Chia Sẻ Kiến Thức Về Cây Me Tây Có Thể Bạn Chưa Biết - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tại các thành phố lớn, chúng ta dễ dàng bắt gặp Cây Me Tây được trồng dọc trên các tuyến phố với tán lá rộng, chùm hoa hồng nhạt đẹp, và mùi thơm nhẹ nhàng. Loại cây này thích hợp để trồng làm bóng mát, cải tạo cảnh quan đô thị, ngoài ra chúng còn rất nhiều công dụng khác. Điều này giải thích tại sao chúng lại được ưa chuộng như vậy. Thế nhưng rất nhiều người đi đường lại không biết và thắc mắc cây này là gì mà đẹp thế. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả những thông tin về loại cây này để bạn tham khảo

Giới thiệu về Cây Me Tây tên khoa học

Cây Me Tây thường được trồng để che bóng mát và làm đẹp cảnh quan đô thị. Loại cây này được trồng phổ biến tại các khuôn viên, khu đô thị, khu dân cư, bệnh viện, trường học, biệt thự nhà vườn… Cây Me Tây thường được gọi với những tên khác là Cây Còng, Muồng Ngủ, Cây Mưa, Muồng Tím và có tên khoa học là Samanea Saman.. Đây là một loại cây thực vật thuộc họ nhà Đậu, có nguồn gốc ở Châu Mỹ và được phân bổ rộng khắp tỉnh thành Việt Nam.

cay-me-tay

Hình ảnh cây me tây được trồng làm cây bóng mát

  • Cây hoa nguyệt quế – cách trồng và chăm sóc
  • Cây tếch – Cây công trình làm bóng mát đẹp mắt

Những lợi ích công dụng của Cây Me Tây

Cây Me Tây được trồng chủ yếu ở Việt Nam và có rất nhiều công dụng khác nhau nhưng chủ yếu được dùng để che bóng mát. Cây Còng có hình dáng và thế cây đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, hoa màu tím nhạt và tán lá rộng. Ngoài công dụng để che bóng mát ra, thì Cây Còng còn có nhiều công dụng khác. Cụ thể là:

  • Cây Mưa giúp cải thiện cảnh quan: Đây là loại cây sinh trưởng nhanh có tán lá rộng và đẹp, chủ yếu được dùng để làm cây che bóng mát. Vì thế, Cây Mưa được trồng chủ yếu ở chung cư, biệt thự, nhiệt phố liền kề, bệnh viện, trường học, các tuyến đường phố…Nếu loại cây này được trồng ở ven hàng rào biển sẽ giúp chắn gió và bão cát ở vùng ven biển Miền Trung.
  • Cây Me Tây được dùng làm đồ ăn cho gia súc hoặc làm thuốc. Theo quan niệm dân gian, lá cây và vỏ cây được dùng để làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, còn rễ cây dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hay vết thương ở cuống họng.
  • Cây Còng được dùng để chế tác đồ gỗ hoặc một số đồ gia dụng trong gia đình như tủ, giường, bàn ghế…Loại cây này còn được chạm khắc hoặc thảm đồ lưu niệm như đồ trang trí trên tường, muỗng, thìa và nĩa…Ngoài ra, trái cây có chứa lượng protein dồi dào và được làm thức ăn cho gia súc như cừu, bò, dê…Ở Latinh còn dùng quả Cây Còng làm nước giải khát.
cay-me-tay-

Hình ảnh cây me tây được trồng ăn quả

Đặc điểm sinh học của Cây Me Tây

Đặc điểm hình thái của cây me tây

  • Thân – lá và tán lá: Thân Cây Me Tây cao và lớn từ 15m đến 25m, thậm chí ở điều kiện thích hợp loại cây này còn cao 50m. Tán lá và đường kính của lá rộng khoảng 30m. Vỏ cây màu đen, còn lá cây hình kép lông chim mang từ 6 hoặc 16 cặp lá nhỏ, trước khi mặt trời lặn hoặc trời mưa thì lá ngủ.
  • Quả – hạt và hoa: Hoa mọc thành từng cụm, hoa nhỏ có màu tím nhạt hoặc màu hồng, khi nở hoa bung rất đẹp và mùi thơm dịu nhẹ. Quả dẹt màu đen, hạt dài khoảng 10 hoặc 15cm có cơm dính

Đặc điểm sinh lý, sinh thái  của cây me tây

  • Cây Mưa có tốc độ sinh trưởng nhanh
  • Phù hợp với mọi thời tiết  từ môi trường khắc nghiệt ở đồi núi, vùng trung du đến thời tiết ven biển. Đặc biệt, Cây Mưa có khả năng chịu hạn tốt và thích ứng với lượng mưa dưới 3000mm
  • Công dụng được dùng để làm cây che bóng mát, giúp cảnh quan đẹp và còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh,  thức ăn gia súc.
cay-me-tay-1

Hình ảnh cây me tây kết quả

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Cây Me Tây

Kỹ thuật trồng cây Me Tây

  • Sau khi bạn lựa chọn được Cây Me Tây đạt tiêu chuẩn thì đào hố để trồng. Nên đào hố sâu và rộng 40x40cm và mật độ khoảng 7m x 8m. Ở dưới đáy hố bạn lên dải lớp chất hữu cơ khoảng 20- 25 cm.
  • Sau đó, đặt cây vào hố rồi vun đất xung quanh mặt cây rồi tưới nước. Để có thể giữ cho cây không bị bật gốc hoặc lung lay thì bạn dùng dây cố định nhé.
  • Để cây phát triển tốt thì bạn nên chú ý chăm sóc trong khoảng 3 năm đầu như tưới nước, tỉa cành, bón phân, bảo vệ cây khỏi tác hại của sâu bệnh và con người.

Chăm sóc Cây Me Tây

  • Nên bón phân  2 lần trong 1 năm, mỗi 1 đợt thì nên bón 0,1kg đến 0,3kg phân NPK và phân KCL. Số lượng phân bón sẽ tăng dần theo độ tuổi của cây. Để cây phát triển tốt thì lúc trồng bạn phải bón nhiều phân hữu cơ để giúp tạo chất dinh dưỡng cho Cây Mưa
  • Chủ động phòng ngừa sâu bệnh
cay-me-tay-2

Hình ảnh cây me tây mới được trồng và chăm sóc

Các lưu ý về phòng trừ sâu bệnh Cây Me Tây

Cây Me Tây tuy có khả năng chịu nước cao nhưng là loại cây rất dễ bị sâu bệnh ăn lá và đục thân. Vì thế, khi trồng các bạn nên sử dụng loại thuốc Vibasu để bón gốc cây hoặc dùng Diazan, Karate và Anvil hòa với nước để xịt lá và thân cây.

Ngoài ra, nguồn nước cùng là điều vô cùng quan trọng cho Cây Mưa và các loại cây khác nói riêng. Do đó, bạn nên dùng nước sạch để tưới cây, tuyệt đối không được dùng nước ao, nước sông để tưới cây, bởi nồng độ độ phèn cao không tốt cho cây. Trên đây là tất cả các kiến thức về Cây Me Tây có thể bạn chưa biết, hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thêm kiến thức về loại cây này. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm các cây bóng mát mùa hè tại: https://hoadepviet.com/cay-bong-mat/

Từ khóa » Cây Me Nở Mùa Nào