Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Cây đẹp Hợp Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Cây lộc vừng là một trong những loài cây cảnh quý, mang nhiều ý nghĩa cả về tâm linh lẫn đời sống văn hoá. Không những thế, loài cây này còn có nhiều công dụng cho con người. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm nhiều các thông tin về loài cây này nhé.
Đặc điểm của cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng hay cây Lộc Mưng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 2 đến 5m, nhiều loại có thể cao đến 10m. Cây Lộc Vừng thuộc nhóm Tam Đa: cây Sung (Phúc) - cây Lộc Vừng (Lộc) - cây Vạn Tuế (Thọ); hay thuộc bộ tứ cây phong thuỷ phương Đông bao gồm: Sanh - Sung - Tùng - Lộc. Nên được rất nhiều người ưa chuộng và tìm về để trồng làm cây cảnh trong nhà.
Cây có thể nở hoa quanh năm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi được trồng. Hoa của cây có màu đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành các chuỗi mọc rủ xuống trông vô cùng đẹp mắt. Phần lá cây có dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh lá và mọc khá xum xuê. Với những cây Lộc Vừng có tuổi thọ lâu đời, tán lá phát triển mạnh có thể giúp che mưa nắng rất hiệu quả.
Hình ảnh cây Lộc Vừng
Mùa của hoa Lộc Vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cho đến hết tháng 8. Khi này hoa sẽ nở rực rỡ và cho hương thơm thoang thoảng nhưng đầy ngọt ngào. Vào mùa đông, hoa không còn nở và cây sẽ bắt đầu rụng lá. Quá trình mọc lá và phát triển của hoa sẽ lại tiếp tục khi sang đầu mùa Xuân. Cây Lộc Vừng hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, Lộc vừng thường có 2 cách trồng phổ biến là cây bonsai trồng trong chậu và cây trồng ở các không gian rộng lớn. Đối với cây trồng trong chậu, đường kính thân thường rộng khoảng 15cm - 40cm, tán cây không quá lớn. Trong khí đó, cây trồng ở không gian rộng lớn thường phát triển mạnh mẽ, đường kính thân lớn thường từ 40cm trở lên, tán cây xum xuê xòe rộng.
Phân loại cây Lộc Vừng phổ biến hiện nay
Cây Lộc Vừng hiện nay có rất nhiều chủng loại với nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó nếu bạn muốn phân biệt được các loại cây thì cần phải dựa vào những đặc điểm nổi bật của từng loại
1. Cây Lộc Vừng hoa đỏ
Cây lộc vừng hoa đỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula, thuộc loại cây ưa ẩm và sáng. Vì thế nên chúng thường mọc quanh ao hồ, đầm nước hay sông suối. Hạt cây lộc vừng có thể phát tán đến những nơi khác nhờ dòng nước chảy. Khả năng tái sinh chồi của cây khá tốt nhưng phát triển từ hạt tương đối kém nếu không gặp kiều kiện thuận lợi. Vì vậy, cây này thường được trồng theo phương pháp chiết cành hoặc giâm cành.
Về cơ bản, loài cây này có đặc điểm như hầu hết các cây họ lộc vừng khác. Điểm khác so với các loài khác là khi nở hoa có màu đỏ rực vô cùng sặc sỡ.
Loài cây này vốn có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước ven biển ở phía nam châu Á như quần đảo Philippines và một phần ở phía bắc châu Úc phía quần đảo Queensland. Nhiều người tin rằng cây Lộc Vừng hoa đỏ sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
Cây lộc vừng đỏ được người Pháp đưa về Việt Nam trồng xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Hiện nay, loài cây này xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du phía Bắc, các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang hay Côn Đảo.
2. Cây Lộc Vừng hoa trắng
Cây lộc vừng hoa trắng hay còn được gọi là lộc vừng chùm, cây chiếc chùm, có tên khoa học là Barringtonia Racemosa. Tên tiếng anh của loài cây này bao gồm những tên gọi như: Stream Barringtonia, Fish killer tree, India Oak, India Putat, Freshwater Mangrove.
Cây lộc vừng trắng khi nở hoa sẽ có màu trắng và thành từng chùm nên chúng thường được trồng với mục đích trang trí và làm đẹp cho không gian sống. Ngoài màu trắng đặc trưng, khi nở hoa có thể có màu phớt hồng khá bắt mắt.
