Cây Lộc Vừng - Ý Nghĩa Phong Thủy Và Kỹ Thuật Chăm Sóc - Bách Thảo

Ngày nay trồng các loại cây để làm đẹp không gian trở thành xu hướng hiện đại của người Việt. Ngoài ra có một số cây cảnh trở thành cây phong thủy rất được ưa chuộng. Nó mang lại những điều tốt đẹp cho ngôi nhà và cuộc sống của bạn.

Mục lục ẩn 1 Giới thiệu về cây Lộc vừng 2 Những tác dụng bất ngờ từ cây lộc vừng 3 Đặc điểm và ý nghĩa của cây phong thủy lộc vừng 3.1 Đặc điểm chi tiết 3.2 Ý nghĩa 4 Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây phong thuỷ lộc vừng 4.1 Phòng ngừa và xử trí bệnh sâu đục thân 5 Bí quyết để lộc vừng ra hoa nhiều nhất

Và khi nhắc đến những loài cây phong thủy chúng ta không thể bỏ qua cây Lộc Vừng. Đây là một trong những loại cây được ưa chuộng về mặt phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này qua bài viết sau đấy nhé!

Giới thiệu về cây Lộc vừng

Tên khoa học là Barringtonia acutangula. Là một cây cao 5-8 m với vỏ màu xám đen sần sùi. Lá hình trứng. Những bông hoa màu đỏ được tạo ra trên những chiếc chuỗi dây dài khoảng 20cm. Cây ra hoa định kỳ quanh năm. Rụng lá một phần trong thời gian khô hạn kéo dài. 

Loài này mọc ở các bờ sông nước ngọt, rìa các đầm và phá nước ngọt và trên các vùng đồng bằng trũng ngập nước theo mùa, thường là trên đất nặng.  Thường xuất hiện và tìm thấy ở Madagascar và nhiệt đới châu Á, cùng những nơi khác.  

cây lộc vừng phong thủy

Lộc vừng là một trong những loài cây phong thủy rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Có nơi còn đặt lộc vừng vào bộ tam đa sinh vật cảnh. Khi nhắc đến lộc vừng là nhắc đến sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng.

Cây Lộc vừng thuộc loại cây cổ thụ, có sức sống bền lâu, có thể sống đến hàng trăm năm tuổi. Những chùm hoa màu đỏ rực rủ xuống mềm mại vô cùng đẹp mắt có ngụ ý tượng trưng cho phát tài phát lộc. Do vậy rất nhiều gia đình trồng lộc vừng trong khuôn viên nhà mình.

Cây tùng

Những tác dụng bất ngờ từ cây lộc vừng

Giống như cây hương thảo hay ngũ gia bì, Lộc vừng không những dùng để làm cảnh, trang trí sân vườn, nó còn đóng vai trò như một dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh hữu ích.

Theo y học cổ truyền, lộc vừng có vị đắng, ngọt, tính bình. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm.

  • Chữa chàm: Dùng quả lộc vừng xanh, ép lấy nước, sau đó bôi lên vết chàm
  • Trị đau răng: Giã nát quả lộc vừng xanh rồi ngâm với rượu trong một tháng. Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.
  • Trị tiêu chảy và sốt: Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài cuả vỏ thân lộc vừng. Rửa sạch, thái phiến mỏng. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng lấy ra sắc với nước và uống 2 lần hàng ngày.
  • Chữa trĩ: Rửa sạch một nắm lá lộc vừng sau đó ngâm qua nước muối rồi để ráo. Buổi tối trước khi đi ngủ, nhai lá rồi lấy bã đắp vào hậu môn. Giữ khoảng 15 phút rồi tháo ra, rửa lại bằng nước.
  • Giải nhiệt, hạ sốt: Rửa sạch rễ lộ vừng rồi phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, trị ho
  • Chữa cảm lạnh, cảm tả, chữa lỵ: dùng nước ép hạt lộc vừng kết hợp với trà gừng để uống
  • Lộc vừng có thành phần chống viêm và đã được điều chế dưới dạng tân dược. Ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư, kháng nấmgiảm đau.

Đặc điểm và ý nghĩa của cây phong thủy lộc vừng

Đặc điểm chi tiết

– Lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cao khoảng 4-10 m, sinh trưởng tốt chiều cao cây có thể lên đến 15 – 20m và đường kính thân 40 – 50cm.

– Thân cây còn non có màu xanh về già có màu xám chuyển sang nâu. Thịt vỏ đỏ hồng, nhiều sơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng.

