Cây Lộc Vừng Có Nên Trồng Trong Nhà Không? ý Nghĩa, đặc điểm

3.5/5 - (8 bình chọn) Cây lộc vừng là loại cây cảnh sân vườn đẹp, mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Tuy nhiên, có không ít khách hàng đang băn khoăn về những đặc điểm, lợi ích và địa điểm trồng của loại cây này. Vậy hãy cùng Xanhhou giải đáp những thắc mắc về cây lộc vừng có nên trồng trước nhà? Ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng của chúng nhé!

Nội dung

  • 1 Cây lộc vừng là gì?
  • 2 Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không?
  • 3 Ý nghĩa của cây lộc vừng
    • 3.1  Ý nghĩa phong thủy
    • 3.2 Biểu tượng trang trí sân vườn
    • 3.3 Thanh lọc không khí
  • 4  Đặc điểm
  • 5 Tác dụng của cây lộc vừng
    • 5.1 Tác dụng chung
    • 5.2 Tác dụng của từng bộ phận
  • 6 Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
    • 6.1 Cách trồng
    • 6.2 Cách chăm sóc
  • 7 Điểm qua một vài cây lộc vừng đẹp nhất Việt Nam

Cây lộc vừng là gì?

Cây lộc vừng là gì

Cây lộc vừng hay còn gọi là cây lộc mưng. Nó thuộc loại chi lộc vừng, xuất thân từ vùng đất ẩm ven biển Bắc Á và Bắc Úc. Chúng có đặc điểm thân gỗ, sống lâu năm và chiều cao dao động từ 0,5 đến 5m. Lá cây thường có màu xanh, phân nhanh và tán lá rộng. Thích hợp trồng trang trí trong sân vườn, tô điểm cho không gian nghỉ dưỡng của gia chủ.

Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không?

Cây lộc vừng không chỉ biểu tượng cho tài lộc dồi dào mà còn mang lại phúc thọ cho người trồng. Chính vì vậy, việc lựa chọn địa điểm trồng phù hợp là điều hết sức cần thiết.

Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không

Theo một vài quan niệm cho rằng: “trước nhà là vị trí đặc địa” của cây lộc vừng. Ở đây nó có thể hấp thụ nguồn sinh khí mới, hóa giải những điều xui xẻo và nguy hiểm cho gia chủ. Đồng thời màu đỏ của hoa mang lại may mắn, hỷ sự. Đối với những nhà kinh doanh, việc trồng cây lộc vừng trước nhà có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Chúng mang lại nhiều điều tốt lành, mở cửa đón “tài lộc” vào cho gia chủ.

Vị trí trồng cây lộc vừng thông thoáng

Ngoài ra, khách hàng cũng nên trồng cây lộc vừng ở vị trí thông thoáng, hạn chế trồng ngay giữa lối đi để che chắn “vận lộc” và phạm vào điều kiêng kỵ của cách bố trí sân vườn.

Ý nghĩa của cây lộc vừng

Cây lộc vừng không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thủy, biểu tượng trang trí sân vườn mà còn giúp thanh lọc không khí. Mỗi một yếu tố đều mang những nét đặc trưng riêng biệt như sau:

 Ý nghĩa phong thủy

Như đã nói trên, cây lộc vừng mang rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Nó “rước lộc về nhà” cho gia chủ. Đồng thời mang may mắn, thành công đến cho người trồng. Không những thế, theo một vài minh chứng, khi hoa lộc vừng nở rộ cũng là lúc khách hàng có “niềm vui”, sự hoan hỉ đến từ nhiều phía.

Cây lộc vừng mang ý nghĩa về phong thủy

Khi trồng cây lộc vừng trong nhà, gia chủ sẽ cảm thấy cuộc sống an yên và bình dị hơn. Chữ lộc trong tài lộc, vừng trong “vừng ơi mở cửa ra”. Nghĩa là mở cửa rước lộc về nhà. Tuy nhỏ bé nhưng nhiều. Khách hàng có thể cảm nhận được sự sum vầy, bình an và thịnh vượng của cây lộc vừng. Chúng hội tụ đầy đủ các yếu tố của bộ tứ Sanh – Sung – Tùng – Lộc.