3. Cây Rau Vừng
Cây rau vừng hay còn gọi là cây chiếc, có tên khoa học là Barringtonia Asiatica, tên tiếng anh là Boxtree. Đây là giống cây phổ biến thường có ở các tỉnh Nam Bộ. Điểm nổi bật nhất của chúng đó chính là chỉ sinh sống tại những khu vực rừng ngập mặn hoặc bên cạnh bờ biển dọc theo khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương. Vì vậy nên loài cây này có khả năng chịu hạn và chịu mặn khá tốt.
Loài cây này thường được trồng để tạo bóng mát do tán lá của cây khá to và xum xuê. Một điều đặc biệt nữa đó là quả của loài cây Rau Vừng không được tạo nên từ hoa mà mọc từ chính cành cây.
Cây rau vừng ra quả từ thân cây thay vì từ hoa
4. Cây lộc vừng lá lớn
Cây lộc vừng lá lớn là loài cây sống ở những vùng đất có độ ẩm cao như ven biển Nam Á từ Philippines đến Afghanistan, phía Bắc Australia vùng Queensland. Tại Việt Nam, loài cây này mọc ở rất nhiều nơi trải dài từ Bắc vào Nam, thậm chí còn xuất hiện cả ngoài Côn Đảo.
Cây có đường kính thân trong khoảng từ 15cm - trên 40cm tuỳ điều kiện môi trường sống, thân cây xù xì, tán lá rộng và rất xum xuê. Lá cây lớn hơn so với các loại lộc vừng khác, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá nổi rõ ràng.
Hoa của cây lộc vừng lá lớn nhỏ hơn so với các loài lộc vừng khác, thường mọc thành chùm rủ xuống rất đẹp. Màu sắc chủ yếu của hoa là màu trắng hoặc màu đỏ, một số cây có màu vàng nhưng khá hiếm. Khi nở bung, hoa lộc vừng tỏa ra mùi thơm ngọt dịu nên thu hút dơi hay những loài côn trùng hút mật khác rất nhiều. Đặc biệt về đêm, mùi thơm ngào ngạt tỏa ra thơm hơn so với ban ngày.
Loài cây này dễ trồng và dễ chăm sóc hơn những loài còn lại, hoa ra đều quanh năm nên thường được sử dụng trồng quanh vườn trang trí hoặc đưa lên chậu làm bonsai.
5. Cây lộc vừng lá nhỏ
Cây lộc vừng lá nhỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula Gaertn, có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á và châu Úc. Vỏ cây khi còn non nhẵn mịn có màu xanh, khi già hơn có màu nâu xám hoặc xám vỏ sần sùi hơn, hay nứt dọc bong ra từng mảng hình chữ nhật.
Tán lá rộng và rất dày, nhiều cành, lá cây thường đan xen vào nhau. Khi còn non, lá cây có màu xanh, khi già, lá chuyển dần sang màu vàng. Lá cây dạng đơn, có hình thuôn tròn hoặc hơi nhọn, mặt trên thường có màu đậm hơn mặt dưới. Hoa cây lộc vừng lá nhỏ có màu đỏ, mọc thành từng chùm dài, có thể dài tới 1m rất bắt mắt, hoa thường nở lúc chập tối.
Loài cây này thường được trồng trong sân vườn nhà, ngoài công viên vừa trang trí thêm cảnh đẹp cho nơi trồng khi hoa nở, vừa giúp thanh lọc không khí trong lành hơn.
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng trong phong thủy
Do nằm trong bộ Tam Đa, cây Lộc Vừng được đánh giá rất cao không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn về ý nghĩa phong thủy cây có thể mang lại cho gia chủ.
Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc, bình an, gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên “Lộc” mà cây vốn có.
Sự xum xuê của hoa và lá cây còn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Gốc cây lộc mưng có đường kính to, chắc chắn tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ.
Tuổi thọ của cây Lộc Vừng rất cao còn mang điềm tốt lành về sự trường tồn, bền vững với thời gian. Nếu nhà có người lớn tuổi thì họ sẽ luôn được “bách niên giai lão”.
