Cây Me Tây - Cách Trồng Và Chăm Sóc Chi Tiết Tại Nhà - IuHoa
Có thể bạn quan tâm
Me tây là một loài cây đô thị khá phổ biến ở nước ta. Cây phân bố rộng rãi khắp các vùng miền trên cả nước. Không chỉ cao to, tán rộng, cho bóng mát tốt, mà cây còn có hoa mang màu sắc nhã nhặn, hài hòa rất ưa nhìn. Cây có thể thích nghi với mọi điều kiện môi trường khác nhau mà không tốn quá nhiều công chăm sóc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về loài cây này đến bạn nhé!
Tên gọi và nguồn gốc của cây me tây
Phải nói me tây có nhiều tên gọi vô cùng, ngoài cái tên me tây, cây còn có những tên gọi khác như cây muồng tím, muồng ngủ, cây còng,… Bên cạnh tên tiếng Việt, tên tiếng Anh của cây cũng nhiều vô kể, có thể kể đến các tên phổ biến như Saman, Rain tree, Monkey pod, Filinganga,… Cây có tên khoa học là Samanea saman, thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales).
Được biết, cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ở châu Mỹ, xuất hiện nhiều ở Colombia, Venezuela, Mexico, Peru và Brazil. Ngoài khu vực này, các quần đảo Guam, Hawaii, Marshall, Samoa, Saipan, Palau cũng là những nơi đầu tiên xuất hiện cây me tây. Cây được đưa vào nước ta đã khá lâu, ở những năm đầu thế kỷ 19. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi khắp các tỉnh thành dọc ba miền nước ta và trở thành một loài cây cảnh đô thị phổ biến.
Đặc điểm thực vật của cây me tây
Me tây là một loài cây thường thấy ở nước ta. Cây thường được trồng làm cảnh ở các vỉa hè ở dọc đường đi, các khu đô thị,… Về đặc điểm hình thái, me tây là loài cây thân gỗ cao lớn, chiều cao trung bình của cây khoảng 7 – 15m, ở những khu vực tự nhiên như rừng rậm sâu, nhờ vào đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu thích hợp, cây có thể cao đến 20 – 40m. Đường kính của thân cũng khá lớn, trung bình mỗi cây trưởng thành có đường kính thân khoảng 0,5m. Phần gốc cây thường to hơn phần thân, bè ra giống gốc cây đa. Vỏ của thân cây xù xì, có màu xám trắng thô ráp. Thân me tây có vân cây rất đẹp nên rất được ưa chuộng trong khai thác, chế biến đồ dùng mỹ nghệ. Thoạt nhìn từ xa, những cành nhánh, tán lá của cây xòe rộng, bao phủ cả tầng thân trên của cây, nhìn cây me tây lúc này như những cây nấm khổng lồ vậy.
Lá cây me tây là dạng lá kép hình lông chim, có nhiều lá mọc đối xứng hai bên xương lá. Lá có màu xanh lục bóng mượt, chắc khỏe với bề mặt lá trơn nhẵn. Lá cây me tây rất giống với lá cây me ta mọc phổ biến ở nước ta, mình đoán là cũng chắc bởi lý do này mà cây có tên gọi là me tây.
Dù là loài cây bóng mát lấy gỗ nhưng me tây có hoa rất đẹp. Hoa me tây thường mọc thành cụm, có kích thước nhỏ, mang màu hồng phấn hoặc tím nhạt. Hoa được cấu thành bởi các cánh hoa hình lông, tạo nên chùm hoa bồng bềnh, duyên dáng, trông về màu sắc và hình dáng khá giống hoa trinh nữ. Vào mỗi mùa hoa nở, kèm với vẻ đẹp sẽ là một mùi hương nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian.
Cây me tây cũng có quả, quả dài, dẹt và có màu đen. Trong mỗi quả có hạt và xung quanh là có phần cơm quả với chất dính, dẻo bao quanh có thể ăn được, nhưng chỉ thường được dùng làm thức ăn cho gia súc thôi.
Công dụng khi trồng cây me tây
Với tán lá rộng, khả năng tạo bóng mát tốt, cây me tây rất được ưa chuộng làm trồng cây cảnh trang trí khuôn viên công cộng và sân vườn gia đình, loài cây này còn được ưa chuộng bởi khả năng tạo cảnh quan rất tốt và cây ít bị trốc đổ khi có gió bão. Với kích thước to lớn, cây thường được chọn trồng ở vỉa hè, công viên hoặc các khu dân cư lớn…
Gỗ của thân cây tốt về chất lượng và đẹp về vẻ ngoài của gỗ nên rất được ưa thích chế tác các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, thường được dùng làm bàn ghế, tủ hay cả điêu khắc tranh mỹ nghệ. Bên cạnh đó, quả và lá của cây me tây có chứa đến 13 – 18% protein nên đây là nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho gia súc. Ở Việt Nam thì mình chưa thấy bao giờ nhưng ở các nước khu vực Mỹ Latinh, quả cây me tây còn được dùng để chế biến các loại nước giải khát, như me đá ở nước ta vậy.
