Mã Tiên Thảo: Cây Cỏ Quý Chữa Lành Vết Thương
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Mô tả dược liệu Mã tiên thảo
- 2. Thành phần hoá học
- 3. Tính chất dược lý
- 4. Công dụng
- 5. Lưu ý khi dùng Mã tiên thảo
- 6. Liều dùng
- 7. Bài thuốc kinh nghiệm
Mã tiên thảo là giống cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa nên còn có tên là cỏ roi ngựa, tên khoa học Verbena officinalis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Dược liệu này được sử dụng trong dân gian như là vị thuốc trị ghẻ, lở, ngứa, sưng mủ, ngoài ra còn có tác dụng khác. Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Thị Thiên Hương.
1. Mô tả dược liệu Mã tiên thảo
Mô tả:
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m. Thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thuỳ lông chim. Hoa mọc thành bông ở nọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều. Hoa mọc thành chùy ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn, hoa nhỏ không cuống, màu lam. Đài 5 răng, có lông, tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra. Nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ.
Khu vực phân bố
Mọc hoang ở khắp nơi nước ta. Hái vào mùa thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả.
Bộ phận dùng
Toàn cây, dùng tươi hoặc sấy khô.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
2. Thành phần hoá học
Toàn cây chứa glucozid gọi là verbenalin kết tinh không màu, không mùi, vị đắng. Ngoài ra còn có các men invectin và men emunxin. Do đó khi phơi sấy, tỷ lệ glucozid có thể giảm tới hơn 25%.
Hiện nay, còn phân loại thêm 1 loại iridoid glucozid là hastatoside theo tạp chí dược học.
Dịch chiết mã tiên thảo chứa β-sitosterol, axit ursolic, axit oleanolic, axit 3-epiursolic, axit 3-epioleanolic, phenylpropanoid glycoside, verbascoside và β-sitosterol-D-glucoside.
3. Tính chất dược lý
Dịch chiết cây chứa Hastatoside và verbenalin giúp dễ ngủ. Ngoài ra, chất verbenalin còn có tác dụng tăng tiết sữa ở động vật đang cho con bú.
Dịch chiết cây chứa Aucubin là chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ, được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Hoạt chất này có tác dụng lành vết thương miệng, vết thương da. Ngoài ra, nó giúp thúc đẩy sự biệt hoá các tế bào tiền thân của hệ thống thần kinh thành các tế bào GABA- nergic. Như vậy tạo điều kiện cho sự tái tạo tế bào thần kinh mới ở người bệnh. Aucubin bảo vệ hệ thần kinh, giảm bệnh lý liên quan thoái hoá thần kinh. Cuối cùng, hoạt chất tham gia ức chế sự phát triển virus viêm gan B.
Nghiên cứu cho thấy tất cả các bộ phận cây đều là nguồn cung cấp kali dồi dào, trong đó vỏ hạt có hàm lượng kali cao nhất. Rễ chứa các nguyên tố sắt, mangan.
Mã tiên thảo ít độc. Theo Holste, Mã tiên thảo có thể làm máu chống đông.
4. Công dụng
Mã tiên thảo vị đắng, hơi hàn, vào kinh can và tỳ.
Tác dụng: phá huyết, sát trùng, thông kinh, dùng chữa bệnh lở ngứa vùng kín.
Dùng trị sốt cao khi bị cúm, sốt rét, viêm gan, xơ cứng gan, viêm thận, phù thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, bong gân, chàm, viêm da.
Cây được sử dụng làm thuốc trị đau bụng
- Trà thảo mộc thường được sử dụng trong điều trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn thần kinh khác.
- Lá tươi dùng làm thuốc hạ sốt và thuốc bổ, các bệnh về khớp.
- Nước sắc của dược liệu khô dùng để rửa chữa bệnh chàm và viêm da.
- Thuốc đắp từ nguyên liệu tươi giã nát để chữa bong gân.
Ở Trung Quốc, thân và lá được cho là có tác dụng hoạt huyết, làm giảm tắc nghẽn, tràn dịch giọt, tụ máu. Mã tiền thảo cũng được sử dụng như thuốc trị giun sán, thuốc tẩy giun sán, thuốc trị giun sán và thuốc chống sốt rét.
5. Lưu ý khi dùng Mã tiên thảo
Thận trọng với phụ nữ có thai. Đồng thời cần phân biệt Mã tiên thảo với Xa tiền thảo và Kim tiền thảo.
6. Liều dùng
Ngày dùng 6 – 12 g khô tương ứng 25 – 50 g tươi.
7. Bài thuốc kinh nghiệm
Sưng vú, mụn nhọt
Mã tiên thảo giã lấy nước uống, bã đắp lên khối sưng.
Ngứa vùng kín
50 g – 80 g tươi, dùng dạng uống và rửa.
Da lở ngứa
60 g – 80 g rửa sạch và nấu lấy nước tắm, thực hiện 1 lần/ ngày.
Viêm khoang miệng
30 g tươi, rửa sạch, sắc với 500 ml nước lọc, dùng nước uống thay trà mỗi ngày.
Kinh nguyệt không đều
Mã tiên thảo 40 g, Ngải cứu 20 g, Ích mẫu 100 g, Cỏ tháp bút 20 g. Đem tất cả dược liệu rửa sạch, sắc với 500 ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống trước kì kinh 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Đau bụng kinh
Mã tiên thảo, Huyền sâm, Bạch thược, Sinh địa hoàng, Địa cốt bì, Xuyên luyện tử, Nữ trinh tử, mỗi loại 15 g, Cỏ nhọ nồi 10 g, Uất kim 6 g, Mẫu đơn bì 8 g. Đem các dược liệu sắc cùng với 300 ml nước lọc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị sốt rét
30 – 60 g Mã tiền thảo khô sắc lấy nước uống.
Hỗ trợ điều trị vàng da do gan
60 g Cỏ roi ngựa khô (nếu dùng tươi thì 30 g). Mang dược liệu đi rửa sach để loại bỏ đất cát rồi cho vào ấm sắc cùng với 500ml. Sau đó, lọc bỏ bã và cho thêm đường vào cho dễ uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày sau khi ăn
Thông tin về Mã tiên thảo trên đây mang tính chất tham khảo. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng. Để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn, quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Từ khóa » Cây Mã Tiên Thảo
-
Công Dụng Của Cây Mã Tiền Thảo - Vinmec
-
Cây Mã Tiên Thảo
-
Cây Mã Tiền Thảo | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
NTO - Vị Thuốc Từ Cây Mã Tiên Thảo - Báo Ninh Thuận
-
Mã Tiên Thảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Mã Tiên Thảo
-
Công Dụng, Cách Dùng Mã Tiền Thảo - Tra Cứu Dược Liệu
-
Cây Mã Tiên Thảo Hỗ Trợ Chữa Bệnh Lở Ngứa Hạ Bộ Tiêu Chướng
-
Mã Tiên Thảo - Loài Hoa đẹp Trị được Bệnh Cổ Trướng
-
Mã Tiên Thảo Với Tác Dụng Của Cỏ Roi Ngựa Và Cách Dùng để điều Trị ...
-
Thảo Dược Mang Tên Ngựa
-
Cỏ Roi Ngựa (mã Tiền Thảo) điều Trị Bệnh Cổ Trướng
-
Cây Mã Tiên Thảo - Y Dược Tinh Hoa