Khi cây lộc vừng ra hoa, người ta tin rằng nó là điềm báo thành công nở rộ, công việc thuận lợi như ý. Nên nhiều người kinh doanh lớn thường tận dụng thời điểm này để phát triển công việc.
Hoa lộc vừng đỏ mang ý nghĩa của hỷ sự, sự sung túc, phát tài phát lộc và thịnh vượng.
Không chỉ mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà, cây lộc vừng còn mang năng lượng dương, giúp xua đuổi khí xấu, những điều không may mắn hay tà ma, mang đến cảm giác an toàn hơn.
Công dụng của cây Lộc Vừng
Không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thuỷ, loài cây này có tác dụng rất lớn trong đời sống và sức khỏe con người.
1. Công dụng của cây lộc vừng trong đời sống
Ngoài công dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, loài cây này còn được biết đến với khả năng lọc không khí cực tốt. Do bản lá rộng, tán lá xum xuê nên có thể giữ lại phần lớn bụi bẩn trong không khí. Từ đó đảm bảo sức khỏe của những người trong gia đình luôn tốt.
Tán cây rộng, lá dày nên tạo bóng mát ở vùng rộng lớn tăng khả năng làm mát cho môi trường xung quanh. Mang đến cảm giác thư thái và dễ chịu.
Ngoài ra, với hình dáng đẹp đẽ, cây Lộc Vừng có thể được dùng làm quà tặng tân gia, khai trương, quà Tết hoặc trang trí cho văn phòng làm việc ở công ty.
2. Công dụng của cây lộc vừng đối với sức khỏe
Không chỉ có công dụng trong đời sống hàng ngày, cây Lộc Vừng còn là một loại dược liệu vô cùng quý giá với nhiều khả năng chữa bệnh khác nhau. Các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh như:
- Quả cây Lộc Vừng: dùng để chữa trị ho, hen suyễn hiệu quả.
- Rễ cây Lộc Vừng: chuyên dùng để bào chế thuốc trị sởi, viêm, nấm da.
- Hạt cây Lộc Vừng: có khả năng chống viêm cao, dùng để trị đau mắt, tiêu chảy, kiết lỵ,...
- Vỏ cây Lộc Vừng: giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, hạ sốt, trị chứng đau bụng hiệu quả.
Cây Lộc Vừng có nhiều công dụng trong đời sống và phong thủy
Cách trồng cây Lộc Vừng đúng kỹ thuật
Lộc vừng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển cực tốt. Nếu bạn nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc lộc vừng sau đây:
1. Lựa chọn giống
Như đã phân loại ở trên, hiện nay ở Việt Nam có 5 loại cây lộc vừng, đây là giống cây có khả năng chịu ngập úng và chịu hạn rất tốt. Bạn có thể dựa vào đặc điểm của từ loại cây để lựa chọn giống phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
2. Chọn phương pháp trồng
Khi đã lựa chọn được giống cây trồng, bước tiếp theo cần làm là chọn phương pháp trồng phù hợp. Cây lộc vừng có thể trồng bằng cả hai phương pháp là trồng bằng hạt và giâm cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, hạt lộc vừng sinh trưởng khá kém, tỉ lệ thành công không cao, thời gian chờ cây trưởng thành lâu, thường mất khoảng từ 3 - 5 năm.
Phương pháp trồng cây lộc vừng bằng giâm cành hoặc chiết cành khá được ưa chuộng. Do cành loại cây này có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian ra rễ nhanh. Khi giâm cành hoặc chiết cành, bạn có thể rút ngắn thời gian cây trưởng thành từ 2 - 3 năm so với phương pháp trồng bằng hạt.
Ngoài ra, người chơi cây hiện nay còn mua cây đã trồng sẵn từ các nhà vườn về trồng, cây non thường có tuổi đời từ 1 - 2 năm. Cây già là cây đã trưởng thành, có độ tuổi từ 3 - 5 năm, thậm chí có trường hợp là cây cổ thụ lên tới cả chục năm.
3. Chọn đất trồng
Cây lộc vừng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên mọi điều kiện đất trồng từ đất đồi núi, đất phù sa cho đến đất ven rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các loại đất có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt để tránh gây ngập úng cho rễ. Tốt nhất nên chọn loại đất mùn có pha cát hoặc phân chuồng ủ mục sẽ rất tốt cho cây. Hoặc có thể sử dụng hỗn hợp đất màu + trấu hun + xỉ than đập nhỏ + phân bón.