Ở một số quốc gia, cây me tây còn thường được dùng trong y học. Tiêu biểu như tại Philippin, vỏ và lá cây me tây được dùng trị bệnh tiêu chảy, tại Venezuela rễ cây dùng để điều chế thuốc trị bệnh ung thư dạ dày, tại Ấn Độ hạt được dùng để nhai trị vết thương ở cuống họng.
Cách trồng cây me tây
Cây me tây có hạt nên có thể trồng từ hạt, nhưng quá trình từ lúc cây nảy mầm đến lúc trưởng thành rất lâu, có khi phải mất đến hơn 10 năm, vả lại tỷ lệ thành công khi trồng cây bằng hạt cũng không cao nên phương pháp này không được ưa chuộng. Hiện nay, trên thị trường đã có khá nhiều nơi bán cây giống me tây với giá thành vừa phải, do đó nếu bạn muốn trồng một cây me tây tạo bóng mát thì mình nghĩ bạn nên mua cây giống từ nhà vườn để đảm bảo tỷ lệ sống cao và rút ngắn thời gian từ lúc cây con đến khi trưởng thành.
Khi chọn cây giống, bạn cần chọn cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, thân cây cứng cáp và lá xanh tốt. Trước khi trồng cây, bạn nên đào hố, làm đất và bón lót trước cho đất để khi cây bén rễ thì có ngay chất dinh dưỡng cho rễ cây hút nuôi cây. Tùy vào kích thước của cây giống mà bạn đào hố cho phù hợp, kích thước hố đất nên rộng hơn kích thước bầu cây, thường sẽ đào hố sâu và rộng khoảng 40x40cm. Trong quá trình đào hố nên loại bỏ các phần sỏi đá lẫn trong đất, sau đó bón lót cho đất. Hỗn hợp dùng để bón lót nên là phân chuồng hoai mục, tro trấu, xơ dừa,… rải đều xuống phần hố đã đào, một lớp dày khoảng 10 – 20cm.
Sau khi bón lót khoảng 1 tuần, bạn đặt cây vào hố sao cho phần bầu đất nằm trọn trong hố, sau đó vun đất và nén chặt mặt đất xung quanh cây sao cho cây thật chắc chắn, không bị nghiêng ngả. Sau khi trồng trong lưu ý nhớ tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây. Khoảng 2 – 3 tuần là cây đã bắt đầu quen với môi trường mới và phát triển bình thường rồi.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây me tây
Về nước tưới
Cây me tây chịu hạn cũng như chịu nước khá tốt. Bạn có thể tưới nước cho cây với tần suất 1 lần/ ngày vào buổi chiều tốt, hoặc nếu không có thời gian thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần cũng được nhé. Không để bề mặt đất quá khô, cây bị héo là được.
Về ánh sáng
Cây me tây là loài cây tự nhiên nên phát triển tốt nhất dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ. Vì cây có kích thước cao lớn nên ưu tiên trồng cây ở những không gian rộng, đầy đủ ánh sáng để có đủ khoảng không cho cây phát triển.
Về phân bón
Bạn nên bón phân cho cây định kỳ 4 – 6 tháng một lần, ngoài phân hữu cơ, phân vi sinh thì nên bón thúc thêm NPK và phân KCL để giúp cây phát triển tốt, cứng cáp hơn, mỗi lần bón dùng một lượng khoảng 0,1 – 0,3kg bạn nhé.
Cây me tây có tán lá xum xuê, cho hoa đẹp lại mang mùi hương nhẹ nhàng, ít gặp sâu bệnh hại nên rất thích hợp để trồng làm cây tạo bóng mát, Khi trồng bạn nên tìm hiểu trước về cây để có thể chăm sóc cây tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công ^^.
Một số hình ảnh khác của cây me tây
Nguồn tham khảo thông tin:
1. http://blogcaycanh.vn/cay_canh/d/me-tay-muong-ngu-muong-tim-cong
2. https://hoadepviet.com/chia-se-kien-thuc-ve-cay-me-tay-co-the-ban-chua-biet/
Từ khóa » Cây Me Nở Mùa Nào
-
Cách Trồng Cây Me - Tán đẹp Mê Ly - Quả Sai "chĩu" Cành - Tiêu đề ...
-
Thành Phần Của Quả Me Là Gì? Có Vào Mùa Nào? Có Tốt Không?
-
CÂY ME
-
Tìm Hiểu Về Cây Me Và Kinh Nghiệm Chăm Sóc - AGRIMARK .VN
-
Cây Me Cây Giống Me Tại Học Viện Nông Nghiệp
-
Cây Me - Cây Bóng Mát Cho Quả Ngon Mang Giá Trị Kinh Tế Lớn
-
Nhớ Những Mùa Me - Báo Bình Thuận
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Me
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Me Tây- Lợi Ích Từ Cây Me Tây
-
Cách Chăm Sóc Cây Me Trồng Trong Chậu
-
Cây Me Tây - Cây Xanh Đại Phú Gia
-
Cây Me Trồng Nhiều ở đâu? Hướng Dẫn Cách Trồng Me Bằng Hạt Cho ...
-
Chia Sẻ Kiến Thức Về Cây Me Tây Có Thể Bạn Chưa Biết - Hoa đẹp