Cây tùng tuyết mai

– Cây có nhánh nhiều, tán lá dày và rộng. Lá đơn mọc cách, lá thuôn tròn và hơi to. Phiến lá gợn sóng, cuống lá ngắn, có gân nổi rõ. Lá lộc vừng có màu xanh mướt, lá non có vị chát. Khi về già bề mặt lá đậm màu, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.

Cây lộc vừng có cụm hoa mọc dài từ 6 – 20cm với các màu đỏ, trắng, hồng rủ dài mềm mại, quyến rũ. Hoa mọc ở đầu cành, nụ xanh, hoa nhỏ. Đặc biệt hoa lộc vừng chỉ nở vào ban đêm, mùi hương thoang thoảng và nở rộ vào khoảng tháng 7, tháng 8.

Ý nghĩa

cây lộc vừng phong thủy

“Lộc vừng” ngay cả trong cái tên cũng đã ẩn chứa sự đoàn viên và sum tụ. “Lộc” có nghĩa là tài lộc, “vừng” nghĩa là nhỏ nhưng nhiều. Theo người xưa quan niệm lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên và an toàn cho mọi người.

Những chùm hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Gốc cây to vững chãi tượng trưng cho ý chí kiên cường, khó lay chuyển. Tuổi thọ của cây mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây phong thuỷ lộc vừng

cây lộc vừng phong thủy

Trồng lộc vừng thì không khó vì cây có sức chịu hạn và chịu úng tốt. Nhưng để trồng và chăm sóc cho cây trở nên xanh tốt, ra hoa đẹp lại không hề dễ dàng. Có hai cách để trồng loài cây này là trồng cây con hoặc chiết cành từ cây mẹ. Và khi trồng cần chú ý đến các yếu tố như:

– Đất trồng: Chọn những loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoáng nước tránh úng rễ.

– Nước và phân bón: Lộc vừng là cây ưa nắng. Tuy nhiên cây cũng cần cung cấp đủ lượng nước để phát triển bình thường. Khi trồng cần bón cho cây các loại phân chuồng đã hoai mục để cây dễ dàng hấp thụ. Kết hợp giữa tưới nước và bón phân định kỳ là cách chăm sóc hiệu quả.

– Ánh sáng: Để cây có ra hoa tự nhiên, sai hoa, hoa ra nhiều thì nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng.

Phòng ngừa và xử trí bệnh sâu đục thân

Sâu đục thân là một loại bệnh thường gặp ở lộc vừng. Triệu chứng bắt đầu bằng lá cây bị héo rũ. Từ đó dẫn đến cành cây bị khô và chết cây.

Xử trí: Khi nhận ra các vết sâu đục, cần tiến hành bơm thuốc trị sâu (tiêm bằng ống xi lanh) vào những lỗ đục, rồi bịt kín lại bằng bông. Thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 ngày. Phòng tránh bệnh bằng cách tưới thuốc trị sâu đục quanh gốc cây định kỳ.

Ngoài ra cây còn có hiện tượng sâu lá. Nếu quá nhiều sâu, bệnh trở nên trầm trọng nên tiến hành phun thuốc trừ sâu cho cây. Tốt nhất nên sử dụng các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn nhất.

Bí quyết để lộc vừng ra hoa nhiều nhất

Thông thường, cây lộc vừng sẽ nở hoa đúng mùa của nó. Tuy nhiên, nhiều cây do điều kiện tự nhiên hoặc cách chăm sóc khiến lộc vừng ra ít hoa hoặc thậm chỉ không ra hoa.

Không giống như cây phát tài, đặc tính của của cây lộc vừng khá đặc biệt. Cây yếu quá sẽ không ra hoa nhưng quá khỏe và đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cũng sẽ không ra hoa mà chỉ phát triển lá. Vì vậy, cây lộc vừng vừa cần phải chăm khỏe vừa cần thay đổi những yếu tố môi trường phù hợp.

Chẳng hạn, vào mùa mưa hoặc nếu cây quá nhiều nước, cần rút bớt nước đi để cây không bị úng. Hoặc thậm chí cần để khô để cây không tập trung phát triển lá. Lưu ý việc cắt tỉa quá nhiều cũng sẽ khiến lộc vừng của bạn không thể đơm hoa.

Bạn có thể sử dụng những loại phân bón thích hợp để kích thích ra hoa cho cây. Hãy lưu ý về hàm lượng, tần suất bón phân và theo dõi cây thường xuyên nhé!

Theo: Ngọc Lan

Rate this post

Từ khóa » Trồng Cây Lộc Vừng Có ý Nghĩa Gì