Cây Mật Gấu: Công Dụng, Cách Dùng & Một Số Bài Thuốc Trị Ho, đau ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
CÂY MẬT GẤU
CÂY MẬT GẤU
Đặt lịch
Cây mật gấu là một loại thảo dược có vị đắng, có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như: trị ho, hạ sốt, giảm đau nhức, giải độc, tốt cho gan, thận, hỗ trợ tiêu hóa,… Do đó, trong dân gian đó có nhiều bài thuốc chế biến từ cây mật gấu.
Tìm hiểu về cây mật gấu
1. Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: Cây lá đắng, cây mật gấu Nam;
- Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum hoặc Vernonia amygdalina Del.
- Họ: Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây mật gấu hay cây lá đắng là một loại cây thân thảo (thân mềm). Cây mật gấu mọc thành bụi, cao từ 2 – 5 mét. Lá cây có màu xanh lục, hình bầu dục, có vị đắng. Lá cây thường dài khoảng 20cm.
Phân bố
Trên thế giới, cây mật gấu thường phân bố ở khu vực nhiệt đới, cụ thể là Châu Phi. Một số vùng có loài cây này là: Neigeria, Amharic, Tiv, Edo, Hausa, Luo, Cameroon,…
Tại Việt Nam, cây mật gấu được trồng và mọc nhiều ở khu vực Nam Bộ. Sở dĩ cây mật gấu còn được gọi là cây “mật gấu Nam” cũng vì lẽ trên. Cách gọi “mật gấu Nam” hay “lá đắng” là để phân biệt với một giống cây khác trùng tên “mật gấu”, mọc ở phía bắc. Cây mật gấu Bắc còn được gọi là hoàng liên ô rô, có danh pháp khoa học, hình dáng, hình thái giải phẫu, thành phần hóa học,… khác hẳn với cây mật gấu Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản
Bộ phận dùng: lá, thân cây.
Thu hái: Hái lá mật gấu khi cây đã trưởng thành và vừa trưởng thành. Không chọn hái cây còn non.
Chế biến:
- Làm thuốc: Lá và thân cây chế biến rất nhiều cách khác nhau để cho ra những bài thuốc chữa bệnh.
- Ngâm rượu: Sơ chế thân cây mật gấu sạch sẽ, ngâm với rượu, chứa trong vại.
- Nấu canh: Lá của cây mật gấu được người vùng Châu Phi nấu kèm theo với các món súp hầm.
Bảo quản:
- Bảo quản lá cây ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Sau khi rửa sạch sẽ, có thể để cây mật gấu trong tủ lạnh để dùng dần, tương tự như bảo quản rau xanh.
- Đối với rượu, nên đậy kín nắp vại, để rượu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp.
- Đối với món canh súp, nên sử dụng trong ngày.
- Đối với các chế phẩm phơi khô, sao vàng hạ thổ, hãy bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
4. Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học có trong cây mật gấu (cây lá đắng) là:
- Xanthone;
- Lignan;
- Axit phenolic;
- Flavonoid;
- Tannin;
- Coumarin;
- Steroid;
- Terpene;
- Vitamin B1;
- Vitamin B2;
- Vitamin C;
- Vitamin E;
- Vitamin A;
- Kẽm;
- Đồng;
- Sắt;
- Selenium;
- Chromium;
- Magnesium;
- Nước;
- Chất xơ.
5. Tác dụng dược lý
Cây mật gấu có các tác dụng dược lý như sau:
- Chống lão hóa;
- Diệt trừ giun sán;
- Kháng viêm;
- Giải độc;
- Giúp ổn định đường huyết;
- Bảo vệ tim mạch;
- Bảo vệ thận;
- Bảo vệ gan;
- Giảm nguy cơ mắc ung thư vú;
- Chữa chứng sốt rét;
- Chữa cảm lạnh;
- Hạ sốt;
- Chữa chứng tả lị;
- Chữa táo bón;
- Điều trị rối loạn tiêu hóa;
- Trị ho và ho có đờm;
- Chữa đau họng;
- Kích thích sản sinh và duy trì Estrogen;
- Kích thích khả năng sinh sản;
- Chữa đau nhức xương khớp;
- Giảm cholesterol xấu trong máu;
- Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh;
- Chống ung thư.
6. Tính vị
Cây mật gấu có vị đắng, tính bình. Cây không gây ngộ độc, gây tử vong cho động vật qua các nghiên cứu lâm sàng.
7. Liều dùng và cách dùng
Liều dùng của cây mật gấu còn tùy thuộc vào từng bài thuốc. Nếu chỉ tiêu thụ mỗi cây lá đắng, bạn không nên dùng quá nhiều. Liều lượng khuyên dùng là 10g/ngày. Tuy nhiên, đây không phải là liều dùng áp dụng cho tất cả mọi người. Mỗi người sẽ có một cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh khác nhau. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ về số lượng nên dùng trong một ngày, một tuần.
