Cây Máu Chó - Dieutri.Vn
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là muscadier à suif.
Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms).
Thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.
Tên là máu chó vì khi chật cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mô tả cây
Cây máu chó
Cây to, cao, có thể tới hơn 10m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, khi chín thì nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây máu chó mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong tài liệu cũ thường chỉ kể Nam và Trung bộ, nhưng thực tế chúng tôi thấy máu chó rất phổ biến ở miền Bắc. Ngoài ra chúng tôi thấy máu chó ở Miến Điện, Thái Lan, Cămpuchia.
Vào tháng 9-10 người ta thu hoạch hạt. Quả máu chó khi còn non có màu xanh, lúc về già có màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt. Khi quả còn non áo hạt màu hồng nhạt, dính sát váo hạt, khi già áo hạt màu đỏ sẫm, bóc được dễ dàng.
Người ta dùng nguyên cả hạt máu chó hay ép lấy dầu mà dùng.
Thành phần hoá học
Trong hạt máu chó có 7-10% độ ẩm, 1,5-2% chất vô cơ, 24-28% chất béo, 8% chất prôtit, 4- 5% chất đường, 22-26% tinh bột, ngoài ra còn xenluloza và một số chất khác không xác định được và một số men như men invectaza, amylaza và photphataza.
Dầu hạt máu chó là một thứ dầu màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất nhầy, tỷ trọng ở 26° là 0,94, chỉ số khúc xạ ở 26° là 1,483, chỉ số axit 90.2, chỉ số xà phòng 196,10, chỉ số Iôt 59,55, phần không xà phòng hoá được 1,14%. Trong phần không xà phòng hoá được có Phytosterol và lecxitin.
Công dụng và liều dùng
Hạt máu chó được nhân dân ta dùng làm chữa ghẻ. Trước đây làng Tiên Hội (Bắc Ninh) chuyên môn sản xuất một loại thuốc ghè nổi tiếng gọi là thuốc ghẻ Tiên Hội. Cách chế biến như sau: Giã chừng 100kg hạt máu chó, sẩy bỏ vỏ, lấy nhân giã cho nhuyễn, thêm muối đã rang thật khô chừng 10kg, trộn đều. Dùng chõ đồ như đồ xôi, dùng cây ép lấy dầu. Do cách ép thủ công, nên hiệu suất chừng 15-20%.
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng. Cần bôi thật mỏng, nếu dùng nhiều quá, có thể mưng nhiều hơn.
Còn một hình thức nữa dùng như sau: Cân chừng 50g hạt máu chó, giã thật nhỏ, sẩy bỏ vỏ, trộn với chừng 200ml rượu trắng (chừng 35-40%) đun sôi trên bếp than cho đến khi được một hỗn hợp sền sệt thì thôi. Rửa nốt ghẻ cho bong vẩy, bôi ngay dầu còn hơi nóng, bôi thật mỏng, ngày hôm sau lại tắm thật sạch bằng xà phòng, bôi một lần nữa. Thường chỉ 3 lần là khỏi. Trị ghẻ ruồi rất công hiệu.
Chú thích:
Có nơi gọi hạt cây đại phong tử Hydnocarpus anthelmintica Pierre là hạt máu chó, cây này nhân dân tại nhiều vùng thường dùng chữa bệnh hủi.
Từ khóa » Cây Máu Chó Là Gì
-
Công Dụng Của Cây Máu Chó - Chi Tiết Bài Viết
-
Cây Máu Chó - 7 Công Dụng, Thành Phần, Cách Nhận Biết Và Cách ...
-
Hình ảnh Và 5 Tác Dụng Của Cây Máu Chó - Ha Tien Venice Villas
-
Vị Thuốc Máu Chó | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Máu Chó Bắc Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
CỎ MÁU CHÓ – THẦN DƯỢC CHO PHỤ NỮ
-
Cây Máu Chó (huyết đằng, Si đỏ) Và 6 Bài Thuốc Chữa Mụn Nhọt, Hủi ...
-
Cây Máu Chó Là Gì - Thả Rông
-
1 Công Dụng Sát Trùng Tiêu độc Từ Cây Máu Chó - Tam Thất Việt
-
Cây Máu Chó Là Gì - Hàng Hiệu
-
Cây Máu Chó - Đông Y Thiên Lương
-
5 Tác Dụng Của Cây Máu Chó
-
Cây Máu Chó Là Gì - Cùng Hỏi Đáp