Cây Nọc Sởi Giải độc, Trị Viêm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Cây nọc sởi hay còn gọi là cây ban, cây địa nhĩ thảo (Hypericum japonicum Thunb). Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.Cây nọc sởiCây nọc sởi

Theo YHCT, nọc sởi có vị đắng, ngọt, tính mát hoặc bình. Quy vào kinh tâm, can, thận. Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, tán ứ tiêu thũng, giảm đau, lợi tiểu. Theo kinh nghiệm dân gian, ở nước ta, nọc sởi dùng để trị lên sởi ở trẻ em, trị viêm gan vàng da, các vết thương sưng đau, sâu răng, mụn nhọt, hôi miệng, ho, rắn cắn. Khi dùng để giải độc sởi, có thể thu hái toàn cây, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.

Một số bài thuốc trị bệnh có dùng nọc sởi:

Giải độc sởi: dùng 50g nọc sởi tươi hoặc 20g khô, sắc lấy nước, thêm chút đường quấy đều, uống ngày 2 - 3 lần, trước khi ăn, hoặc phối hợp với 4 - 6g kim ngân hoa cùng sắc uống. Nếu kèm theo sốt, cùng sắc với diếp cá, nhọ nồi đồng lượng. Nếu kèm theo ho, phối hợp với 6g cây cóc mẳn, hoặc 6g bách bộ cùng sắc uống.

Trị viêm gan cấp tính, vàng da: nọc sởi 40g sắc uống trong ngày.

Trị viêm thận cấp: nọc sởi 50g, táo thuốc 12g, sắc uống 3 lần trong ngày.

Nọc sởi có thể dùng ngoài dưới dạng nước sắc để rửa, trị viêm kết mạc, viêm niêm mạc miệng: lấy 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, rồi lau rửa vào chỗ viêm, ngày 2 - 3 lần.

Trị mụn nhọt sưng đau, lở loét: nọc sởi nấu thành cao, bôi nơi bị bệnh.

Ngoài ra còn có thể dùng nọc sởi chữa rắn cắn bằng cách lấy cây tươi giã nát, thêm ít băng phiến, trộn đều, đắp vào nơi rắn cắn sau khi đã được chích rộng ra.

Cần lưu ý, phân biệt nọc sởi với cây lưỡi rắn, hay còn gọi là cây xương cá. Cây xương cá cũng gọi là nọc sởi

Cây xương cá cũng gọi là nọc sởi

Từ khóa » Cây Lộc Sởi