Nếu lạm dụng thảo dược, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp của cây lá đắng là táo bón, hạ huyết áp,…
Cây lá đắng có nhiều cách dùng, có thể dùng tươi hoặc dùng khô, nấu canh, ngâm rượu, sắc nước uống,…
8. Bài thuốc
Cây mật gấu Nam được ứng dụng trong một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường (loại 2) số 1: Tính đắng trong lá cây mật gấu có thể điều hòa, làm giảm lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường. Người dùng có thể phơi khô lá mật gấu, sau đó dùng 10g hãm với nước sôi. Uống thuốc thay cho nước trà mỗi ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường số 2: Uống nước ép của lá mật gấu cũng là cách điều trị bệnh. Người dùng có thể cho 5 – 6 lá mật gấu vào máy xay sinh tố, cho thêm một ít nước lọc. Xay nhuyễn, lọc lấy nước để sử dụng.
- Bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp: Rửa sạch và thái nhỏ thân cây, mang đi phơi khô. Sau đó, mang cây mật gấu đã phơi khô đi ngâm rượu trắng. Ngâm cho đến khi rượu chuyển sang màu vàng thì có thể dùng được. Uống một lượng nhỏ mỗi lần dùng.
- Bài thuốc trị ho, ho có đờm, đau họng: Rửa sạch lá trước khi dùng. Nhai một hoặc hai lá cây mật gấu tươi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì. Không nên lạm dụng dược liệu.
- Bài thuốc giải độc, bảo vệ gan thận, tăng cường sức khỏe: Người dùng có thể phơi khô lá cây, hãm với nước sôi, uống mỗi ngày.
9. Lưu ý
Khi sử dụng các bài thuốc từ cây mật gấu (lá đắng) để trị bệnh, người dùng nên chú ý một số điều sau:
- Người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ cây mật gấu. Các bài thuốc này có thể sẽ không phát huy hiệu quả ở nhiều trường hợp bệnh nhân. Nguyên nhân của điều này là do cơ địa, mức độ bệnh,… của mỗi người là khác nhau.
- Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để khai báo.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ dược liệu, thảo mộc thường đến chậm, người dùng cần kiên trì sử dụng.
- Không sử dụng, tiêu thụ cây mật gấu với số lượng vượt khuyến cáo. Bạn có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như táo bón, hạ đường huyết, hạ huyết áp,… nếu dùng quá liều. Cách xử lý là giảm liều dùng hoặc tạm ngưng sử dụng. Nếu tình trạng trên còn kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Cây mật gấu có tác dụng làm hạ huyết áp, nên người có huyết áp thấp không nên dùng.
- Trường hợp phụ nữ có thai không nên dùng lá mật gấu vì dễ dẫn đến sẩy thai.
- Các chuyên gia khuyên rằng, dùng các bài thuốc từ lá mật gấu chỉ là một liệu pháp hỗ trợ điều trị. Người dùng không nên tự ý bỏ thuốc tây, thuốc chữa bệnh đặc hiệu. Cần tuân thủ theo chỉ dẫn kết hợp thuốc đông y và tây y của bác sĩ.
- Bên cạnh việc điều trị bằng các bài thuốc từ lá mật gấu, người dùng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Duy trì một lối sống lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan.
Tóm lại, cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng là một vị thuốc, một dược liệu trong y học dân gian, đông y. Người bệnh cần có sự tư vấn, chỉ dẫn cụ thể từ các chuyên gia sức khỏe như lương y, bác sĩ y học cổ truyền, chuyên viên y tế,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Cây chùm ngây: Công dụng, bài thuốc và một số lưu ý
- Cây thiên niên kiện: Mô tả, tính vị, công dụng và các bài thuốc
Từ khóa » Cây Mật Gấu Có Mấy Loại
-
Cây Mật Gấu - Hình Ảnh, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh ...
-
Cây Mật Gấu Có Mấy Loại Và Công Dụng Của Chúng
-
CÂY MẬT GẤU CÓ MẤY LOẠI... | Facebook
-
Cây Mật Gấu: Đặc Điểm, Công Dụng Và Ccách Dùng Hiệu Quả
-
PHÂN LOẠI VÀ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA CÂY MẬT GẤU
-
Phân Biệt Cây Mật Gấu Và Cây Lá đắng - Đông Y Phú Vân
-
Cây Mật Gấu (cây Lá đắng) Có Tác Dụng Gì đối Với Sức ... - Hello Bacsi
-
Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Của Cây Mật Gấu - Vinmec
-
Cây Mật Gấu - Công Dụng, Cách Sử Dụng Và Những Lưu Ý Cần Thiết
-
Cây Mật Gấu - Công Dụng Chữa Bệnh Và Cách Sử Dụng Vị Thuốc
-
Xin Bác Sĩ Cho Biết Tác Dụng Của Cây Mật Gấu? - Benh Vien 108
-
Cây Mật Nhân Và Cây Mật Gấu Khác Nhau Thế Nào?
-
Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Chữa Trị Bệnh Gì đối Với Sức Khỏe?