Biểu tượng trang trí sân vườn

Không những mang ý nghĩa về mặt phong thủy, cây lộc vừng còn làm biểu tượng trang trí sân vườn phổ biến hiện nay. Với vẻ ngoài độc đáo, tỏa bóng cùng màu hoa đỏ thắm, loại cây này mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian nhà ở của khách hàng. Song song với đó, hương thơm ngào ngạt giữa đầu tháng 3 cũng mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho người chiêm ngưỡng.

Cây lộc vừng mang biểu tượng trang trí sân vườn

Nhờ trồng cây lộc vừng, bức tranh thiên nhiên sân vườn đẹp của gia chủ như được sống động và tràn trề năng lượng hơn. Ở đây, gia chủ có thể thỏa sức ngắm nhìn, tận hưởng và an nhiên trong những dư vị tuyệt vời của cuộc sống. Đây chính là lý do nó trở thành “biểu tượng trang trí sân vườn” được đông đảo khách hàng lựa chọn và thiết kế.

Thanh lọc không khí

Bên cạnh những yếu tố trên thì cây lộc vừng còn giúp thanh lọc không khí. Lá cây có vai trò quang hợp, lấy đi các chất thải, khói bụi độc hại trong môi trường và cung cấp oxy giúp cho sân vườn trở nên trong lành và dễ chịu hơn.

Cây lộc vừng giúp lọc không khí

Theo một vài nghiên cứu, cây lộc vừng chứa những dưỡng chất thích hợp cho cơ thể người. Hơn thế, Chúng không chỉ trở thành dược liệu quý mà còn là “lá phổi xanh” giúp cần bằng không khí trong không gian tận hưởng, thư giãn của khách hàng.

 Đặc điểm

Cây lộc vừng sở hữu những đặc điểm nổi bật, cách biệt so với các loại cây cảnh sân vườn khác như:

  • Thân gỗ, lúc non có màu xanh, về già màu nâu xù xì. Đường kính thân cây rơi vào khoảng 40 đến 50cm.
  • Lá cây hình bầu, thuôn dài nhọn dần về phía cuống và mép lá có răng cưa mềm mại. Lúc mới nhú, nó sở hữu màu đỏ tía của lộc non, khi lớn chuyển màu thành xanh đậm hoặc xanh nhạt. Tạo cảm giác bắt mắt cho người nhìn.
  • Hoa lộc vừng nhỏ xinh, kết thành chuỗi từ 6 – 20cm có màu đỏ thắm. Khi nở có hương thơm dễ chịu đồng thời mang dáng vẻ thướt tha, mềm mại.
  • Quả màu nâu, hình cầu và cứng.
  • Hạt cây lộc vừng chìm và ít.

Thông thường, cây lộc vừng phát triển và sinh trưởng rất nhanh. Nó phù hợp với mọi loại khí hậu hiện nay. Do vậy, gia chủ cũng giảm thiểu được tối đa thời gian chăm sóc hằng ngày.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc được xem là “dược liệu quý” trong sân vườn của gia chủ. Nó mang nhiều tác dụng lớn, kích thích nhu cầu gieo trồng của khách hàng như:

Tác dụng chung

Tác dụng chung của cây lộc vừng là chữa các bệnh đau răng, bệnh chàm, sốt, tiêu chảy, trĩ, lỵ, chữa cảm và đi tả. Mỗi một công dụng đều có liệu lượng và cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên phương thức chung nhất vẫn là sắc uống, bôi lên vết thương hoặc nấu uống hằng ngày.

Tác dụng của cây lộc vừng

Ngoài ra, cây lộc vừng còn được xem là “tinh dược” để bào chế ra các loại thuốc chữa bệnh ung thư, kháng nấm và giảm đau. Chính vì vậy, khách hàng có thể tận dụng những lợi ích này để tăng cường sức khỏe và tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Tác dụng của từng bộ phận

Tác dụng của từng bộ phận cây lộc vừng

Bên cạnh những tác dụng chung thì cây lộc vừng còn có những tác dụng của từng bộ phận như:

  • Rễ bào chế ra các loại thảo dược trị sởi
  • Quả trị hen suyễn và ho. Đồng thời nếu ép nước bôi chữa chàm, ngâm rượu trị nhức răng.
  • Hạt trộn với dầu và bột trị tiêu chảy, đau bụng hoặc các bệnh liên quan đến mắt.
  • Vỏ chứa nhiều tanin giảm đau bụng tiêu chảy từng cơn.

