Cây Mã Tiền Thảo | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

✴️ Cây mã tiền thảo Mục lục

Cây mã tiền thảo có vị đắng, tính hàn, tác dụng phá huyết, sát trùng, kháng khuẩn và thông kinh. Dược liệu này thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, da lở ngứa, vàng da do viêm gan, rối loạn kinh nguyệt, cổ họng sưng đau và chứng tiểu ra máu.

mã tiền thảo

Mã tiền thảo (cỏ roi ngựa) có vị đắng, tính hàn, tác dụng phá huyết, sát trùng và thông kinh

  • Tên gọi khác: Cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, Verveine (tên gọi Pháp)

  • Tên khoa học: Verbena officinalis

  • Họ: Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Verbenaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Mã tiền thảo là loại thực vật cỡ nhỏ, chiều cao từ 10 – 100cm, sống dai. Thân cây có 4 cạnh, trên thân có nhiều đốt. Ở đốt có cành và lá mọc đối xứng, lá hình lông chim, chiều rộng khoảng 1 – 3cm, chiều dai từ 2 – 8cm.

Phiến lá có răng cưa, không có lông phủ, một số lá có cuống ngắn, một số lá không cuống và mọc sát cành. Hoa của cây mọc ở ngọn, màu lam tím, ra hoa vào mùa xuân đến mùa thu.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây.

3. Phân bố

Cây cỏ roi ngựa phân bố chủ yếu ở những vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố nhiều ở Bắc Cạn, Lạng Sơn và Lâm Đồng.

4. Thu hái – sơ chế

Thời điểm thu hái là vào mùa thu khi cây đã ra hoa. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi/ sấy khô dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh ẩm, ánh nắng trực tiếp và mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Toàn cây cỏ roi ngựa có chứa verbenaln (một glucozit không mùi, không màu và có vị đắng). Ngoài ra, loài thực vật này có chứa men emunxin và invectin.

Vị thuốc mã tiền thảo

1. Tính vị

Vị đắng, tinh hàn.

2. Qui kinh

Qui vào kinh Can và Tỳ.

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thúc đẩy quá trình đông máu.

  • Tác dụng sát khuẩn, tác dụng đối với trực khuẩn lỵ và tụ cầu khuẩn vàng.

  • Giảm đau, tiêu viêm và tăng tiết sữa ở động vật đang cho con bú.

  • Ức chế vi trùng gây sốt rét.

  • Mã tiền thảo có ít độc.

Theo Đông y:

  • Tác dụng: Thông kinh, sát trùng và phá huyết.

  • Chủ trị: Tiêu chướng, ngứa hạ bộ, sưng vú, hậy bối và mụn nhọt.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống, đắp trực tiếp hoặc làm thuốc xoa bóp. Nếu dùng uống, chỉ nên dùng khoảng 25 – 50g (dược liệu tươi) và 6 – 12g (dược liệu khô)/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mã tiền thảo

Cây mã tiền thảo

Cây mã tiền thảo được dùng để trị chướng cổ, vàng da do gan, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt,…

1. Bài thuốc điều trị đau bụng kinh

  • Chuẩn bị: Huyền sâm, bạch thược, sinh địa hoàng, xích thược, địa cốt bì, xuyên luyện tử và nữ trinh tử mỗi thứ 15g, uất kim 5g, cỏ nhọ nồi và mẫu đơn bì mỗi thứ 12g và mã tiền thảo 30g.

  • Thực hiện: Sắc uống 3 thang trong 3 ngày trước kỳ kinh.

  • Lưu ý: Nếu chỉ bị đau bụng nhẹ, có thể sắc cỏ roi ngựa và ích mẫu thảo mỗi thứ 30g.

2. Bài thuốc điều trị chứng kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: Cỏ tháp bút 10g, ích mẫu và ngải cứu mỗi thứ 25g và cỏ roi ngựa 40g.

  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc và chia thành 2 lần uống. Dùng trước kỳ kinh 10 ngày.