4. Kỹ thuật trồng cây
Bước 1: Chọn chậu cây có đường kính và độ sâu phù hợp với kích thước cây và phải có lỗ thoát nước nếu trồng trong chậu. Nếu trồng ngoài vườn thì nên tạo thành luống để đất thoát nước tốt hơn. Đào hố có đường kính và độ sâu phù hợp với kích thước bộ rễ của cây.
Bước 2: Khi trồng trên chậu, rải một mảnh lưới nhỏ bên dưới đáy chậu, sau đó cho xỉ than, than củi hoặc sỏi đá phía dưới chậu.
Bước 3: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào bằng 1/3 hố đất hoặc chậu cây.
Bước 4: Đặt cây vào hố đất hoặc chậu cây đã chuẩn bị, sao cho gốc cây nằm chính giữa hố đất.
Bước 5: Đổ phần đất còn lại vào hố đất hoặc chậu cây.
Bước 6: Dùng tay nén đất xung quanh gốc cây, sao cho cây đứng thẳng không bị nghiêng ngả.
Bước 7: Tiến hành tưới nước với một lượng vừa đủ cung cấp độ ẩm cho rễ cây phát triển, không nên tưới quá nhiều vì lúc này bộ rễ của cây còn non chưa chịu được úng nước.
Hướng dẫn chăm sóc cây lộc vừng chuẩn kỹ thuật
Sau khi đã trồng cây xong, bạn tiến hành chăm sóc cây theo các bước sau, đảm bảo cây sẽ sinh trưởng tốt, ra rễ nhanh.
1. Tưới nước
Cây Lộc Vừng ưa ẩm ở mức trung bình, tức là bạn không cần tưới quá nhiều nước cho chúng để tăng sự sinh trưởng của cây. Nên tưới với tần suất khoảng 2 lần/ngày, vào thời điểm sáng sớm khoảng 6h - 8h và chiều muộn khoảng 16h - 18h. Chỉ nên duy trì độ ẩm vừa đủ trong đất, tưới nhiều một chút vào mùa hè nắng nóng và hạn chế tưới vào mùa đông.
Khi tưới, bạn nên tưới vào xung quanh không, nếu tưới lên cả lá thì nên tưới dạng phun sương và chỉ nên tưới vào buổi sáng. Vì nếu tưới vào buổi tối, nước còn đọng lại trên lá có thể giúp nấm hại xâm nhập và gây hại cho cây.
2. Điều kiện ánh sáng
Cây Lộc Vừng rất ưa ánh nắng Mặt Trời, do đó bạn cần đặt cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu đến để giúp cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi cây còn non nên tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào cây. Do lúc này cây còn khá yếu, nếu ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào có thể khiến lá cây bị héo úa. Khi cây đã trưởng thành, cây có thể chịu được ánh nắng gay gắt ngay cả vào thời điểm giữa trưa.
3. Bón phân
Do cây lộc vừng có sức sống khá tốt nên nó không quá phụ thuộc vào phân bón. Nếu như đất trồng đã đủ dinh dưỡng, bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Chỉ cần bón phân vào các giai đoạn khi cây non đang bắt đầu phát triển và khi cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa.
Sau khi trồng được khoảng 3 - 5 tháng, bạn có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân NPK xung quanh gốc. Trước khi mùa ra hoa đến, bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trước khoảng 2 - 3 tháng, rơi vào khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch hàng năm.
Các bệnh thường gặp ở cây lộc vừng
Dù là loài cây có sức sống khá mạnh mẽ, nhưng cây lộc vừng vẫn có thể sẽ bị một số loại sâu bệnh gây hại như đốm lá, héo lá, sâu đục thân và bọ cánh cứng. Cụ thể nó gây hại như thế nào cho cây và cách phòng trừ, điều trị như thế nào?
