Cây Lộc Vừng - Ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc - Canh Điền
Có thể bạn quan tâm
Lộc vừng là cây thân gỗ sống rất lâu năm, có 3 loài với 3 màu hoa chủ đạo là đỏ, trắng và hồng. Với lợi thế là những chuỗi hoa đẹp, thân cành mềm dẻo được uốn tỉa làm cây bonsai tạo dáng cổ thụ trông rất oai phong và mang đậm nét hoài cổ. Bên cạnh đó, lộc vừng còn được dùng trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh, cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây nhé.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Lộc vừng II. Đặc điểm của cây Lộc vừng III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Lộc vừng 1. Ý nghĩa phong thủy 2. Tác dụng 3. Vị trí đặt cây lộc vừng trong nhà III. Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sócI. Giới thiệu về cây Lộc vừng
- Tên thường gọi: Cây lộc vừng
- Tên gọi khác: Cây Mưng, cây Chiếc
- Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Lecythidaceae (Lộc Vừng)
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ các nước thuộc vùng biển Nam Á, Bắc Úc.
- Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở khu vực từ Afghanistan đến Philippin, Queensland đến khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan…
- Tuổi thọ: Sống lâu khoảng trăm năm.
- Màu sắc của hoa: Cây có 3 loài tương ứng với 3 màu đỏ, trắng và hồng
- Thời gian nở hoa: Hoa lộc vừng thường nở rộ vào tháng 2 – 3 âm lịch.
- Bao gồm các loại cây: Có thể phân loại theo màu sắc của hoa hoặc phân loại theo cấu trúc của lá. Loại lộc vừng lá dài có hoa màu đỏ và loại lộc vừng lá tròn hoa màu trắng và hồng.
II. Đặc điểm của cây Lộc vừng
- Hình dáng bên ngoài: Lộc vừng là cây thân gỗ nhỡ, vỏ màu nâu xám, xù xì, tán lá xum xuê với những chuỗi hoa dài màu đỏ buông xuống mềm mại như lụa, nhìn vô cùng đẹp mắt.
- Kích thước: Cây trưởng thành có chiều cao từ 10 – 15m, đường kính 20 – 40cm. Đối với cây cảnh có kích thước từ 2 – 4m, cây bonsai 0,8 – 1,2m.
- Cành: Cây lộc vừng phân chia khá nhiều cành nhánh, vì thế cây càng cao thì cành càng nhiều và tán lá càng rộng.
- Lá: Lá cây lộc vừng là dạng lá đơn, có hai loại cây có lá thuôn tròn và lá dài, mọc cách. Lộc non màu đỏ tía, lá bánh tẻ màu xanh lục và chuyển sang màu xanh đậm khi già. Mép lá có hình răng cưa, bề mặt lá nhẵn nhụi, mặt trên lá màu đậm hơn phía dưới màu xanh lục, gân lá nổi rõ, cuống ngắn.
- Hoa: Hoa Lộc vừng thường mọc thành chuỗi dài từ 50 – 80cm, cuống hoa màu xanh hơi ngả vàng, hoa mọc dày kế tiếp nhau từ đầu đến cuối cuống, hoa ở cuối thường nở sau. Hoa có màu đỏ tươi hoặc trắng hoặc hồng tùy từng loài, khi nở những chuỗi hoa đung đưa trong gió nhìn như những tấm rèm lụa mềm mại và tỏa hương thơm ngát.
- Quả: Sau khi hoa tàn sẽ cho những quả lộc vừng hình cầu màu xanh khi còn non và vàng nâu khi già, đường kính 4 – 6mm, vỏ mềm, mỗi quả có chứa 1 hạt bên trong.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Lộc vừng
1. Ý nghĩa phong thủy
Một cây cảnh được coi là mang lại nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ thường phải hội tụ đủ các yếu tố như: Cây phải đẹp từ hình dáng bên ngoài cho tới phong thủy, hoa màu đỏ sai hoa và tuổi thọ của cây phải lâu dài. Cây lộc vừng là một trong các loại cây đó, có thể phân tích từng yếu tố như sau:
– Lộc vừng là cây vốn sống rất lâu năm, hình thù xù xì, u cục nhưng lại thể hiện sự trải đời sương gió, ý chí kiên định, lập trường vững chắc. Dù trải qua thời tiết khắc nghiệt cây vẫn đứng vững hiên ngang, điều đó thể hiện sự trường thọ, trường tồn vĩnh viễn.
– Những tràng hoa lộc vừng đỏ thắm buông dài xuống trông như những tràng pháo đỏ rộn ràng báo hiệu sắp có chuyện Hỷ (vui) đến.