Trong tây y, từng bộ phận của cây lộc vừng còn dùng để sản xuất thuốc chống loét dạ dày, kháng sinh, giảm đau…

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Để sở hữu một bức tranh sân vườn vừa tràn ngập hương thơm lại đầy cảnh sắc, quý khách có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc dưới đây:

Cách trồng

Hiện nay, có 2 cách trồng cây lộc vừng phổ biến là gieo hạt và chiết cây. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhanh, gia chủ nên sử dụng phương pháp thứ 2 để rút ngắn thời gian. Quy trình chiết cây và trồng bao gồm các bước như:

  •  Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ để chiết cây lộc vừng bao gồm: dao, bùn đất, túi nilon, trấu và rễ bèo.
  • Bước 2: Dùng các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn, khoanh bọc vỏ cành lộc vừng
  • Bước 3: Bó bầu khoanh cắt lộc vừng bằng bùn ao nhào kỹ với trấu rơm và rễ bèo.
Cách trồng cây lộc vừng
  •  Bước 4: Bọc lại bầu chiết bằng nilon để dễ dàng quan sát rễ cây lộc vừng phát triển hơn.
  •  Bước 5: Sau khi cành đã mọc đủ rễ và sinh trưởng tốt thì khách hàng nên mang cành ra trồng, tưới nước cho cây có thể sinh trưởng.
  • Bước 5: Che chắn nhánh cây lộc vừng đã chết cho cây không bị héo hay cháy nắng.

Quá trình trồng và chiết cành cây lộc vừng có thể mất đến vài tháng. Do vậy, gia chủ cũng nên dự trù trước khoảng thời gian nay. Đồng thời lựa chọn thời điểm chiết cây phù hợp để nó phát triển và sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc cây lộc vừng vô cùng đơn giản, chỉ gói gọn trong vài nhân tố như: nước tưới, phân bón, độ ẩm, ánh sáng và đất trồng.

  • Đất trồng: Lựa chọn đất trồng giàu dưỡng chất và thoát nước tốt. Có thể trộn trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.
  • Nước tưới: Nên tưới nước vừa phải 2 đến 3 lần trong thời điểm ban đầu. Càng dần về sau gia chủ càng ít tưới. Vì lúc này cây đã có khả năng tự sinh tồn và phát triển trong mọi điều kiện khí hậu
Cách chăm sóc cây lộc vừng
  • Phân bón: Bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Có thể bón thúc cho lộc vừng sớm ra hoa và nở bền lâu hơn.
  • Độ ẩm: Chọn độ ẩm vừa và trồng cho cây, không nên tưới quá nhiều nước khiến rễ cây bị ngập úng ở tháng đầu tiên.
  • Ánh sáng: Lộc vừng ưa không gian thoáng đãng, có nhiều ánh sáng.
  • Nhiệt độ: Mặc dù ưa ấm nhưng cây vẫn có thể chịu lạnh và nóng tốt

Chỉ cần tuân thủ các nhân tố chăm sóc này, cây lộc vừng sẽ sớm tỏa bóng, ra hoa và tô điểm cho sân vườn của gia chủ.

Điểm qua một vài cây lộc vừng đẹp nhất Việt Nam

Nếu muốn “tân trang” cho sân vườn của mình, khách hàng có thể tham khảo thêm một vài cây lộc vừng đẹp nhất Việt Nam dưới đây:

Cây lộc vừng đẹp
Cây lộc vừng mang vẻ đẹp huyền ảo
Cây lộc vừng mang tài lộc
Cây lộc vừng ngũ phúc
Cây bonsai Lộc Vừng
Cây lộc vừng độc đáo, kỳ vĩ
Cây lộc vừng hình thác nước

Trên đây là đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cây lộc vừng mà Xanhhou đã tổng hợp và đúc kết lại. Hy vọng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích cho quý khách trong quá trình lựa chọn cây cảnh và thiết kế sân vườn nhà mình. 

 

 

Chia sẻ ngay

Từ khóa » Cây Lộc Sởi