1. Bệnh đốm lá
Triệu chứng bệnh: Lá cây xuất hiện các đốm màu nâu đậm hoặc màu đen, ban đầu chỉ là những đốm li ti, lâu dần, đốm sẽ lan rộng ra cả lá. Khi phát triển đến giai đoạn nặng lá chuyển dần sang màu vàng hoặc bị cháy lá và lan ra các lá khác, thậm chí là toàn cây. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già trước tiên, sau đó mới lan dần sang những lá non hơn.
Gây hại: Bệnh đốm lá khiến cho cây chậm phát triển, dần rụng lá. Lâu dài, cây có thể héo dần và chết.
Cách phòng trừ: Không nên bón phân cho cây quá nhiều, vì lượng phân bón dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Nên phun thuốc phòng trừ định kỳ cho cây.
Cách chữa trị: để chữa trị bệnh đốm lá trên cây lộc vừng không khó. Bạn có thể ra các cửa hàng bán cây trồng hoặc trung tâm bán thuốc bảo vệ thực vật để mua các loại thuốc: Anvil hoặc Coc85 và sử dụng theo hướng dẫn từ cửa hàng hoặc xem hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
2. Bệnh héo lá
Nguyên nhân: Nguyên nhân khiến cây lộc vừng bị héo lá đầu tiên là do bạn không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các khoáng chất cho cây. Thứ 2, do nhiệt độ môi trường cao, khiến lá cây thoát hơi nhanh mà cây không thể bù được lượng nước kịp thời. Dễ thấy nhất là vào thời điểm trưa nắng gay gắt có thể lá sẽ bị héo. Thứ 3, bạn tưới quá nhiều nước cho cây khiến cho đất ẩm ướt, thời gian dài có thể sẽ bị úng nước và thối rễ, từ đó dẫn đến héo lá. Thứ 4, bón phân quá nhiều cũng không tốt, có thể khiến cây bị ngộ độc phân bón hoặc sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm, ấu trùng và vi khuẩn sinh sôi.
Triệu chứng bệnh: Lá trên cây bị héo úa dần chuyển sang màu vàng và rụng. Nhẹ thì có thể một số lá bị, nặng có thể lan ra cả cây.
Gây hại: gây hại trực tiếp đến lá cây.
Cách chữa trị: Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh héo lá ở cây lộc vừng, bạn có thể kiểm tra xem cây đang mắc do nguyên nhân nào. Từ đó đưa ra được cách chữa trị bệnh đốm lá ở lộc vừng phù hợp. Nếu cây đang héo lá do thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu nước, bạn hãy bổ sung nước và phân bón cho cây, tuy nhiên không nên tưới quá nhiều. Nếu đất xung quanh cây quá ẩm, nhấn nhẹ thấy có nước thì nên thực hiện các biện pháp tiêu úng cho cây.
3. Bệnh sâu đục thân
Nguyên nhân: do loài sâu đục thân đục khoét bên trong thân cây.
Triệu chứng bệnh: Thân cây hoặc cành có xuất hiện các lỗ tròn, xung quanh lỗ có phân sâu màu đen hoặc mùn gỗ màu nâu trắng, có thể sẽ rơi xuống đất nên rất dễ nhận biết. Nếu mới bị cây có hiện tượng héo lá khi nắng to và tươi lại khi trời mát.
Gây hại: Gây hỏng thân cây, về lâu dài có thể làm chết cây.
Cách chữa trị: Đầu tiên, để có thể nhận biết bệnh sớm nhất, bạn nên cắt tỉa cành lá định kỳ cho cây, khi cắt tỉa nên loại bỏ hết những cành sâu bệnh. Sử dụng thuốc Bustidin phun quanh gốc và cành cây để phòng ngừa sâu xâm nhập. Hoặc sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND mua tại cửa hàng cây cảnh, nhà vườn hoặc các điểm bán thuốc bảo vệ thực vật. Liều dùng và cách sử dụng có thể hỏi người bán hoặc xem trực tiếp trên bao bì.
4. Bệnh bọ cánh cứng
Nguyên nhân: Do các loài bọ cánh cứng gây ra như bọ rùa, cánh cam, bọ sừng hoặc các loại bọ khác.
Triệu chứng bệnh: Ban đầu, lá cây sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ trên một vài lá, dần dần sẽ lan ra toàn bộ lá và các lá khác, nếu không để ý có thể sẽ trụi hết cả cây.