– Cũng có thể thay đổi bộ cây cảnh tứ quý: Sanh – Sung – Đa – Si thành Sanh – Sung – Tùng – Lộc vẫn có ý nghĩa phong thủy tốt. Chữ Lộc tương ứng với Tài lộc, còn chữ Vừng mang hàm ý là nhỏ nhưng khi tập hợp những điều điều nhỏ sẽ hợp lại thành điều lớn. Tài lộc, may mắn, tốt lành sẽ đến với mọi thành viên trong gia đình gia chủ.
– Cành lá cây lộc vừng xum xuê, xanh tốt đồng thời thể hiện tình cảm gia đinh luôn vui vẻ, chan hòa, biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, xum vầy, đoàn tụ.
2. Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây lộc vừng có lợi thế là đẹp ở hình dáng bên ngoài, tán rộng, sai hoa đẹp nên được ưa chuộng nhất hiện nay nhất là cây bonsai. Cây được trồng ở trong các bể, ang, chậu để trang trí cho sân vườn, biệt thự, công sở, bệnh viện, khu nghỉ dưỡng..
Ngoài ra, cây cũng được trồng ở công viên, bờ hồ, vỉa hè, phố đi bộ, trường học, khu du lịch sinh thái, đền, chùa, miếu.. Để làm cây cảnh, bóng mát lại vừa thanh lọc không khí, giảm ô nhiễm môi trường, khói bụi và chất thải của các phương tiện giao thông.
- Giá trị kinh tế
Cây lộc vừng là cây cảnh có giá trị kinh tế khá cao, nhất là cây bonsai cổ thụ với dáng vẻ già nua, xù xì nhiều gân guốc. Giá cả cụ thể còn phụ thuộc vào hình dáng, thế của cây cũng như sở thích của người mua, có những cây có giá trị lên tới cả trăm triệu.
- Giá trị ẩm thực
Lá cây Lộc vừng còn được dùng trong bữa ăn hàng ngày nhưng ít khi được dùng trong bàn tiệc bởi chưa phổ biến và chưa có nhiều người biết đến công dụng này. Lộc non màu đỏ tía và lá non của cây dùng để làm rau quấn gỏi cá, thịt hoặc nấu canh chua ăn rất bùi và làm giảm độ tanh của cá.
- Tác dụng chữa bệnh
Cây lộc vừng còn có công dụng chữa bệnh khá hiệu quả, các bộ phận của cây thường dùng để chữa bệnh là rễ, vỏ, quả, hạt.
– Rễ: Rễ lộc vừng có vị đắng, thơm, mát dùng để đun uống chữa bệnh sởi, hạ sốt, giải nhiệt.
– Quả lộc vừng xanh giã nát lấy nước dùng để bôi vào vết chàm, quả chín trị ho, hen suyễn.
– Vỏ và hạt lộc vừng xay, giã nhỏ để uống trị đau bụng, tiêu chảy.
3. Vị trí đặt cây lộc vừng trong nhà
Nên trồng cây Lộc vừng ở mặt tiền, quang đãng, không bị che bóng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng giúp cây sinh trưởng tốt thì mới cho hoa đẹp. Từ đó làm đẹp cho ngôi nhà, tăng vượng khí, thu hút nhiều tài lộc, may mắn, đem đến sự “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho gia chủ.
Bên cạnh đó, khi trồng cây lộc vừng ở cửa chính nhà ở, khi mở cửa ra sẽ đón được các loại khí quy tụ vào nhà. Màu đỏ tươi của hoa sẽ làm tăng dương khí và làm giảm đi âm khí xấu độc làm giảm bớt hoặc tránh được tai ương cho gia chủ.
III. Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng
1. Cách trồng cây
- Nhân giống và chọn giống
Cây lộc vừng được nhân giống bằng cách ghép cành, chiết cành và cách ươm hạt.
Chọn những quả đã già, chín có màu đỏ nâu để ươm trồng là tốt nhất.
Đối với cách chiết cành, cần chọn những cành trưởng thành có đường kính 1,5 – 3 cm.
Đối với cách ghép có thể chọn cách ghép cành hoặc ghép mắt, để chọn đặc tính tốt của cây lộc vừng có hoa đẹp ghép với cây có đặc tính khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Có nhiều cách ghép như: ghép áp nhánh, ghép đoạn cành, ghép nêm, ghép chữ T, ghép mắt cửa sổ,..
