộc vừng

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Bạn nên dùng loại đất màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí để giúp cây lộc vừng khỏe mạnh, tươi tốt. Trước khi trồng bạn có thể trộn đất với tro trấu, xỉ than và phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai.

Lộc vừng có thể được trồng thẳng ra ngoài đất vì thân cây cao lớn. Hoặc bạn cũng có thể trồng cây trong chậu cảnh. Tuy nhiên, dù trồng bất cứ đâu, bạn cũng nên chú ý vấn đề thoát nước cho cây.

Bạn cũng chuẩn bị thêm chậu trồng cây, có thể dùng chậu xi măng vuông để trồng cây.

Chuẩn bị giống cây lộc vừng

Hiện có nhiều giống khác nhau: có loài lá tròn, loài lá dài, có loài hoa màu hồng, có loài hoa đỏ, có loài lại cho hoa màu vàng, màu trắng,…

Theo kinh nghiệm thì đa số các loài đều ra hoa vào thời điểm tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên, những cây lộc vừng lá tròn thường cho hoa sớm, chùm dài hơn và giữ hoa tươi lâu hơn. Chính vì vậy mà chúng được ưa chuộng hơn so với loại lá dài.

Tiến hành trồng cây Lộc vừng

Bạn chỉ cần cho đất vào chậu hoặc đào hố dưới đất với kích thước phù hợp với cây con. Nhẹ nhàng cắt bỏ bao nilong bên ngoài bầu cây rồi đặt chúng vào đất, lấp đất lại và dùng tay nhấn thật chặt để cố định gốc cây.

Sau khi trồng cây xong, bạn tưới đẫm nước để dẽ đất và cấp ẩm cho cây. Những ngày mới trồng bạn thường xuyên tưới nước để cây đủ nước phát triển nhưng đừng tưới quá nhiều dễ úng cây.

Giống lộc vừng
Giống lộc vừng

Kỹ thuật chăm sóc cây Lộc vừng cho nhiều hoa

Để cây tươi tốt, có dáng đẹp, cho nhiều hoa, bạn lưu ý cách chăm sóc như sau:

Tưới nước, bón phân, tỉa cành lá

  • Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mát để cây và đất đủ ẩm để nhanh bén rễ.
  • Vì là cây có sức chống chọi mạnh nên bạn không cần cung cấp thêm phân bón chúng vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu muốn chúng phát triển đồng đều, bạn có thể bón một ít phân đạm theo định kỳ 2 – 3 tháng 1 lần.
  • Thay vào đó, bạn nên tỉa cành lá và tạo dáng cho cây để thu được những cây đẹp. Đồng thời, việc này sẽ giúp hạn chế sâu bệnh hại cây.

Uốn tỉa tạo dáng bonsai

Để có cây lộc vừng bonsai ngoài khéo léo, bạn phải thật kiên trì. Ngay từ khi trồng bạn nên định hướng, chọn thế cho cây. Sau đó, bạn phải thường xuyên để ý cắt tỉa và chăm sóc cây theo đúng dáng đã định hình ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Phòng trừ sâu bệnh

Đây là loài cây thường bị sâu hại tấn công. Nếu bạn chịu khó tỉa cành lá, đặc biệt là những cành tăm, cành tán thì cây sẽ khỏe mạnh, hạn chế được sâu bệnh.

Nhân giống cây Lộc vừng

Loài cây này có 2 phương pháp nhân giống phổ biến là ươm hạt hoặc chiết cành.

Ươm hạt

Việc ươm hạt khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tương tự như những loại cây trồng khác.

Cách chiết cành

Bạn nên tiến hành vào khoảng tháng 5 – 6 dương lịch. Nên lựa chọn những cành to khỏe giữa thân có vỏ dày, đang phát triển khỏe mạnh và không sâu bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng dao thật bén để khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ. Sau đó để ráo nhựa.
  • Sau 7 – 10 ngày, đoạn cành chiết sẽ hình thành mô sẹo. Lúc này bạn dùng bầu đất bùn ao để bó quanh vết cắt.
  • Sau 2 – 3 tháng bạn sẽ nhìn thấy rễ cây lan ra ngoài. Bạn nên bó tiếp lần 2 để cây phát triển nhiều rễ thứ cấp hơn giúp cây khỏe mạnh.

Phương pháp làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Thời điểm trước khi cây trổ hoa 1 – 1,5 tháng, bạn cần bón thúc bằng phân NPK ngâm với nước tiểu pha loãng. Mỗi tuần bạn tưới 1 lần cho cây. Đồng thời bạn tăng cường cho cây hứng nhiều ánh sáng. Bạn phải để cây trút toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó mới tưới cây bằng phân kali hoặc natri đậm.

4 ngày sau, lá cây sẽ chuyển màu vàng, 3 ngày tiếp theo chúng sẽ rụng hết lá. Lúc này, mỗi ngày bạn nên dùng nước vo gạo tưới cho cây để kích thích cây ra lá mới.

Sau đó 1 tháng, mầm hoa và mầm lá sẽ nhú lên. Bạn sắp có một cây lộc vừng rực rỡ.

Đến khi hoa tàn, bạn lại thực hiện thao tác như trên thì chúng lại tiếp tục cho hoa đẹp.

Phải có phương pháp kích thích để cây cho hoa đẹp.
Phải có phương pháp kích thích để cây cho hoa đẹp.

Như vậy đến đây bạn đã nắm được cách trồng, chăm sóc và kích thích cây lộc vừng cho hoa tuyệt đẹp. Đây là một loài cây phong thủy mạnh lại có nhiều công dụng nên nếu được bạn hãy thử trồng chúng nhé! Chúc bạn sẽ sớm đón lộc về nhà bằng loài cây xinh xắn này!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Cổ Thụ