3. Bài thuốc điều trị bệnh bạch hầu

  • Chuẩn bị: 30 – 50g mã tiền thảo.

  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 300ml nước. Người lớn uống 150ml/ 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày. Trẻ dưới 8 tuổi dùng 50ml/ 2 lần/ ngày, trẻ từ 8 – 14 tuổi uống 100ml/ 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày.

4. Bài thuốc trị tiểu ra máu, đạm hoặc bí tiểu

  • Chuẩn bị: 60g cỏ roi ngựa.

  • Thực hiện: Đem sắc nước uống, chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

5. Bài thuốc trị cổ chướng

  • Chuẩn bị: Dùng mã tiền thảo tươi.

  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và nấu với nước (nên uống khi còn nóng).

6. Bài thuốc hỗ trợ trị họng sưng đau

  • Chuẩn bị: Cành và lá tươi mã tiền thảo.

  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt với sữa mẹ, ngậm trong họng và nuốt chậm để giảm đau.

7. Bài thuốc điều trị trĩ nội

  • Chuẩn bị: Rau dền gai và cỏ roi ngựa mỗi thứ 20g.

  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc uống hằng ngày thay cho nước trà.

8. Bài thuốc trị viêm khoang miệng

  • Chuẩn bị: 30g mã tiền thảo tươi.

  • Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống thay nước trà.

9. Bài thuốc phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan

  • Chuẩn bị: Cam thảo 5g và mã tiền thảo 25g.

  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa sao cho còn lại 40ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống, dùng trước khi ăn và duy trì liên tục trong 4 ngày.

10. Bài thuốc chữa chứng vàng da

  • Chuẩn bị: Toàn cây cỏ roi ngựa 50g.

  • Thực hiện: Dùng sắc với nước, thêm một ít đường. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

  • Lưu ý: Nếu gan bị trướng, nên thêm sơn tra 15g vào sắc.

11. Bài thuốc trị cổ trướng do ăn phải cá độc

  • Chuẩn bị: Một nắm cỏ roi ngựa tươi.

  • Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống nhiều lần trong ngày.

12. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt rét

  • Chuẩn bị: 30 – 60g mã tiền thảo khô.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

13. Bài thuốc trị sốt do cảm cúm

  • Chuẩn bị: Thanh cao và khương hoạt mỗi thứ 25g và mã tiền thảo 50g.

  • Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi, đổ đầy nước và sắc lấy 2 chén nước sắc.

  • Lưu ý: Nếu kèm theo đau họng, nên thêm khoảng 15g cát cánh vào sắc cùng.

14. Bài thuốc trị bế kinh

  • Chuẩn bị: Rễ cây gai 30g và cỏ roi ngựa 40g.

  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 2 lần và uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.

15. Bài thuốc trị da lở ngứa

  • Chuẩn bị: 50 – 80g cỏ roi ngựa tươi.

  • Thực hiện: Rửa sạch và nấu lấy nước tắm. Thực hiện 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

16. Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: Một nắm nhỏ mã tiền thảo tươi.

  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Bã đem đắp trực tiếp lên chỗ nhọt. Thực hiện cho đến khi khỏi hẳn.

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ mã tiền thảo

  • Phụ nữ đang có thai phải thận trọng khi dùng bài thuốc từ dược liệu này.

  • Cần phân biệt với xa tiền thảo và kim tiền thảo.

Thông tin về dược liệu mã tiền thảo (cỏ roi ngựa) trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để hạn chế các tác dụng phụ và rủi ro phát sinh, bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi thực hiện.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

✴️ Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

✴️ Thai ở sẹo mổ lấy thai

Hatasten

Đánh giá sự phát triển trí não ở của trẻ

✴️ 4 loại u xơ được phát hiện thông qua siêu âm u xơ tử cung

✴️ Chụp động mạch chi dưới X quang tăng sáng

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến

✴️ Xử trí khi dùng insulin quá liều

return to top

Từ khóa » Cây Mã Tiên Thảo