- Cách ươm hạt lộc vừng
Quả lộc vừng sau khi đã già thu hái ủ trong tối hoặc phủ kín để thối vỏ rồi ngâm nước trong khoảng 2 giờ. Hoặc không cần ngâm nước mà chỉ cần dải mỏng hạt rồi tưới nước lên mặt rồi tiếp tục ủ là hạt sẽ tự nảy mầm. Đợi nứt nanh là đem ươm vào bầu nhưng cách này sẽ rất lâu bởi hạt rất nhỏ, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Do vậy, cách có thể dùng cách đơn giản hơn là đem vãi hạt ra luống đất rồi đợi mọc mầm là nhổ tỉa những cây xấu, còi cọc chỉ để lại cây có phẩm chất tốt để làm giống.
- Đất trồng
Đất trồng cây lộc vừng cần được đào hố trồng với kích thước 30x30x30cm, đánh tơi xốp đất không để đóng cục quá to. Muốn cây sinh trưởng tốt cần lót phân chuồng hoặc phân vi sinh cho cây, khi bén rễ là có luôn dinh dưỡng để hấp thụ giúp cây phục hồi nhanh hơn.
- Cách trồng
Sau khi đã chọn được cây giống đủ tiêu chuẩn và chuẩn bị xong đất trồng thì việc trồng cây rất là đơn giản. Chỉ cần nhổ những cây đã ươm trên luống cẩn thận đảm bảo bộ rễ không bị tổn thương. Sau đó đem trồng vào hố đã lót phân sẵn rồi lấp đất mỏng và không giậm quá chặt sẽ làm nghẹt rễ cây.
2. Cách chăm sóc
Lộc vừng là cây vừa ưa sáng mà cũng vừa ưa nước nên việc chăm sóc cây cũng rất đơn giản. Nếu trồng cây ở vùng đất ẩm gần nước, tơi xốp, đảm bảo thoát nước tốt, thì không cần phải tưới nước quá nhiều, còn trồng trong chậu thì nên tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 lần. Có thể tưới bằng nước sạch hoặc nước vo gạo để bù vitamin B1 cho bộ rễ thêm khỏe.
Nếu trồng cây lộc vừng trong chậu thì chậu cây cần được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời thì màu hoa mới đỏ tươi, cành lá mới dài rộng, dáng thế mới đẹp.
Nếu thấy cây lộc vừng có hiện tượng lá vàng, héo lá rồi rụng là cây chắc chắn đã có vấn đề, khi đó phải kiểm tra xem bộ rễ có bị thối úng do tưới quá độ ẩm không. Cũng có thể do bị thối thân rễ làm cây đề kháng kém dần rồi chết.
Cần theo dõi sát cây lộc vừng và phát hiện bệnh kịp thời, nếu có hiện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc xử lý ngay. Bị bệnh ở bộ phận nào thì chữa ở bộ phận đó và kèm theo phun toàn thân cây và dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung giúp đề kháng tốt hơn.
Ngoài chế độ thuốc ra thì phân bón cũng là điều cần thiết đối với cây trồng, có thể dùng bột đậu tương nguyên chất để bón rồi tưới phun sương để rễ cây hút dần. Ngoài ra, phân đa lượng, trung và vi lượng cũng không thể thiếu giúp cây duy trì sức sống và kéo dài tuổi thọ.
Cây lộc vừng rất có ích đối với chúng ta đúng không ạ! Từ việc làm đẹp, trang trí cho không gian nhà ở, cảnh quan môi trường, làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh ra thì việc hít thở bầu không khí trong lành là điều quan trọng nhất. Do vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức trồng và bảo vệ cây xanh điều đó làm cho con người thêm yêu thiên nhiên hơn.
Đánh giá postTừ khóa » Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Cổ Thụ
-
Cây Lộc Vừng - Cách Chăm Sóc Và Kích Thích Ra Hoa đẹp
-
Cây Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Mang Về Tài Lộc
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng, ý Nghĩa Phong Thủy
-
【Bật Mí】Cách Trồng Cây Lộc Vừng Trong Chậu Giúp Cây Xanh Tốt
-
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Làm Cảnh
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lộc Vừng Mới Bứng Và Chăm Sóc
-
Cây Lộc Vừng Cổ Thụ - Vườn Cây Xanh Hà Đông
-
Cây Lộc Vừng - Cách Trồng, Chăm Sóc - ý Nghĩa Phong Thủy - WikiOhana
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng Cây Lộc Vừng Trong Chậu
-
Cách Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Ra Hoa Nhanh Đúng Mùa Đẹp
-
Bứng Và Trồng Cây Lộc Vừng. - YouTube