Có Nên Trồng Cây Lưỡi Hổ Trong Nhà Không? | Cleanipedia

Mặc dù chưa có bài viết cảnh báo không nên cây lưỡi hổ nếu trồng trong nhà, tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại “có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà hay không?” hay có điều gì cần lưu ý khi trồng loài cây này bên trong không gian kín. Vì lẽ đó, Cleanipedia muốn chia sẻ đến bạn bài viết này.

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Câu trả lời là CÓ. Cây lưỡi hổ, còn được gọi là "Mother-in-Law’s Tongue" và Sansevieria. Lưỡi hổ là cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới từ Nigeria. Giống cây lưỡi hổ cũng khá đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau như: lưỡi hổ vằn,lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ đỏ,,... Đây là một trong những loại cây thân thảo dễ chăm sóc nhất và phù hợp để trồng ở mọi nơi. 

  • Loài cây này thích hợp hơn để trồng ngoài trời hơn nhưng em ấy vẫn phù hợp để trồng ở bất kì khu vực nào trong nhà, từ phòng khách đến phòng ngủ, bàn làm việc,...và cả hay văn phòng. 

  • Cũng bởi vì “ngoại hình" độc đáo, khi phát triển có thể cao đến tầm 30-50cm lại có đa dạng chủng loại khác nhau nên cây lưỡi hổ rất được yêu thích. 

  • Việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà không chỉ giúp trang trí, “phủ xanh” cho không gian sống mà còn có tác dụng lọc không khí và mang ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Đặc biệt, nhiều người còn ví loài cây này chính là “máy lọc không khí tự nhiên" tuyệt vời nhất cho các gia đình. 

Vì vậy nếu bạn đang cân nhắc về việc có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà hay không, hẳn là nên thử chọn một “em" phù hợp và đặt ở vị trí mà mình muốn. Ngắm nhìn thành quả do chính tay bạn chăm bón mỗi ngày, Cleanipedia tin rằng bạn sẽ có thêm nhiều năng lượng tích cực.

Lựa chọn vị trí đặt cây lưỡi hổ phù hợp

Như đã đề cập phía trên, bạn có thể chọn bất kỳ một vị trí trong nhà để đặt cây lưỡi hổ. Một vài vị trí được đề cử chính là trồng một cây lưỡi hổ 4 lá ở phòng khách hoặc một chậu lưỡi hổ nhỏ trên bàn làm việc, hay bạn cũng có thể đặt nhiều chậu sứ sát nhau để làm hàng rào trước nhà. Bên cạnh đó, đặt lưỡi hổ ở sảnh trước nhà, góc hành lang hay lối ra vào hoặc trước thang máy cũng là lựa chọn không tồi.

  • Với dáng vẻ cứng cáp, dễ chăm sóc lại rất khoẻ mạnh, cây lưỡi hổ có thể dễ dàng thích nghi và sinh trưởng. Chúng không hề kén chọn, hoàn toàn có thể sống khoẻ trong các góc râm mát và các khu vực thiếu sáng trong nhà. 

  • Tuy nhiên, với vốn tính ưa sáng (ánh sáng gián tiếp) và thậm chí có thể chịu được một số ánh sáng trực tiếp từ mặt trời), vì thế bạn có thể đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn. 

Phòng ngủ gọn gàng với giường có chăn màu xám và cây cảnh.

Nhưng một mẹo nhỏ dành cho người thích trồng lưỡi hổ là hãy tránh di chuyển cây quá đột ngột. Việc dời cây từ khu vực thiếu ánh sáng đến ánh nắng trực tiếp quá nhanh có thể làm cây bị sốc “nhiệt”, sốc “ánh sáng". 

  • Bất cứ khi nào bạn chuyển cây từ chỗ tối sang chỗ sáng hơn, hãy thực hiện di chuyển chậm rãi trong 1-2 tuần. 

  • Đồng thời nhớ điều chỉnh thói quen tưới nước cho phù hợp; cây sẽ sử dụng nhiều nước hơn ở những khu vực ấm hơn, sáng hơn.

Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Với điều kiện được trồng trong chậu, có chỗ thoát nước tốt và cũng như biết cách chăm sóc tốt cho cây sinh trưởng, cây lưỡi hổ sẽ phát triển nhanh, bền lâu và mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho không gian sống của bạn và gia đình. Ngoài ra, Cleanipedia cũng khuyên bạn nên lưu ý một số điểm nhỏ sau:

  • Chọn chậu có lỗ thoát nước dưới đáy. Chậu Terra cotta được khuyên dùng trong trường hợp này, vì chúng giúp đất khô dễ dàng hơn so với chậu nhựa.

  • Tưới quá nhiều nước và nhiệt độ không phù hợp là hai trong số những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự sống của loài cây này.

  • Khi mua lưỡi hổ về và thay chậu để trang trí cho đẹp, đừng chôn rễ quá sâu. Cây nên được trồng với độ sâu vừa phải, tương xứng với thùng chứa trước đó.

  • Nhớ giữ cây ở nơi ấm áp với nhiệt độ trên 10 ° C (tức 50 ° F). 

  • Vào mùa đông, nếu khu vực nhà bạn là nơi có gió, hãy nhớ bảo vệ cây tránh gió lạnh lùa vào ảnh hưởng đến cây và vòng đời của chúng.

Cây lưỡi hổ là một trong số những loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ không còn phải phân vân “có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà hay không?” mà thay vào đó là nhanh chóng “tậu” ngay một em để trồng tại nhà, văn phòng, bàn làm việc. 

>> Xem thêm:

  • Cây lưỡi hổ: Tác dụng, cách trồng và chăm sóc

  • Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ chi tiết đầy đủ

  • Hướng dẫn chi tiết cách nhân giống cây lưỡi hổ đơn giản

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Trồng Cây Lữ Hổ