Cây Lưỡi Hổ: Công Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy - CafeLand

Cây lưỡi hổ là gì?

Cây lưỡi hổ (tên khoa học: Sansevieria trifasciata) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới từ Nigeria phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, gôm cả Nam Phi và Tanzania. Cây lưỡi hổ là loài thực vật có hoa, họ măng tây với hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ vàng,…

Cây lưỡi hổ mọc thẳn đứng lên trời Cây lưỡi hổ mọc thẳn

Lá cây lưỡi hổ mọc thẳn đứng lên trời, dẹt và thon nhỏ ở hai đầu. Lá có màu xanh với mép lá màu vàng, bề mặt trơn tru.

Đây là loại cây ưa sáng nhưng có thể chịu bóng bán phần thích hợp trồng trong nhà hoặc ban công, dưới bóng cây,…đặt biệt cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

- Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi xui xẻo và mang đến vận may cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

- Đối với các nhà khoa học phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, cây lưỡi hổ có dạng đầu nhọn còn tượng trưng cho sức mạnh của sư tử (chúa sơn lâm), tránh khỏi những điều xấu xa trong cuộc sống.

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ Ý nghĩa cây lưỡi hổ

- Lá cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Với những ý nghĩa trên, cây lưỡi hổ sẽ là một món quà rất có ý nghĩa, đem đến cho bạn bè, người thân những điều may mắn nhất trong các dịp tân gia hay lễ, tết.

Công dụng, lợi ích cây lưỡi hổ trong đời sống

- Cây lưỡi hổ trang trí: phổ biến với loại cây có lá xanh viền vàng giúp cho căn phòng thêm sang trọng, hài hòa và không bị rối mắt bởi những bức tường hoặc thiết bị nội thất thô sơ khác.

Không những thế, trồng cây lưỡi hổ ở các khu vực như nhà máy, bệnh viện, văn phòng,…sẽ tạo cảm giác thoải mái, an toàn, gần gũi với thiên nhiên hơn.

Công dụng cây lưỡi hổ Tác dụng cây lưỡi hổ

- Thanh lọc không khí: theo công bố của Nasa, cây lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm và cải thiện môi trường nhà ở. Giống với một số loại cây thuộc thực vật CAM (hấp thụ carbon dioxide và thải oxy vào ban đêm), cây lưỡi hổ thích hợp trồng trong phòng ngủ để tăng cường lượng oxy cho chủ nhân.

- Làm giảm dị ứng ở da: Thân cây mọng nước, do đó, lá cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn, kháng viêm. Khi bị bỏng, rộp, cháy nắng, dị ứng nổi mẩn ngứa hay bị xước do va chạm, bạn có thể cắt lá lưỡi hổ và đắp lên trên vết thương để sát khuẩn nhanh chóng, hạn chế để lại vết thâm.

- Dùng làm nước súc miệng: Gel lưỡi hổ có tính kháng khuẩn, mùi thơm dễ chịu đi cùng đặc tính thảo dược, do đó khi sử dụng gel của cây như một dung dịch xúc miệng sẽ giúp giảm sâu răng, khử hôi miệng và trị chứng chảy máu chân răng.

- Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

- Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy trong lá cây cây lưỡi hổ có chứa độc tố. Nếu ăn phải lá cây lưỡi hổ thì sẽ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Các triệu chứng trúng độc từ cây lưỡi hổ gần giống như bị rối loạn tiêu hóa thông thường.

* Các công dụng trên là tư vấn, tùy cơ địa từng người sẽ có tác dụng khác nhau, bạn đọc nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu sử dụng

Vị trí đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên đặt cây gần lối ra vào của tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy.

Vị trí tốt nhất để đặt cây trong văn phòng hoặc nhà của bạn vị trí hành Mộc của cây. Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Xanh là màu của mệnh Mộc, vàng là màu mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy.

Ngoài ra, nếu gia chủ có sở thích sưu tầm, trồng cây cảnh vẫn có thể sở hữu và hóa giải bằng cách phối hợp màu sắc của chậu cây với đá rải trên bề mặt chậu phù hợp với mệnh của gia chủ.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

- Cách trồng cây: Cây lưỡi hổ dễ trồng và dễ sống. Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng cách tách cây do loại cây này sinh trưởng rất nhanh, đẻ ra rất nhiều cây con nên có thể tách để trồng ra các chậu riêng biệt.

Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao. Đất trồng cây có thể dùng đất thường nhưng lưu ý thoát nước tốt cho cây.

Bạn cũng có thể trồng bằng cách giâm lá để tạo cây mới. Chọn loại lá non, khỏe, màu đẹp, cắt ngang sát gốc để cây tự liền sẹo và chia lá thành các khúc khoảng 5cm. Sau đó cắm các khúc lá xuống chậu, tưới nước tạo độ ẩm để cây bén rễ. Sau khoảng 3-4 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ, bạn có thể trồng sang chậu mới.

- Về chăm sóc cây lưỡi hổ: Bạn lưu ý loại cây này ưa bóng và chịu lạnh kém, nên đặt cây ở trong nhà hoặc nơi có bóng râm để cây phát triển tốt.

Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt, không ưa nước nên không cần tưới quá nhiều nước. Cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây.

Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh, phát triển. Lân được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm.

Từ khóa » Trồng Cây Lữ Hổ