Gây hại: Bọ sẽ ăn trụi lá cây gây ảnh hưởng lớn đến quá trình đâm chồi và ra hoa của cây.
Cách chữa trị: Để điều trị bệnh bọ cánh cứng trên cây lộc vừng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để phun cho cây, hiệu quả nhất nên phun vào buổi chiều: thuốc trừ sâu sinh học Đại Bàng, Regent, phân bón lá Atonik, N3M + ComCat. Liều dùng và cách sử dụng nên hỏi người bán hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà hay không?
Nhờ vào những giá trị cao về vẻ đẹp và tốt lành trong phong thủy, bạn nên trồng cây Lộc Vừng ở trước nhà. Hoa có mùi thơm thoang thoảng, lá cây to bản giúp thanh lọc không khí và tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi côn trùng có hại. Khi cây phát triển sẽ cao lớn và tỏa bóng mát, che chắn mưa gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy lựa chọn vị trí trồng cây nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà, tránh trồng chính giữa lối đi vì có thể cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong nhà của bạn.
Trồng cây Lộc Vừng trước nhà có lợi cho phong thủy
Cách kích thích cây Lộc Vừng ra hoa nhanh và đẹp
Nhiều người chơi cây cảnh thường muốn cây của mình phát triển nhanh, mau chóng nở hoa vào đúng dịp quan trọng. Vì vậy, việc kích thích cây nở hoa là rất quan trọng. Thời gian kích thích cây là khoảng 3 tháng trước khi cây ra hoa. Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây để kích thích cây Lộc Vừng của bạn nhanh chóng ra hoa:
- Bắt đầu kích thích cây ra hoa từ tháng 9 âm lịch nếu như bạn muốn cây Lộc Vừng có thể nở đúng vào dịp Tết.
- Khi cây đang phát triển tốt, cành lá xanh mướt, hãy ngừng việc tưới nước trong khoảng 7 - 10 ngày. Sau thời gian đó thì cắt bỏ hết toàn bộ lá ở trên cây.
- Sử dụng dung dịch kích thích ra hoa như KNO3 pha theo tỉ lệ 120g/8 lít nước sạch. Tiền hành phun cho cây trong khoảng 3 tháng, cách nhau khoảng 10 ngày/1 lần phun.
- Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như Chlormequat Clorua, Cycocel CCC 98% pha với nồng độ 50ppm - 1000mm tương đương với khoảng từ 1g/20 lít nước - 20g/20 lít nước. Sau đó phun lên toàn bộ tán cây để kích thích cây ra hoa nhanh hơn.
Trên đây là các loại hoa lộc vừng, đặc điểm của từng loại, cách trồng và cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa thêm thông tin hướng dẫn cách kích thích hoa ra sớm nở đúng dịp quan trọng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chơi cây.
Xin cảm ơn.
5 loại cây trồng "vĩnh cửu", ăn xong vứt hạt xuống lớn vù vù, vài năm sau ra quả Bạn có thể dễ dàng trồng chanh từ hạt bằng cách đặt thẳng xuống đất theo những quy tắc đơn giản. Bấm xem >>Từ khóa » Trồng Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Lộc Vừng - VietNamNet
-
Cây Lộc Vừng Ra Hoa Có ý Nghĩa Phong Thủy - Hongcaycanh
-
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
-
Ý Nghĩa Cây Lộc Vừng Là Gì? Cách Trồng, Tác Dụng Và Phân Loại
-
Trồng Cây Lộc Vừng TRƯỚC NHÀ Có Tốt Không? Ý Nghĩa Phong Thủy
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Lộc Vừng
-
Có Nên Trồng Cây Lộc Vừng Trong Nhà Không?
-
Cây Lộc Vừng - Ý Nghĩa Phong Thủy Và Kỹ Thuật Chăm Sóc - Bách Thảo
-
Cây Lộc Vừng Vừa đẹp Trang Trí - Mang ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cây Lộc Vừng Mang ý Nghĩa Gì Mà được Nhiều Người Trồng - VOH
-
Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Lộc Vừng - Báo Khuyến Nông
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Lộc Vừng
-
Có Nên Trồng Cây Lộc Vừng Trước Nhà, Trồng Trước Nhà Có Tốt Không?
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Lộc Vừng - TTGDTX Ninh Thuận